Thứ nhất mình thấy trong kinh Kim Cương mà thầy hay nhắc đi nhắc lại là: Không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí, phải hông? Thì không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp đó là trí huệ, và bố thí đó là hạnh BồTát. Chớ không phải là không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp là chấm dứt đâu. Rồi ngài Pamassamava có nói: Cái thấy thì từ trên đỉnh núi đi xuống (cái thấy tánh Không), còn hạnh thì từ dưới chân núi đi lên. Thành ra bên thiền hay nói là: “Hạnh giải tương ưng” là vậy. Hạnh là cái hạnh của Bồ Tát, giải là cái hiểu, hai cái đó phải tương ứng, tương ưng với nhau.
Mình tụng kinh Duy Ma Cật có rất nhiều đoạn nói như vậy. Ví dụ như: “Giải thoát là đạo tràng vì không khởi ý phân biệt vậy”, không phân biệt là trí huệ đó, nhưng mà: “Phương tiện là đạo tràng vì giáo hóa chúng sanh vậy”.
Ngay phẩm Bồ Tát hạnh cũng vậy: “Không hết hữu vi”, là không hết sanh tử, bởi vì không hết sanh tử mới độ chúng sanh được. Nhưng mà “không trụ vô vi”, trụ vô vi là trụ niết bàn, nếu mình trụ vô vi là mình phải bỏ hữu vi, mà bỏ hữu vi là bỏ sanh tử, bỏ chúng sanh. Thành ra là: “Giáo hóa chúng sanh không hề mệt chán, chủ động vào những tái sanh mà không sợ hãi”.
“Ra khỏi ấm, nhập, giới, mà gánh vác chúng sanh; vĩnh viễn làm cho họ giải thoát” Thành ra ra khỏi ấm giới nhập đó là trí huệ. Nhưng mà gánh vác chúng sanh, chớ không phải là không có ấm giới nhập rồi đi luôn đâu.
_Câu này con hơi thắc mắc, nghĩa là ở chỗ không trụ vô vi tức là mình vẫn ở trong hữu vi nhưng mà mình phải trụ vô vi chớ thầy? Tức là Bồ Tát phải ở hai mặt đó luôn. Chớ mình ở trong hữu vi hoàn toàn thì mình bị cuốn luôn.
_Trong này nó nói không hết hữu vi nè. Không hết hữu vi là không hết sanh tử, nếu như trụ hẳn vô vi thì đó là trụ Niết bàn thì đó là mất sanh tử, mất chúng sanh. Mà không hết hữu vi là vậy đó, hữu vi thì không bao giờ hết. Thành ra cái hạnh của Bồ Tát là không thể nói được, hữu vi không bao giờ hết.
Còn như Nghĩa nói nếu như mình không hết hữu vi mà mình phải trụ vô vi phải hông? Nghĩa là cái tâm của mình phải trụ vô vi chớ gì? Nếu mình trụ trong vô vi càng ngày càng giải thoát cho tới anh tới cấp bậc A la Hán là anh đi luôn.
Người ta nói không trụ trong vô vi nghĩa là người ta nói mình không có ở trong vô vi, không ở trong Niết bàn, bởi vì ở trong Niết bàn thì coi như đứt mất với sanh tử, thì nó không có độ chúng sanh được nữa.
Nói như nghĩa là kinh nói không hết hữu vi, nhưng mà một vị bồ tát không hết hữu vi, nghĩa là đối với họ làm gì có hữu vi mà hết? Sắc tức thị không làm gì có hữu vi? Thành ra nói đây là nói cho mình chớ không phải là nói cho ai hết, không hết hữu vi, là đối với một vị Bồ Tát thì không có hữu vi!
Thành ra nói không hết hữu vi có nghĩa là nói cho mình đây, kinh này nói cho mình chớ đâu phải nói cho mấy vị đó, rồi không trụ vô vi là vậy, là mình không có đi hẳn vào vô vi luôn.
Không trụ vô vi là khuynh hướng của mình, khuynh hướng chúng sanh của mình là ưa trụ vô vi, ưa thiền định, ưa đắm chìm trong thiền định, không ưa tiếp xúc với người đời. Trong kinh nói rất rõ ràng.
Trong đó còn nói thấy nơi các trạng thái nhập thiền định xem như đia ngục nữa mà! Bởi vì cái tính mình là tính vô vi, ưa cái yên thôi. Đừng có anh nào chạm tới tôi hết, rồi tôi cũng không muốn đụng chạm tới ai. Đó là trụ vô vi đó. Anh phải đụng chạm, vì lòng từ bi mà anh phải đụng chạm!
Hữu vi là một bệnh rất nặng, mà vô vi cũng là một bệnh rất khó chữa, chớ không phải là dễ đâu, ai cũng muốn yên thân hết. Ngoài đường thiếu gì cảnh, thấy người ta té xe nằm đó, mình cũng đứng dòm dòm rồi mình bỏ đi. Nhảy xuống thì sợ mất xe, sợ chở nó vô bệnh viện nó tưởng mình là người tông nó… đủ thứ phiền phức, thôi kệ, đứng dòm thôi. Đó là trụ vô vi đó.
_Trụ vô vi chắc ăn hơn! (Mọi người đều cười)
Thành ra kinh điển là nói vậy đó, để cho mình thấy đây là những cái bệnh, hữu vi là một cái bệnh, ham hữu vi quá cũng chết, mà ham vô vi quá thì cũng không thành giác ngộ nổi.
_Thực tế thì có ham vô vi đó thầy, người ta ngồi thiền thấy thanh tịnh yên yên là người ta cứ ngồi đắm mình trong trạng thái đó hoài.
_Có những người thầy biết chớ, có người họ tới đây giờ nào họ thích thôi, chớ họ không chịu khó vì chúng sanh, chịu khó thêm một hai tiếng nữa họ không làm. Thành ra chịu khó vì chúng sanh nó khó lắm. Tâm Bồ Tát là chịu khó,
_ Vì chịu khó nó khó chịu!
_Đúng, chịu khó nó khó chịu, Mà trụ vô vi nó đầy dẫy hết, đừng có nói cao xa, đừng nói thiền định gì hết, thầy thấy ít người chịu khó lắm, phải hông? Mình tới giờ nào mình thích mình tới, còn không thích thì thôi, trong Bồ Tát giới chỗ nào mà có thuyết Pháp Đại thừa là mình phải tới nghe thôi. Thầy thấy có nhiều ông, tới giờ tụng kinh là ông lặn mất. Dầu cho họ có hơn kinh điển đi nữa, thứ đó họ biết họ không cần nghe, thì mình cũng vì chúng sanh một chút, mình ở lại một chút, mình tụng cho xong.
Thành ra mình nói cái miệng mình, nhưng mà toàn là cho mình là chính. Mình ăn mình ăn cho mình, mình ngồi thiền mình ngồi thiền cho mình, mình tới cái pháp hội cũng cho mình thôi. Mình thấy không cần thiết là không tới nữa, thành ra cái hạnh Bồ Tát nó rất là khó.
Mình thấy cụ thể những vị Tây Tạng một ngày họ làm việc bao nhiêu tiếng? Có nhiều ông qua đây, đổi khí hậu cũng ho hen tùm lum nhưng mà họ vẫn làm việc. Còn mình vì chúng sanh là chuyện khó lắm chớ không phải dễ, mình ráng thêm mười lăm phút vì chúng sanh cũng khó lắm. Trong khi vì mình thì mình sẵn sàng 24/24.
Cho nên cái hạnh Bồ Tát là nó đưa mình vô trong cái thật. Trong đó nó định nghĩa Bồ Tát rất hay: nói được làm được. Nói đúng như làm không phải chuyện dễ, làm đúng như nói không phải chuyện dễ. Mình nói thì bao la phát bồ đề tâm đồ, như thầy đây thầy thấy, mình chịu khó với người ta một chút xíu mình thấy cũng không ưa.
Bồ Tát trong kinh điển nó định nghĩa là: người bạn không mời mà đến. Anh thấy bổn phận anh phải tới là anh tới. Nói quanh đi quẩn lại, pháp là pháp cho mình thôi. Mình tu là mình tu cho mình, mình hiểu pháp, mình biết pháp, mình ngộ pháp nữa đi, thì cũng ngộ cho mình thôi chớ còn không có ngộ vì người khác.
Thành ra hạnh Bồ Tát nó rất thực tế và nó ngược với cái luôn luôn thu vén của mình. Bây giờ người ta gọi là thu vén đó. Mình quen thu vén rồi mở ra mình mở không được. Dầu bây giờ mình hồi hướng chớ thiệt ra hồi hướng trên miệng thôi.
Hạnh Bồ Tát dòm thấy nó tầm thường vậy mà nó khó làm lắm. Bởi vì nó đi ngược với cái bản năng luôn thu vén của mình. Cái bản năng của mình là thu vô thôi chớ không có đưa ra.
Nó nằm trong từng cử chỉ, ví dụ thầy thấy Tây nó gọt cái gì nó gọt vô trong không hà, thầy quen gọt ra mình thấy nó gọt vô mình thấy luống cuống, lỡ trúng mình thì sao? Nó nằm trong cái gien rồi chớ không phải giỡn chơi đâu. Thành ra sắc thọ tưởng hành thức của mình đều thu vô hết, cho nên cái hạnh Bồ Tát để cho nó mở ra. Mà nó phải cụ thể chớ còn mình nói trên trời Bồ Đề tâm đồ, chớ còn khó lắm, phải cụ thể!
Nhiều khi mình dùng Phật giáo để bao che để biện hộ cho mình, mình không dám nói thẳng, phải hông? Nào là tôi thấy cái đó đâu cần thiết, tất cả pháp đều là Phật pháp mà! Nói tùm lum hết, tôi đi chơi cũng là Phật pháp thôi, mình ngồi chi với ông cho nó mệt, tháo mồ hôi, mồ kê, muỗi cắn…
Thành ra con người ta nó láu lĩnh lắm.
Tánh Hải Kính ghi
Trong chương 4 chúng ta đã nghiên cứu về tính chất các pháp nhân duyên sinh, là một phương diện trong khám phá của Đức Phật. Chương này khảo sát phương diện
5 tuổi, Katherine đã có thể tự gây dựng nên quỹ riêng nhằm hỗ trợ trẻ em Châu Phi chống lại căn bệnh sốt rét quái ác, cô bé Katherine khiến hàng
The Dharma Tongue This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness.Tenzin Gyatso,
NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆMTrong gần năm niên khóa 1970-1975 tôi làm Giám học và dạy học tại Trường Bồ Đề Vạn Ninh, thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi vào chùa Linh Sơn thăm
(TT&VH) - Mỗi năm ở Tây Tạng có biết bao lễ hội nhưng Tết Losar mừng năm mới Âm lịch vẫn là quan trọng nhất và được mong đợi nhất. Lo theo
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt