Bây giờ mình muốn thấy tánh Không thì ít ra mình có cái quán tưởng sơ sơ tánh Không là gì?
Mình thấy kinh mà mình vẫn tụng hằng ngày là sắc tức thị Không, sắc tức là Không, vậy sắc tức là vật chất này nó là Không, phải hông? Mà tại sao nó là không? Nó sờ sờ đó tại sao nó không? Không này không phải là không có gì hết, cái tánh Không này, cái định nghĩa dễ hiểu nhất của nó là vô tự tánh, nó không có tự tánh, nó do nhiều duyên hợp lại.
Thành ra kinh điển hay nói là “duyên sanh tánh Không” là vậy, do duyên sanh mà nó là tánh Không. Nó tánh Không vì nó nhiều duyên sanh, ví dụ đơn giản là cái bàn này, nó là tánh Không, nó là vô tự tánh, nó không có tự tánh, tại sao nó không có tự tánh? Vì đơn giản nó nhiều nhân duyên hợp lại, ít ra là đất nước lửa gió nó mới ra cái bàn này, phải hông? Bây giờ rút đi một cái thì cái bàn này không còn nữa. Cũng giống như cái phòng này do nhiều cái hợp thành, cột rồi mấy cái cây trên kia, cây đòn dông này nọ nhỏ nhỏ đồ vậy, bây giờ mình đem mình rút một cái cột này, thì cái nhà này nó sập mất. Nó không là cái nhà nữa, thành ra cái nhà này, cái phòng này là do nhiều duyên hợp lại, mà chỉ cần rút một duyên thôi, thì nó sụp đổ, nó chỉ là đống cột, đống ngói thôi.
Như vậy, do từ duyên khởi, từ duyên sanh mình thấy nó không có tự tánh, nếu nó có tự tánh thì nó sẽ không bao giờ thay đổi được hết, phải hông? Thân thể thầy mà có tự tánh thì nó cứ mãi mãi như vậy thôi, ngay cả bức tượng bằng đá đó nó cũng đâu có tự tánh nếu nó có tự tánh người ta đập nó đâu có bể? Nó không có tự tánh cho nên mình thấy rõ ràng các sự vật đều vô thường, tại sao nó vô thường? Vì nó không có tự tánh, nếu nó có tự tánh thì nó cứ thường mãi vậy thôi.
Thành ra cái tánh Không mà thấy nó dễ nhất, quan niệm nó dễ nhất, lần lần thiền định mình làm quen với cái quan niệm đó, là quan niệm không có tự tánh, quan niệm về duyên sanh, mình làm quen với nó lần lần lần lần mình sẽ tới một lúc nào đó mình thấy trực tiếp tánh Không là vậy.
Cái chứng ngộ tánh Không là mình phải trực tiếp nó chớ không qua lý luận nữa, lúc đó cái chữ vô tự tánh đối với mình là chuyện bình thường, chớ không có gì lạ hết trơn, nó quen quá rồi.
Thì mình sẽ thấy như vậy đó, cái tánh Không này nó sẽ làm cho mình giải thoát được, bởi vì tại sao mình không giải thoát, tại sao mình bị lọt vô sanh tử? bởi vì cái vô minh của mình nó khiến cho mình luôn nghĩ sanh tử là có tự tánh, phải hông? Sanh tử có tự tánh, nó không phải là vô tự tánh, do nó có tự tánh cho nên mình thấy sanh tử là thật. Chính vì cái thật đó nó ám ảnh mình cho nên mình cứ lọt trong sanh tử, còn người thấy tánh Không, thấy cái vô tự tánh của sanh tử thì người đó giải thoát, vậy thôi. Mấy vị thánh họ cũng sống như mình họ cũng ăn ngày hai bữa, ba bữa, hay là một bữa, phải hông? Nhưng mà tại sao họ giải thoát? Chính vì họ thấy sanh tử này không có tự tánh không có tự tánh cho nên không thật.
Cho nên tánh Không người ta nói là như huyễn là vậy, mấy vị Tây Tạng hay Trung Hoa hay nói mà kể cả mấy vị bên Nam tông nữa, trong kinh Pháp Cú nói là: như chim bay trong không trung, nó không để lại dấu vết gì hết. Đó là vô tự tánh, nó có con đường nó bay, nhưng không bao giờ thấy con đường.
Thành ra mình thấy khi quán lại, nhìn lại cái thân thể của mình cũng vô tự tánh, không có tự tánh, nó là do đất nước lửa gió hợp thành, phải hông? Nếu lửa mình mất nghĩa là thân nhiệt của mình nó không còn 37 độ nữa mà nó xuống còn có hai độ gì đó thôi, thì mình thành một xác chết, thiếu một cái sức nóng thôi, đất nước lửa gió, không có lửa thôi, là mình thành một xác chết.
Gió này là không khí, bây giờ mình bịt mũi lại khoảng năm phút thì nó chết.
Rồi thân này nó nước nhiều lắm, máu mình cả thịt mình toàn nước không, bằng cớ là khi mình thiêu chỉ còn có một nắm tro nó nhẹ lắm. Tất cả đều do nước nhiều. Thành ra mình cần nước, nhịn ăn có thể nữa tháng, còn nhịn nước mười ngày chắc phải chết. Thành ra chỉ cần thiếu một yếu tố, trong bốn đại đó, đất nước lửa gió nó thiếu một cái nước thì mười ngày cũng chết.
Bây giờ nói tới một cái lớn lao hơn nữa, cái sanh tử, mình nói mình bị trói buộc trong sanh tử, thiệt ra nếu như mình quán chiếu cho kỹ, thì cái sanh tử đó cũng không có tự tánh nó cũng do nhiều cái hợp lại mà thành thôi cho nên nó không có tự tánh, cho nên nó là tánh Không, nó là như huyễn, và khi nào mình thấy sanh tử nó là tánh Không là như huyễn, nó không có thật, mình giải thoát khỏi sanh tử thôi.
Như mình thấy một cái gì trong giấc mộng đi, mình nằm mộng mình thấy mình chết, người ta đưa mình vô hòm này nọ, nhưng mà đó chỉ là giấc mộng thôi, tỉnh dậy thì không có cái chuyện đó.
Hai mươi bốn tiếng này để làm gì? Để làm sao mình nhìn thấy cái tánh Không, càng thấy nó thì mình càng giải thoát, đơn giản vậy thôi.
Tóm lại tánh Không đó là do đâu? Chứng minh rõ ràng bởi vì không có một vật gì nó có tự tánh riêng của nó, không có một vật gì giữ yên tự nó, nếu nó có tự tánh một ngàn năm sau nó sẽ giữ như vậy.
Thành ra bên Nam tông họ hay dùng cái chữ vô thường là vậy, vô thường có nghĩa là không có tự tánh, nó mới vô thường, chớ nó có tự tánh nó cứ vậy thôi.
Và khi mình nhìn vật gì mình thấy nó không có tự tánh là mình bắt đầu giải thoát, phải hông? Cái lá ngoài kia nó không có tự tánh cho nên chiều nay nó phải rụng thôi. Nhiều khi mình không chú ý, dòng sông mình tưởng là lúc nào cũng là sông, nhưng thiệt ra nó khác nhau hết. Mỗi giây phút nước nó chảy qua khác nhau, phải hông? Đâu phải nước nó luôn luôn giống nhau đâu. Mình dòm mình tưởng cái sông là cái sông nhất định. Không phải. Nước nó thay đổi khác nhau trong đó. Cái lầm lẫn của mình, mình cứ thấy sông mình cứ nghĩ sông là cái gì cố định, thiệt ra sông nó trôi chảy luôn luôn, nó không có tự tánh nó trôi chảy luôn luôn nó đứng không được.
Thời gian nữa, thời gian là một cái gì cố định, không phải đâu, thời gian nó cũng không có tự tánh, cho nên nó phải trôi đi, nó phải mất đi, chớ nó có tự tánh nó vĩnh viễn như vậy rồi thì mình ở cái cõi nào nó vĩnh viễn như vậy nó có thay đổi gì nữa? Nhưng mà thời gian nó thay đổi, nói tới thời gian là nói tới sự thay đổi, phải hông? Tất cả mọi cái đều thay đổi bởi vì tất cả đều không có tự tánh.
Cho nên nếu như mình nhìn rõ cái đó mình quán chiếu nó cho sâu sắc cho tới lúc nào đó mình sẽ bắt gặp trực tiếp cái vô tự tánh là cái tánh Không. Không có cái gì là có tự tánh hết. Nhưng mà mình chấp nó là có tự tánh, từng cái một có tự tánh cho đến cuối cùng toàn bộ sanh tử này có tự tánh. Sanh tử này là thật, cho nên mình cứ nghĩ mình kẹt mãi trong đó thôi. Thiệt ra nhiều kinh nói, sanh tử như hoa đốm giữa hư không, vậy thôi. Do mình dòm lên trời một chập nó mỏi cái nó thấy hoa, từng cái hoa đốm hoa đốm, không gian làm gì có hoa đốm nhưng mà nhìn do mắt mình mỏi thôi. Thành ra không có cái gì có thật, đó là tánh Không, mà khi chứng nghiệm được toàn bộ cuộc đời mình toàn bộ xuất phác nó đều không có thật, nó đều không có tự tánh hết thì mình giải thoát, vậy thôi.
Nguyễn Du hay nói là biển dâu. Biển mà nó thành ra bãi dâu, bãi dâu hồi xưa bây giờ nó thành biển, phải hông? Tất cả mọi sự đều không có tự tánh, đều vô thường hết. Ví dụ như mình thấy Tây Tạng đó, thiệt ra Tây Tạng hồi xưa là một đáy biển, chớ Tây Tạng không có cao vậy đâu. Thành ra bây giờ những ai qua bên Tây Tạng sẽ thấy hồ nước mặn chẳng hạn, tại sao có những mỏ muối trên núi? Cục muối mình để trên bàn thờ đây là cục muối của Tây Tạng tại sao ở trên núi mà có muối? Thiệt ra hồi đó Tây Tạng là một đáy biển, mà do lục địa trôi nó ép lần lần thành cao cao lên, nó cao nhất thế giới nhưng thiệt ra nó là đáy biển, người ta rất ngạc nhiên thấy bên Tây Tạng có vỏ sò đồ nhiều lắm, toàn là những vật trong biển không hà.
Bởi vì vật đổi sao vời khi thì nó cao vậy chớ ngàn năm sau nó lại xuống đáy biển lại, phải hông?
Đất nước lửa gió không có gì có tự tánh, đều thay đổi, bởi vì cái cái nhìn của mình ngắn hạn quá, năm năm mười năm thôi nếu như mình nhìn xa hơn mình sẽ thấy không có cái gì giữ được tự tánh của nó hết.
Không có tự tánh cho nên nó là tánh Không vậy thôi.
Cái tâm mình sáng khác, trưa khác, chiều khác, nếu mình coi cho kỹ mình sẽ thấy cho coi, chỉ cần có biến cố nào là cái tâm mình nó đổi liền. Cái tâm mình cũng thay đổi, vật cũng thay đổi, tâm mình không có tự tánh mà vật cũng không có tự tánh.
Mình thấy cuộc đời mình thay đổi biết bao nhiêu lần rồi phải hông?
Ví dụ như cặp tài tử nào đó đẹp nhất thế giới đó, mới lấy nhau thì ai cũng thấy lý tưởng hết, nhưng mà ở năm mười năm rồi cũng bỏ nhau. Không có gì giữ được hết, phải hông? Khi cái duyên nó hết rồi thì thôi. Chớ nó có tự tánh thì nó giữ như vậy chớ.
Mình thấy như Thiền và Vipassana là thân thọ tâm pháp đó, là để chứng nhận không có tự tánh, thân khi quan sát về thân mình thấy nó đâu có tự tánh đâu, đơn giản là mình thấy hơi thở mình nó không dừng lại được, nó cứ vô ra vô ra, tâm mình mà cứ chú vô một điểm ở đây (thầy chỉ nơi cánh mũi), mình thấy hơi thở mình nó cứ đi ra đi vô nó chạy miết chớ nó đâu có dừng, mà trong khi đầu óc mình nghĩ hơi thở đó là của mình, hơi thở là cái gì thật nó là của mình chớ hơi thở nó cứ vô ra, vô ra phải hông? Nó chảy triền miên y như sông vậy, khi nào nó không chảy nữa thì chết.
Thân thọ, cái cảm thọ của mình cũng vậy, nếu như mình chánh niệm tỉnh giác vô cái chỗ nào đó mình sẽ thấy cái cảm thọ của mình nó cũng vô thường vô tự tánh trong khi đó cái đầu óc mình mê tín là nó có tự tánh, đầu óc mình, mình sống lâu nay nó vô minh nó quen nhiều kiếp nó quen rồi nó cứ tin vậy, có cái gì có tự tánh đâu.
Tâm, tâm là vô thường, mình cứ tưởng từ nhỏ tới lớn cái tâm mình là nó cứ thường vậy thôi, tâm của tôi từ nhỏ lớn nó cứ vậy thôi nhưng thiệt ra tâm nó vô thường, nó không thường. Mình thay đổi mau lắm, không những thay đổi mau mà mình sẽ thấy là nó thay đổi biên độ trong từng khoảnh khắc một. Nó chảy mà chớ nó đâu có đứng, trong khi cái mê tín của mình, mình tưởng cái tâm của mình nó đứng một cục cũng y như là cái hồ nước vậy thôi. Không chuyển đi đâu hết, thật ra tâm mình luôn luôn nó chảy
Pháp vô ngã, tất cả những hiện tượng này nó đều vô ngã hết, vô ngã tức là nó không có tự tánh hết. Nó chỉ chạy theo nghiệp của nó thôi. Chớ còn mình không làm gì được hết, phải hông? Đời mình muốn biết bao nhiêu chuyện nhưng mà nó có ra chuyện gì đâu? Thành ra mình khổ, đơn giản lại là mình cứ thấy sự vật có tự tánh, mình cứ thấy cái thân này có tự tánh đến một ngày nào đó mình mất đi mình sẽ khổ ghê lắm, lâu nay mình cứ nghĩ là có cái nào mà hơn cái thân mình nữa đâu, nó sẽ mãi mãi với mình chớ, nhưng mà rồi nó vô tự tánh.
Khi mà nó nằm ra đó, thở ra hơi cuối cùng mình khổ kinh lắm. Thiệt ra thân nó vô tự tánh, nó theo cái nghiệp của nó thôi, hết nghiệp thì nó tan rả thôi chớ không có gì hết, nhưng mình cứ nghĩ là cả đời đến hồi mình gần mất nó mình khổ ghê lắm.
Đó là bước đầu để mình thấy là mỗi sự vật là không có tự tánh, thành ra mình không chấp vô đó nữa. Chính cái chấp làm cho mình khổ chớ không phải là sự vật. Nó là vô thường vô ngã rồi, không cần nói nó cũng vô thường vô ngã. Mà chính vì cái chấp của mình, mình nghĩ đó là thường cho nên mình phải khổ. Mình nghĩ nó có đó chớ nó không vô ngã, như trước cái chết của một người thân chẳng hạn, mình sững sờ, bởi vì mình cứ nghĩ ở đời không có cách gì là nó mất đi đâu được hết. Nhưng mà sự vật nó thay đổi theo cái duyên nghiệp của nó thôi, mà mình thì chấp nó mãi mãi như vậy cho nên mình khổ.
Tóm lại sanh tử này có là bởi vì mình chấp nó là thật, nên nó có, phải hông? Nó không có thật không có tự tánh mình chấp nó là thật là có tự tánh cho nên nó thay đổi đúng như nó thôi.
Đời này người ta thất vọng liên tục là vì sao? Bởi vì mình nghĩ là nó phải như vậy, mình hy vọng nó như vậy nhưng mà nó không như vậy, phẫn uất, thành ra mình mới thất vọng, đời mình là bao nhiêu cái thất vọng, nhưng mà cái thất vọng lớn nhất, cái căn bản của thất vọng là gì? Là mình tưởng nó là có tự tánh và có nó thật mang lấy, thành ra cả cuộc đời mình thất vọng liên tục, phải hông?
Thành ra bây giờ mình thực hành đây mỗi người sẽ có một cái căn cơ, mỗi cái thiện căn đời trước của mình. Cùng là vô tự tánh nhưng có người thì giỏi về cái vô thường hơn, vô tự tánh nhưng có người giỏi về cái vô ngã hơn, bởi vì do đời trước mình có thực hành nó, sau này bây giờ mình làm nó dễ.
Tánh Hải Kính ghi
Tên thường gọi: Cây MítĐịa chỉ: Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 875470Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, toạ lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh
Liên Hoa Sinh - Tiểu sử của Đức PadmasambhavaĐức Liên Hoa Sinh đến với thế giới mà không cần cha hay mẹ, ngài xuất hiện trong một đóa sen nở. Ngài sống
Trong Bích nham lục, một trong những trước tác quan trọng của văn học Thiền, có mẩu chuyện sau:Một vị tăng hỏi Triệu Châu: "Cây cầu đá của Triệu Châu lừng danh
Tính Chất Đại Thừa trong Phật Giáo Việt NamNhững Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát
Trong chương 4 chúng ta đã nghiên cứu về tính chất các pháp nhân duyên sinh, là một phương diện trong khám phá của Đức Phật. Chương này khảo sát phương diện
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt