_Thưa thầy, thầy dạy lúc trước đến giờ con có một thắc mắc đó thầy? như nói tâm khi nó tịch diệt, thì nói tịch diệt tức là lúc đó tâm nó vắng lặng nó không có còn gì hết, nó chỉ là một sự trong sáng mà nó không có cả tư tưởng luôn nữa; có phải như vậy không, hay như cách thầy dạy, khi mình đã thấy được cái thấy rồi thì tự cái thấy nó có thể… mình thấy tận nguồn của nó rồi, tận nguồn là vàng thì lúc đó mọi khởi tưởng của tâm nó cũng là vàng?
Hai cách nhìn nhận tịch diệt đó, con thắc mắc là: người tu nói đến tịch diệt một là tịch diệt không còn khởi tưởng để giải thoát, hai là với một cái thấy từ thể chuyển thành dụng, khi đó dụng chính là thể; thì hai cái thấy đó có khác nhau không thầy?
_Thì nó khác chớ, nếu như mình sống trong nền tảng lâu ngày, và cái nền tảng đó vốn tịch diệt, nó vốn vô sanh cho nên những động tâm của mình cũng tịch diệt và vô sanh, mặc dầu mình có động tâm mình vẫn thấy bản chất tư tưởng nó khởi lên là gì, chớ không phải mình không có tư tưởng.
Bản tánh của một tư tưởng khởi lên dầu là thiện là ác gì đó không cần biết, cái bản chất của nó là tịch diệt, là vô sanh; chớ không phải tịch diệt là không có cái gì hết đâu; tịch diệt như vậy thành bức tường cho nó khỏe cho rồi. Bởi vì hồi xưa ngay thời đức Phật có nhiều ông hiểu sai về tịch diệt; ờ, ông muốn tịch diệt hả, mua cái thòng lọng là xong liền, tu hành chi cả đời cho nó khổ, phải hông?
Nó tịch diệt là bởi khi mình sống lâu trong cái nền tảng đó thì những cái gì của mình khởi lên cái đó đều tịch diệt hết; cũng như mình là đại dương sóng nào khởi lên cũng là nước của đại dương hết; bởi vì người ta hiểu là hiểu sai cái đó, vì tịch diệt là không có cái gì thì mình không thể nào sống ở đời này được hết. Một Bồ tát cũng biết đây là mình ăn cơm hay ăn sỏi chớ; đâu phải ông nói tôi cũng vô phân biệt, vô phân biệt rồi làm sao đây? Nhưng mà cái phân biệt của ổng, nên nhớ lúc đó người ta vẫn sống cuộc đời bình thường, người ta vẫn phân biệt, phải hông?
Bữa nào cả đoàn đi Cần Thơ là sao đây, phải đi xe lớn hay xe nhỏ, phải biết chớ, phải phân biệt chớ; lựa cái xe nhỏ dư bốn, năm người, để lại đây sao được? Phải biết phân biệt nhưng mà khi anh đã sống với cái vô phân biệt đó lâu rồi thì chính cái phân biệt đó vẫn là vô phân biệt!
Khi mà nó đã thành vàng rồi thì cái thứ gì, phân biệt hay động loạn gì, khởi niệm gì nó cũng là vàng hết; chớ không phải nói vô phân biệt là mình cứ trơ như cục đá là vô phân biệt đâu; khi mình sống cái nền tảng vô phân biệt đó đầy đủ rồi thì tất cả những phân biệt của mình nó cũng trở thành vô phân biệt.
_Con có câu hỏi tiếp câu hỏi của chú Hải, thì ngay cái trạng thái, ngay cái thầy nói đó là cái tâm khởi niệm, con nghĩ nó không có ba thời, sanh trụ diệt, và nó chuyển biến rất tự nhiên, nhưng mà con có thắc mắc là: như vậy cái nhân duyên nào, cái tư tưởng nó khởi lên đi, mặc dù mình thấy nó vẫn trôi tức là nó vẫn…
_Nhân duyên là cái nghiệp của mỗi người.
_Như vậy…
_Ví dụ như thầy, cái nghiệp của thầy ở đây thầy thấy cây là thầy khởi về cây thì nhiều, còn nếu ông nào mà ở thành phố, khởi là nhà cao tầng, có khởi là cảnh với tâm nó khởi; tâm gặp cảnh thì nó khởi, nhưng mà cái cảnh đó nó cũng là do cái duyên nghiệp của mình. Tâm của mình cũng khởi theo, nhưng mà cái vấn đề là mình phải đạt tới nền tảng, mình sống trong nền tảng đó thì dầu mình ở đây hay ở bên Mỹ nó cũng giống nhau, nó khởi khác nhau, nhưng mà cái nền tảng đó nó giống nhau cho nên nó vẫn giống nhau, phải hông?
Vấn đề là mình phải tham thiền thật sự, bây giờ thầy nói, mình có khi nào mà nghĩ cái ý tưởng của mình là vô niệm, là không có ý tưởng hông, là vô sanh hông, là không khởi hông? Thì mình phải ngồi thiền mà tìm cho ra, cái chuyện này là Phật nói chớ không phải thầy nói đâu. Trong kinh điển nói thì bây giờ mình phải tìm để mà tin, tin rồi phải chứng nghiệm nó, coi thử một cái ý tưởng của mình thiện hay ác không cần biết, nhưng mà nó vốn là không khởi, nó cùng một vị với trí huệ, có tin nổi không?
Mình phải tìm tòi, mình phải nghiên cứu, đó là thiền định, đó là thiền quán; cho tới khi mình xác chứng là tất cả mọi ý tưởng của tôi, nó xuất phát từ cái nền tảng vô sanh, cho nên ý tưởng tôi cũng không sanh, ý tưởng tôi nó loạn cả ngày vậy mà nó vẫn không động; ý tưởng không động chớ không phải cái tâm mình nó không động đâu, ý tưởng cũng không động!
_Phải thấy được cái gốc đó phải hông thầy?
_Mà muốn thấy được như vậy thì anh phải tìm tòi, đời này anh không làm, đời sau anh không thấy, không thấy… cho tới đời nào anh thấy được thì thôi.
Thiền quán hay thiền định gì đó, nó có thiệt hay không? Rồi lần lần mình thấy thiệt, thầy nói chỗ này có mấy con vi trùng gì đó, thì mình cứ lấy kính hiển vi mình dòm một chập thì mình bắt đầu thấy cái gì đó nó nhúc nhíc…Công phu tu hành của mình là để xác chứng lại những lời của Phật thôi, chớ không phải để làm gì hết, tạo ra cái gì hết, sự việc nó dĩ nhiên như vậy rồi, lâu nay mình cứ sợ cái tâm mình động, động là nó nghĩ tùm lum túa lua, nhưng mà khi anh đạt tới cái nền tảng, cái nguồn gốc của tất cả những tư tưởng, cái nguồn gốc đó nó không sanh diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm; cho nên những tư tưởng của anh nó cũng không tăng không giảm, không dơ không sạch…Mình phải tìm tòi, tìm cho tới nơi .
Tin là vậy đó, tin là anh phải chứng nghiệm thật sự, là anh tin hà. Còn bây giờ nói thì nữa tin nữa ngờ, mà khi chưa chứng nghiệm thiệt sự thì nói tin tin, ngồi đây thì thấy nó khởi chút chút, chớ ra khỏi đây thì nó khởi tùm lum hết.
Khi anh đã nhận ra cái bổn lai diện mục của nó rồi, thì nó chậm, nó chỉ khởi, và khi khởi cần thiết là mình phải nhìn ra, đừng có nghĩ mình phải tìm ra cái bản lai diện mục của tâm mình ở đâu, mà tìm ra bản lai diện mục của tất cả mọi sự.
Ý tưởng của mình, lâu nay nó là địch thủ đó, bây giờ coi coi nó có phải là địch thủ của mình không? Bằng cách là mình phải tìm cho ra cái bản lai diện mục của nó là gì? Mà khi mình thấy bản lai diện mục của nó, mình thấy rồi mình đâu còn sợ nó nữa; vậy đó, cũng như trong kinh nói, thấy biết sợi dây mà mình tưởng con rắn đó, thì mình dùng mọi biện pháp như mình lấy cái sào mình quơ nó đi, hay là cái gì đó, mình đập đập cho nó chạy, cho đến khi anh thấy tất cả mọi biện pháp đều vô ích thì anh thấy cái bản lai diện mục của con rắn chỉ là sợi dây thôi. Mọi cái đều là vọng tưởng, đó thành ra vậy.
Mình thấy cái bản lai diện mục của một ý tưởng là gì, anh chỉ cần thấy bản lai diện mục của một ý tưởng thôi, là anh biết bản lai diện mục của tất cả mọi ý tưởng mà lâu nay mình khổ tâm đó, tâm của mình nó trở lại hòa bình nó hết sợ.
Cái vấn đề là vậy đó, chớ đừng có tưởng tu là tu phớt phớt vậy, muốn tin thì mình phải nhìn thấy cho rõ, bây giờ thầy nói cái hư không này có làm trời gì nó cũng vậy thôi, bây giờ mình thử mình cứ viết bậy viết bạ hay là chửi thằng cha này, con mẹ kia đủ thứ, nó cũng vậy thôi; thì lúc đó mình mới chứng nghiệm thật là nó không ô nhiễm, chớ mình đừng có dùng chữ. Nó ô nhiễm là mình phải thấy vậy đó, rõ ràng mình cứ quan sát ngày hôm qua mình làm bao nhiêu chuyện nghĩ bao nhiêu thứ, bây giờ nó biến đâu mất hết rồi phải hông? Rõ ràng nơi tâm mình không ô nhiễm, mình phải thể nghiệm thật sự chớ còn mình cứ ngồi trên cái chữ nó ru ngủ mình, nó không ô nhiễm; ru ngủ, ru ngủ, rồi chết le lưỡi ra.
(Mọi người đều cười)
Mình phải chứng thực nó, tin là phải chứng thực nó, chớ không phải tin là tự mà mắt mình bằng những khẩu hiệu đó đâu.
Mình thấy ở đời này là chơi khẩu hiệu nhiều lắm rồi, phải hông? rồi tới phiên mình là không ô nhiễm cũng là một khẩu hiệu khác, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, cũng là một khẩu hiệu khác…
Mình phải thực hiện cái này, mình phải moi cho ra, tìm cho ra; không thôi như ở đời mình cũng sống bằng khẩu hiệu thôi; làm sao đây, sống sao nổi? Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng chẳng hạn, thì đó là những khẩu hiệu thôi, mình phải tìm cho ra, đừng có đem Phật giáo làm những khẩu hiệu nữa, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh vậy là đi ngủ, đến hồi le lưỡi lúc đó mới…
Mình thấy cái niềm tin của mình phải được xác chứng, phải được thí nghiệm bằng chính thân tâm của mình, bởi vậy bên Tây Tạng nói đạo không có ở đâu ở ngoài hết, đó chính là con đường đi của thân tâm mình, mình phải xác chứng phải thể nghiệm, lần đầu thấy tin mới sơ sơ, ra rồi vẫn sợ sợ, thì phải ngồi thiền tiếp làm tiếp, tư duy thiền định tiếp về nó cho tới khi mà mình thấy thật sự ra nhất định không phải con rắn, nhưng mà mới sơ thấy nó không phải là con rắn, mà cái tập khí bao nhiêu đời của mình là mình lo lắng; con rắn nó bất tỉnh vậy chớ mình tới gần nó vùng lên là mình tiêu. Mình phải thử đi thử lại thử tới thử lui, phải xác nhận nó là sợi dây từ đây thôi, mình phải xác nhận nó nhiều lần, làm đủ kiểu mà khi chắc chắn là sợi dây rồi thì cầm nó lên đem vô nhà cất nó để bữa nào dùng.
Thì tu hành là vậy thôi, mình phải xác chứng bằng chính kinh nghiệm của mình, chớ không cần ai biết hết, tôi chỉ biết con rắn chính là sợi dây thôi, thì đem đi cất; còn ai đó nói thằng đó nó bạo dạng dữ vậy, con rắn rõ ràng vậy nó cầm nó quơ quơ như vầy.
_Thầy dạy như vậy tự nhiên con có niềm tin.
_Thì vậy, tu hành của mình phải đầy đủ như ngoài đời, phải có ban thanh tra chính phủ, thanh tra, lâu lâu nhiều khi mình tự gạt mình, thấy phải thanh tra nó lại, để coi nó lời hay lỗ, nợ công bao nhiêu, chớ mình cứ nói bằng những khẩu hiệu thôi thì chẳng ăn nhằm gì hết. Phải làm việc thật sự, Phật giáo là vậy đó, bởi vậy người ta dùng cái chữ thân chứng là vậy; thành ra mấy vị thiền sư mới nói đó, rờ đây thì biết là lỗ mũi thôi, sự thật thì nó như vậy chớ có gì đâu mà lôi thôi; chớ anh đặt là Chân Như chân nhiếc gì cho mắc công.
Tánh Hải Kinh ghi
Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn ;LUNSFORD P. YANDELL (Nói về Zen Master Suzuki)Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất
BÌNH THƯỜNG TÂM LÀ ÐẠO(Trích từ Vô Niệm)Nguyên Hảo“Bình thường tâm thị đạo” đã được Mã Tổ tuyên bố lần đầu tiên. Và Mã Tổ đồng thời cũng tuyên bố rằng “Tâm
Người con mù của vua A-dục (Ashoka)Hai trăm năm sau ngày Phật Cồ-đàm nhập diệt, một viên tướng tên là A-dục (Ashoka) nắm quyền lãnh đạo Ấn Độ. Là một vị vua
Chiều này mình bắt đầu vô cái khóa hai mươi bốn tiếng, chủ đề: trực tâm là đạo tràng.Tu hành, mình phải biết đạo tràng là một cái gì đó trang nghiêm
_Thầy giảng các tư tưởng nó bình đẳng và nó đồng bản chất, con thấy có người nhìn tư tưởng để tu tập, còn một người nhìn tư tưởng rồi cho qua.
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt