Niềm vui, nên nhớ vui là cái bí mật tối thượng, bởi vì như đức Phật mới gọi là an vui, an lạc. Vì trong đạo Phật mình thường thường mình nhắc tới tánh Không thôi. Nhưng mà lên tới những tầng bậc sâu xa thì cái Không và lạc, mà lạc đó Mật thừa chú trọng, bởi vì cái Không và lạc đó nó đi đôi với nhau, thành ra niềm vui là một cái gì rất là quan trọng.
Mình thấy vậy đó, cuộc đời mình mà nó lở lói ra là vì mình đi tìm niềm vui tầm thường, mình không tìm ra niềm vui mà nó liên tục không dứt, niềm vui của mình nó giới hạn quá, đến hồi đối tượng làm cho mình vui mất đi, thì mình điên lên liền, khổ liền!
Niềm vui đó quá ngắn ngủi, hình như thầy thấy, tại sao trần gian này nó sanh ra những niềm vui đó? Là để nó nhắc nhỡ mình, có một niềm vui tối thượng. Kể cả niềm vui trong tình dục nó vẫn nhắc nhỡ mình có một cái niềm vui nó không dứt được. Chớ có tình dục nào mà kéo dài nổi ba tiếng đồng hồ hông? Theo thầy nghĩ ông nào mà ba tiếng đồng hồ, mà nữa tháng là siêu sanh thôi. (Mọi người đều cười)
Thành ra nó ngắn ngủi lắm, nhưng nên nhớ cuộc đời này nó nhắc nhỡ mình, nó phản ánh xa xôi của một cái gì đó, mà cái đó nó có trong tất cả mọi mặt của đời sống. Với con người cái vui tình dục nó mạnh hơn con vật nhiều lắm, phải hông? Nhưng mà nó vẫn là một cái gì đó vô thường, nó dễ có đó rồi mất đó, và niềm vui đó để nó nhắc nhỡ mình một niềm vui cao hơn nữa thường hằng hơn nữa. Cho nên thầy hay nói đời sống này để mà học là vậy đó, nó phản ánh một cái gì bí mật, một niềm vui, mà niềm vui đó là bí mật tối thượng. Bởi vì chỉ có những vị đã ngộ mới thật sự chạm tới niềm vui, chớ đừng có nói đại ngộ, hay giác ngộ gì đó là không có vui đâu. Và thậm chí những người tu hành cái niềm vui đó nó mạnh đến độ mà họ chê niềm vui của đời sống này, chớ không phải họ bỏ đâu. Ví dụ như mình uống rượu gì thứ hạng đắt tiền thì mình thấy thế giới này chỉ có vài loại rượu vậy thôi thì mình chê cái rượu ngoài đường này liền.
Thành ra mình đừng có nghĩ một người tu hành họ cực khổ lắm, bởi vì họ bỏ những thú vui trần gian này đi, nhưng mà không phải, không phải bỏ đâu, là bởi vì nó có một cái niềm vui khác, niềm vui đó nó mạnh hơn cái kia. Cường độ nó mạnh hơn, ai mà bỏ tình dục cho nổi, xin lỗi chớ không có ai bỏ tình dục nổi hết, chỉ trừ khi anh tìm ra được một cái niềm vui mà nó mạnh hơn tình dục. Chớ không có điên gì mà đi bỏ hết, trời cho sao mà bỏ được. Nhưng mà anh sẽ tìm ra cái niềm vui nó thường trực, nó liên tục và cường độ nó cũng mạnh nữa.
Cái gì nó cũng hơn hết thì anh mới bỏ được.
Thì mình thấy cái niềm vui của mình hiện giờ là có chỗ trụ, nói theo kinh Kim Cương là có chỗ trụ, cho nên khi mà đối tượng nó mất đi cái là mình điên lên liền. Cái ông gì chặt bà ra mấy khúc trong tin thời sự đó, bởi vì cái niềm vui của mình nó mất đi. Nó có trụ trên đối tượng đó, nên đối tượng đó mất đi nó điên lên liền. Còn bên kia cái niềm vui nó không có đối tượng, gọi là niềm vui không chỗ trụ, không phải là tâm không chỗ trụ đâu, mà cả niềm vui cũng không chỗ trụ.
Thầy nhắc lại là cái niềm vui, cái lạc đó là một cái rất quan trọng của Phật giáo, mà thường thường người ta chú trọng tới tánh Không ít chú trọng tới cái đó, cái tánh Không và cái lạc cuối cùng nó là một. Thành ra chuyện này mình tưởng đơn giản chơi chơi thôi, thật sự ra nó là vậy đó, đơn giản cái ý nghĩa của đời sống này là gì? Ý nghĩa đời sống này không phải là khổ đau, ý nghĩa của nó là cực lạc. Nên nhớ như vậy, ý nghĩa của đời sống này không phải là khổ đau, khổ đau là nó nhắc nhỡ mình phải tiến tới, chớ ý nghĩa đời sống này nó là cực lạc!
_Hay quá thầy.
_Hay cái gì? Cái này là Phật giáo ứng dụng đó, nếu Phật giáo mà không ứng dụng thì Phật giáo chỉ nằm trong sách vở thôi!
Có một vấn đề hồi đó thầy cũng thắc mắc lắm, thầy thấy người ta trích một câu của ông Platon nói là: “Con người luôn luôn đi tìm một nữa của chính mình”. Mà một nữa đó, sau này họ giảng thấp ra, thấp ra là một nữa đó chỉ cho người khác phái. Nam nữ. Hồi đó thầy thắc mắc lắm thầy nói ông Platon gì đâu mà tầm thường dữ vậy? Nhưng mà ông là kinh khủng lắm chớ không phải giởn chơi đâu, có thể nó nói sau này triết học nó đều khai triển những vấn đề của ông Platon hết.
Nên nhớ, trong bí mật là ông Platon ông có những cái điểm đạo. Ông không phải là một người thường như mình đâu, cho nên cái nhìn của ông nó sâu sắc lắm, điểm đạo cũng như mình gọi là Quán Đảnh vậy.
Nhưng mà, tại sao ông lại nói một câu tầm thường như vậy? Con người là đi tìm một nữa của chính mình. Mà một nữa chính mình, tìm xấc bấc xang bang, đi tìm tới cuối đời cũng không thấy nữa của chính mình đâu, thấy một bà già nhăn nheo, sao lại tìm nữa chính mình?
Thành ra nó kêu là ẩn dụ của Platon, là khi mình sinh ra là có một phần nào của mình bị cắt một nữa rồi, còn nữa đó ở đâu? Nhưng mà nữa đó thật sự ra trong cái gọi là bí mật thì nó chính là ở trong này. Chính vì vậy mà Tây Tạng nó có những tông phái mình thấy là Phật mà ôm nhau như vậy (Hình ảnh một người nam ôm ấp một người nữ). Đó là nữa của mình, nữa đó không phải ở ngoài mình mà ở trong này. (Trong một người)
Nói theo đạo Lão, thì trong này bao giờ cũng có một âm một dương hết. Nói theo Kinh Dịch là: Nhất âm nhất dương vị chi đạo. Là: một âm một dương đó là đạo. Mình phải tìm ra nữa phần của mình ở trong này.
Tất cả khai thác của Mật tông, tại sao trì chú hay bổn tôn mà lại ôm một cái bà bổn tôn nữ nữa để làm gì? Là để sự kết hợp, ở ngoài hình tướng như vậy để năng lực âm và dương của mình kết hợp lại. Và khi kết hợp thì nó nỗ bùng thành niềm vui, cũng giống như tình dục vậy, khi kết hợp lại thì nó nổ bùng, mà nổ bùng thì vui.
Tiền bạc và giàu có, nó nằm trong lý thuyết phản ánh, kể cả học thuyết Lê Nin nữa. Thật sự ra tiền bạc nó làm cho mình sung sướng, nó là một năng lượng rất lớn của cuộc đời mình. Ví dụ như mình sợ ai đó mình mua hai ba trái bom nguyên tử mình để đó là mình đâu có sợ ai nữa. Nhưng mà cái tiền đó để làm gì? Tiền đó là nó phản ánh xa xôi sự phong phú của vũ trụ này. Biết đâu có những cỏi nó không xài tiền rồi sao. Thành ra mình phải thấy tất cả những cái gì ở trên đời này nó đều phản ánh một cái gì tối thượng, không phải như nhà nước phát hành tiền, hay như Mỹ ngân khố nó in đô la, đã gọi là nguồn thì nó phải bất tận. Mình phải nhìn thấy đời sống của mình: chính trị, kinh tế… bất kỳ ngành nào nó đều phản ảnh cái gì đó, để cho mình tìm lại cái nơi đó. Và tìm lại tới nơi mình mới tự tại được. Cái nguồn thì nó tự sản xuất lấy mà dùng, thành ra mình phải tìm cho ra cái nguồn đó, tất cả mọi cái trên đời này đều phản ánh cái nguồn đó hết. Cho nên sanh tử này nó nhắc nhở mình là có một cái nguồn nào đó tạo ra sanh tử này.
Như hồi nãy thầy nói, cái niềm vui của mình là niềm vui nó có chỗ trụ, phải hông. Nó trụ trong con người, trong cái nhà, hay trong ngân hàng, nó có chỗ trụ. Mình phải đi tới cái nguồn của nó là niềm vui không chỗ trụ. Niềm vui đó thì nó luôn luôn có mặt và nó tràn lan khắp hết.
Nên nhớ sự khổ đau của đời này nó chỉ là khuôn mặt của niềm vui thôi. Niềm vui mới là nguồn, chỉ khi niềm vui mà mình nhận không được thì nó thành khổ chớ có gì đâu? Nó xảy tới với mình mà mình nhận không được, ví dụ như cho thầy uống wisky này là 42 độ số zách đây, nhưng mà thầy nhận không nổi, nếm vô là thấy khổ.
Còn mình kham nổi thì nó vui!
Tánh Hải
Kính ghi
Anh Chánh anh yêu cầu là mình bàn về chủ đề nhẫn. Mà anh có nói trước là đức Thích Ca nhẫn ngồi dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày đêm.Nhẫn
Đơn giản là mình phải tin là có một cái thấy biết căn bản, nó có sẵn đó rồi, và khi mình ở trong cái thấy biết đó mà mình coi lại
ĐỔNG MÔNG CHỈ QUÁN Trí Giả Đại Sư Trước Tác Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Dịch Và Tóm Tắt Phật Lịch 2546 - Chùa Linh Mụ HuếLỜI CỦA DỊCH GIẢTrong các bản Chỉ Quán hiện
Chùa Quan Âm Tên thường gọi: Quan Âm. Địa chỉ: 1335c ấp Tân Mỹ, xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 658432, 0650 3658704 Chùa toạ lạc tại
Trãi qua hàng bao nhiêu thế kỷ, Tây Tạng vẫn là một vùng đất huyền bí đối với phần còn lại của thế giới.Năm 1904, quân đội Anh đã tấn công vào
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt