_Thưa thầy, trong kinh Lăng Nghiêm dạy, có những cấp bậc tu sẽ có những tà kiến cản trở con đường đi của mình, nếu lòng bi và trí huệ của mình không đủ mình giữ tà kiến đó sẽ…
_Thì bữa trước thầy mới nhắc với Phong, Long này, thầy thấy có một câu thầy thấy được thầy mới dịch trong đó nói: Chết không sợ, mà chỉ sợ đang sống mà những phẩm tính của mình nó dần dần nó chết đi. Cái đó mới sợ chớ còn chết không có gì sợ hết. Câu đó là Tây nói chớ không phải Phật giáo nói đâu.
_Thưa thầy nếu mình tu hành mà đúng thì những phẩm tính đó nó tăng trưởng lên hả thầy?
_Thì đúng rồi những phẩm tính đó nó tăng trưởng lên. Phẩm tính đó nó gọi là công đức đó. À, cái lòng bi chính là công đức đó chớ mình đừng có tưởng, những xúc cảm ban đầu nó chỉ là xúc cảm nhưng mà sau này nó là phẩm tính. Mà cái nguyện đó nó làm cho cái phẩm tính đó càng mạnh hơn nữa. Nên nhớ những vị có danh hiệu gì đó đều là do phẩm tính của vị đó hết. Đó ví dụ đức Quán Thế Âm tại sao có tên là Quán Thế Âm? Phẩm tính của ngài là nghe cái sự khổ đau của thế gian, chủ yếu là cái đó, nhưng trong kinh Lăng Nghiêm ngài cũng tu về tánh Không kinh khủng lắm. Nhưng cái phẩm tính chủ yếu của ngài là Quán Thế Âm. Công đức chính là những cái phẩm tính đó.
Như mình sám hối có danh hiệu Phật là Nam Mô Thiện Ý Phật. Thì vị Phật đó thành tựu chỉ nhờ cái thiện ý thôi, còn mình thành tựu chúng sanh bởi vì mình ác ý nhiều quá.
Rồi Địa Tạng Vương Bồ tát cái phẩm tính của ngài là gì? Lo cho đất đai và những cái ông ở dưới đất, thành ra có tên Địa Tạng Vương, vua của đất.
Thành ra mình tu hành mình đừng tưởng nó là một cái gì xa lạ, chẳng qua là tất cả những tiềm năng của con người mình được đẩy tới tận cùng. Thầy hay nói Phật đạo, con đường làm Phật, đó là sự tiếp nối của con đường làm người. Con đường làm người nó lên tới mức độ cao cấp thì nó mới lên nữa mới thánh được. Thành ra hồi xưa bên Trung Hoa cũng vậy thôi, làm người quân tử, quân tử được rồi thì mới thành Hiền, lên nữa thì mới thành Thánh. Họ không có Phật chớ lên nữa thì mới thành Phật. Chớ còn cái anh tiểu nhân, cái anh lơ mơ thì lên Hiền, lên Thánh sao nổi.
Cho nên mình đừng có nói đi tu gì cho nó rắc rối, chẳng qua Phật giáo là cái mức độ cao cấp để phát huy tất cả mọi tiềm năng của anh ra. Mà cái tiềm năng đó anh đã có đây rồi. Ví dụ như chỉ quán chẳng hạn, đó là hai cái tiềm năng mà chính của con người, phải hông? Chỉ là tập trung, quán là quan sát và tưởng tượng, thì mình thấy mình hơn con vật được hai cái này. Không có con vật nào tập trung bằng mình hết, kể cả con cọp nữa. Thầy nghe người ta nói mình có gặp con cọp mình cứ đứng mình dòm nó một chập cái nó bắt đầu nó hỗ thẹn cái nó bỏ đi. Mà mình nhúc nhích mình thụt lui cái là nó vồ liền. Chứng tỏ cái định, cái chỉ, cái tập trung của mình nó hơn con cọp. Rồi cái quan sát cái tưởng tượng của mình. Mình thấy đời này trên thế giới nó gọi là cái thiên nhiên thứ hai là nhà cửa, đó là do cái quan sát và tưởng tượng của mình thôi, phải hông? Ban đầu người xưa cổ đâu có biết uống cái tách cái ly, chắc nó lấy cái lá nó cuốn lại nó uống vậy thôi. Nhưng mà nó thấy cũng bất tiện vì để không được, ban đầu có thể nó đục cục đá lõm để đựng nước. Sau đó càng ngày càng lên là vậy, cái đó là do tưởng tượng mà ra.
Thành ra con người nó hơn con vật là ở cái chỗ là có sự tập trung và trí tưởng tượng, thì hai cái đó Phật giáo gọi là Chỉ và Quán. Rồi mình để ý cái thời tiểu học Trung học của mình, nó tập là tập sức tập trung và trí tưởng tượng đó. Chớ mình coi lại thời trung học mình học tùm lum vậy chớ có ra làm được cái gì đâu, phải hông? Không được cái gì hết, hồi đó mình học mình tính cây cột này bao nhiêu, tính theo là bình phương của cạnh đáy bằng tổng bình phương hai cạnh kia, còn mấy ông thợ ông đứng ông dòm cái là ra, còn chính xác hơn mình nữa, còn mình là lý thuyết chơi chớ không có xài gì được hết.
À, vậy thời tiểu học trung học họ dạy mình để làm gì? Để phát triển hai cái tiềm năng của con người, đó là sự tập trung và trí tưởng tượng thôi. Mới vô học viết chữ a cả một trang viết chữ a, để làm gì, để tập trung lại. Và mình thấy vậy, cái trí tưởng tượng và tập trung của mình luôn luôn sử dụng trong đời sống, ví dụ chút nữa mình đi về nhà thì mình phải tượng tượng cái nhà mình ở đâu, phải hông? Mình mới đi được chớ cái nhà mình ở hướng đông, hướng tây, hướng nam, hướng bắc rồi lấy đâu mà đi. Hai cái tiềm năng đó được Phật giáo đưa vô để mà mình tiến lên tiến lên. Cũng nhờ hai cái đó cho nên trong Phật giáo nó gọi là Chỉ Quán và Chỉ Quán đồng thời là vậy.
Nếu mình tập trung không được, và mình không có quán sát tưởng tượng, nói thẳng ra khó thực hành cái gì lắm.
Cho nên tu là tiếp tục cái đoạn đường tiến hóa của mình. Lên tới con người thấy nó còn khổ lắm. Nhưng mà tiến hóa lên nữa, tự mình tiến hóa lên nữa, đức Phật chỉ con đường cho mình tiến hóa cho lẹ cho mau, và càng tiến hóa lên là mình càng đỡ khổ. Đơn giản vậy thôi, mình càng trưởng thành thì mình càng đỡ khổ còn mình thiếu trưởng thành thì mình khổ nhiều lắm.
Thành ra mình phải thấy, tu hành Phật giáo đừng có nghĩ là cái gì kỳ quặc. Mà chẳng qua đức Phật khám phá ra con đường tiếp tục tiến hóa của mình, khám phá để cho mình làm cho tất cả những ước muốn gì làm người đều thành tựu. Bởi vậy trong kinh điển có nói là như viên ngọc như ý, nó thỏa mãn mọi thứ mà anh mong cầu từ cái ngày anh biết làm người, nếu nó giàu thì nó giàu hơn, cả mấy ông đại gia thế giới nó cũng giàu hơn, nếu nó quyền lực thì nó cũng quyền lực hơn bất kỳ ông nào hết. Nó cái gì cũng đầy đủ hết, nếu hạnh phúc thì nó cũng hạnh phúc hơn bất kỳ người nào hết. Thành ra là nó vậy, chớ không phải mình quan niệm tu là ai ép mình, Phật đâu có ép mình đi tu gì đâu. Phật chỉ chỉ con đường đó thôi. Để cho mình tiến hóa, càng tiến lên càng đỡ khổ, càng tiến lên những cái ao ước của mình nó càng thành tựu.
Đó là con đường Phật giáo, chớ không phải mình quan niệm tu là một cái gì khổ lắm này nọ, hổng phải đâu. Càng trưởng thành bao nhiêu, người ta càng bớt khổ bấy nhiêu, người ta càng giàu có đủ hết, còn mình chỉ là đứa con nít học lớp sáu lớp bảy thì nó nhiều thứ khổ lắm, phải hông? Chỉ cần một chút xíu gì đó là nó khổ hà. Hái trái ổi không được là thấy khổ khóc tùm lum túa lua, đối với người lớn thì mấy chuyện đó có gì đâu mà khổ.
Tánh Hải Kính ghi
RABIRDRANATH TAGORE (1861 – 1941) nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ, từ lâu đã không còn là một gương mặt lạ lẫm với
Hành trình kỳ lạ của người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời Nóc chùa Thiên Chơn với mô hình tháp ở Bồ đề đạo tràng Ấn
Trãi qua hàng bao nhiêu thế kỷ, Tây Tạng vẫn là một vùng đất huyền bí đối với phần còn lại của thế giới.Năm 1904, quân đội Anh đã tấn công vào
Richard H. Thaler được nhiều người xem là cha đẻ của kinh tế học hành vi, một môn khoa học bao gồm tâm lý học, hành vi tiêu dùng và kinh tế
Ngắn gọn là một quyến rũ lớn của hùng biện. _M. T. Cicero✴️ Hùng biện: nói điều thích đáng và biết dừng._De La Rochefoucauld✴️ Người hùng biện không phải là người nói
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt