Trung Quốc Triển Lãm Nghệ Thuật Thangka
25/03/2008 16:22 (GMT+7)
Nhân tuần lễ kỷ niệm ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, Trung tâm Văn hóa và nghệ thuật Shanghai Hign Noon ở Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc đã tổ chức phiên triển lãm Thangka- loại hình nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng (ảnh). Lần triển lãm này gồm nhiều thể loại khác nhau, trong đó có hơn 30 bức tranh thangka. Mục đích của tirển lãm là tạo ngân quỹ để tài trợ cho 83 em ở trại mồ côi bên ngoài Khu tự trị Tây Tạng.
Theo lịch sử, nghệ thuật vẽ tranh thangka xuất hiện vào thế kỷ thứ VII sau TL. Tranh Thangkas thường được vẽ trên các biểu ngữ treo trong tu viện hoặc phía sau bàn thờ. Ông Zhang nói: "Từ thời xa xưa, nghệ thuật thangka đã đạt đến đỉnh cao của giá trị nghệ thuật. Một nét đặc thù khác là tranh thangka là không bao giờ được mang ra bán. Các họa phẩm khi hoàn tất đều được đem vào chùa thờ tự trong tinh thần kính ngưỡng cao. Thế nhưng ngày nay, loại nghệ thuật này dần dần mất đi tính xác thực và nghệ thuật của nó mà trở thành món hàng mua bán rất ưu chuộng.
Zhang Xi, nhân viên phụ trách bảo tàng viện cho biết: Tất cả những tác phẩm triển lãm lần này đều do một gia đình họa sĩ chuyên vẽ tranh thangka danh tiếng và mộ đạo ở Lhasa trước tác từ nhiều thế kỷ qua.
Những họa phẩm cuộn tròn được mang đậm tính thiền vị, được vẽ rất công phu và khéo léo, phối hợp các loại màu tự nhiên tạo nên dáng vẻ rất hài hòa và tươi đẹp. Chúng mô tả cuộc đời của đức Phật và nhiều hình ảnh Phật giáo Tây Tạng.
Tương truyền, lối vẽ tranh thangka phát xuất từ tấm lòng mộ đạo nhiều hơn là kỹ thuật vì họ tin rằng đức Phật đã truyền cảm hứng trong khi họ chí thành vẽ tranh. Đó là một kết quả của sự phối hợp giữa tinh thần mến đạo và kỹ năng phi thường của họa sĩ. Theo ông Zhang, "Một bức tranh thangka chính hiệu khi chưa có sự chú nguyện hoặc dấu lăn tay của chư vị Lạt Ma thì chưa được gọi là hoàn chỉnh. Các bậc tiền bối cho rằng mỗi khi vẽ tranh thangka mà trong tâm bạn luôn hướng về Phật thì bạn sẽ quên đi tất cả những lý thuyết kỹ thuật mà chỉ vẽ theo những gì đức Phật đã truyền trao cảm hứng."
T. Đ. T tổng hợp dịch (Theo Shanghai Daily)
Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc. . . Đến Dược ThảoTrong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi
Hôm qua tới giờ 24 tiếng là mình tham thiền về bản tâm tự nhiên đó. Rồi bây giờ mình có cần tổng kết lại, có vị nào hỏi để gom lại
Dinh dưỡng chống căng thẳng Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng. Dưới đây là hướng dẫn theo trang tin AsiaOne.com (Singapore) dẫn
Như hồi nãy anh đây có nói: vọng khởi thì không theo, thầy nói là vọng khởi, nhưng mà khi vọng khởi thì mình theo cái vọng đó mình coi lại, tận
BÍ QUYẾT THU HÚT GIỚI TRẺ TOÀN CẦU CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Thích Minh Trí dịch Bodh Gaya, Ấn Độ - Ở tuổi “xưa nay hiếm”, đức Dalai Lama, không
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt