Tin Tức (680)


BẢN TÂM TỰ NHIÊN

602

Bữa nay mình chánh niệm tỉnh giác về một đề tài mà mấy vị ở đây đặt ra.
Bản tâm tự nhiên, mình làm chánh niệm tỉnh giác về cái đề tài là bản tâm tự nhiên.
Mình định nghĩa bản tâm là: bản là cái gốc, cái nền tảng của tâm. Thường thường cái tâm của mình là những cái ý nghĩ của mình, cái này cái nọ nó điều khiển hành động của mình, hành động điều khiển nói năng, nhưng mà mình chưa có khám phá ra được cái bản tâm là cái nền tảng của toàn bộ cái tâm mình là gì, mà bản tâm này là tâm tự nhiên là nó vốn có như vậy.

Trước khi mình sinh ra nó đã như vậy rồi, khi mình sinh ra tới khi mình chết nó vẫn như vậy, và mình qua đời sau nó vẫn như vậy. Nó mới gọi là bản tâm. Thì mình thấy cái bản tâm của mình nó rất là bao la rộng rãi, vì đơn giản một điều là trong những đời trước nó trải qua, nó giữ biết bao kinh nghiệm trong đó, rồi đời này từ ngày mình sinh ra cho tới bây giờ mình trải qua, nó giữ cũng không biết bao nhiêu kinh nghiệm trong đó, mà mình thấy nó cũng không chật. Bao nhiêu kiếp tất cả những gì mình trải nghiệm nó đều tuốt vô trong bản tâm hết, mình thấy nó không chật, không đầy, thành ra qua đó mình mới thấy cái bản tâm mình là nó mênh mông bao la thậm chí nó không có biên giới gì hết. Sáng tới giờ mình trải biết bao nhiêu cái, nghĩ biết bao nhiêu điều, mình thấy nó cũng không lộn xộn gì trong đó hết, nó rớt vô trong đó rồi nó đi đâu mất hà, thành ra cái bản tâm của mình là cái gì bao la không có biên giới.

Trong việc tu hành mười hai ngày trong 24 tiếng đó, anh em cũng đã thể nghiệm ít nhiều về cái bản tâm này rồi, bởi vì cái đề tài của mình là chánh niệm tỉnh giác, mà chánh niệm tỉnh giác trên chính cái bản tâm đó. Thí dụ Đại Ấn hay Đại Toàn Thiện nói nếu mình muốn biết cái bản tâm của mình, thì mình ra ngoài trời, mình cứ ngồi mình nhìn lên không gian mình sẽ thấy cái tâm của mình nó mênh mông lắm. Nó không chứa cái gì hết nó mênh mông, rồi trong thiền định, khi mà mình ngồi thiền chẳng qua là mình khám phá ra cái tâm mênh mông của mình thôi, nó mênh mông chừng nào thì mình càng giải thoát chừng đó, vậy thôi, còn mình thấy nó chật chội thế này thế nọ thì mình càng bị bó hẹp trong đó.

Thành ra nói theo Đại Toàn Thiện thì bản tâm mình nó vốn có sẵn, bởi vậy mới gọi là bản tâm tự nhiên, nó vốn có sẵn và nó chia ra làm ba phương diện:
Thứ nhất tinh túy của bản tâm, cái essence, là cái tinh túy đó, cái tinh túy của bản tâm là gì? Đó là tánh Không. Nền tảng của bản tâm là gì? Là tánh Không. Tánh Không thì nó vô biên, không có cái gì ô nhiễm nó hết, đồng ý hông? Tánh Không thì nó vô biên mà không có hình tướng nào ô nhiễm nó được, không có một tư tưởng nào ô nhiễm nó được. Nghĩa là không có một hình tướng nào, một ý tưởng nào ô nhiễm được tánh Không hết. Cho nên tánh Không vốn là thanh tịnh, cho nên tinh túy của tâm mình là tánh Không, bản tâm mình cũng thanh tịnh. Nếu như mình nếu như mình kinh nghiệm được cái bản tâm của mình vốn thanh tịnh thì đó là mình giải thoát.

Rồi bây giờ vị nào có những thắc mắc gì hỏi thêm chớ thầy nói tiếp, mình khó nắm bắt lắm.
Mình có tin nổi là cái bản tâm mình, nói theo như là mấy vị thiền sư là nó nó không đáy. Thành ra khi ngộ mới nói: “Thùng sơn lủng đáy” là vậy đó. Nó vô biên, chính vì vô biên cho nên nó không bị ô nhiễm bởi bất kỳ cái gì hết, cho nên cái bản tâm đó nó vốn giải thoát. Nó gọi là bản tâm tự nhiên, tự nhiên là giải thoát đó là một cái gì tự nhiên; bây giờ mình chỉ làm sao mình gặp gỡ nó, mình sống với nó thì mình giải thoát, vậy thôi.

_Thưa thầy con hỏi, hôm nay thầy giảng về Tâm tự nhiên, vậy chúng con thực hành làm một việc tốt cho ai đó hay là làm một việc nào đó sẽ không dính mắc vào đó phải không thầy?

_Thì vậy, nhưng mà Tâm tự nhiên dần dần mình tu hành mình thấy rõ ràng, tâm tự nhiên là sao?
Nó luôn luôn có mặt, đã gọi là tự nhiên là nó luôn luôn có mặt, thí dụ bây giờ thầy gõ đây. (thầy dùng tay gõ vào bàn vang lên tiếng) thì mình nghe phải hông? Nhưng mà mình không gõ nữa, không có cái duyên là gõ nữa, mình có nghe hông? Tâm tự nhiên đó nó có nghe hông? Nó vẫn nghe!
Nghe nó mới biết là thầy không gõ chớ. Gõ thì nghe. Bốp (thầy lại gõ vào bàn), nhưng mà hông gõ nữa cũng nghe. Nghe mới biết thầy không gõ đó chớ còn không nghe lấy đâu biết thầy làm chuyện đó.

Thành ra cái tâm tự nhiên đó nó luôn thường xuyên có mặt ở mình, nghe hay không nghe có tiếng hay không tiếng gì nó cũng đều nghe hết. Nó thường xuyên có mặt nơi mình đó mới gọi là Tâm tự nhiên. Tâm tự nhiên là nó luôn luôn có mặt đó chẳng qua mình lo chạy theo đủ mọi thứ mình quên chớ nó ở đây chớ ở đâu. Luôn luôn nó ở đây.
Nhạc bên đó bây giờ mình nghe rõ ràng, đây là đàn ông hát đó (có tiếng nhạc vang lên ở nhà bên khi thầy đang giảng), chút nữa họ mệt mỏi họ tắt máy đi thì mình vẫn nghe. Mình nghe là mình biết không có tiếng nữa.

Tâm tự nhiên của mình nó luôn luôn có mặt dầu thiền định hay không thiền định, như thầy hay nói nó có mặt trong bốn trạng thái của một đời người: thứ nhất là trạng thái thức là nó luôn luôn có mặt, trạng thái ngủ nó vẫn có mặt, trạng thái thiền định nó vẫn có mặt, và cuối cùng chết, vô trạng thái trung ấm nó vẫn có mặt.

Người nào mà làm chủ được cái tâm tự nhiên đó trong cả bốn trạng thái thì người đó giải thoát.
Nhìn sâu hơn nữa là mình sẽ thấy mọi thứ đó đều là do tâm tự nhiên sanh ra, cũng như tất cả hình ảnh mình thấy trong phim trên màn ảnh tivi chẳng hạn, tất cả hình ảnh tuy khác nhau nhưng mà đều sinh ra bởi vì có ánh sáng, phải hông? Mỗi người sẽ xem cuồn phim riêng của cuộc đời mình, phải hông? Mỗi người đều mỗi nghiệp khác nhau, ai cũng có cuộc đời riêng hết, nhưng những hình ảnh của cuồn phim của mình luôn luôn ở trên nền tảng của tâm tự nhiên, tâm tự nhiên đó là ánh sáng.

Cho nên hồi nãy thầy mới nói, cái thứ nhất là cái tinh túy của tâm tự nhiên là tánh Không, cái thứ hai của tâm tự nhiên là ánh sáng bổn nguyên, ánh sáng căn bản, tất cả mọi cái nó xảy ra dầu là sanh tử dầu là Niết bàn đều xảy ra trên ánh sáng căn bản hết.
Bốn trạng thái của cuộc đời mình dầu là gì đi nữa nó cũng xảy ra trên ánh sáng căn bản đó hết. Ánh sáng căn bản đó là đặc tính thứ hai của tâm tự nhiên. Tâm tự nhiên không có nghĩa là nó tối hù đâu mà nó là ánh sáng căn bản. Trên đó cuộc đời mình diễn tiến.
Ví dụ như mấy vị ở Cần Thơ chẳng hạn, ngày hôm nay cũng ở Cần Thơ lên đây, ở Cần Thơ cũng là ánh sáng căn bản đó, lên đây cũng là ánh sáng căn bản đó. Dầu không gian thời gian nó đổi khác, mỗi người sẽ có không gian thời gian riêng của mình, tùy theo cái nghiệp của mình chớ. Có người chút nữa có tiền nhiều thì uống chai sâm gì đó mười ngàn đồng, có ông thì uống nước lọc thôi. Cái đó là nghiệp riêng của mỗi người nhưng tất cả những cái đó xảy ra đều xảy ra trên ánh sáng căn bản. Cũng như một cuộn phim nó xảy ra là xảy ra trên cái ánh sáng căn bản, ví dụ cái tivi mình bật lên nó đâu có ra hình liền, nó ra cái màn màu trắng cái đã, phim mà chiếu là có cái màn màu trắng rồi những hình ảnh nó mới xuất hiện. Tất cả mọi cái đều xuất hiện trên ánh sáng căn bản.

Nguồn là vậy, nguồn là tánh Không, nguồn là ánh sáng căn bản, thành ra mình thường thường mình không biết nguồn.

Bởi vì đây là cái mà nó gọi là huyền thoại mà ông Pla Tông ông đặt ra, là mình y như những người bị nhốt trong cái hang, rồi trước cửa hang người ta đốt ngọn lửa nào đó rồi mình nhìn hình bóng của mình nó chiếu trong hang đó, cứ quay ngược lại thấy tùm lum túa lua khóc cười với hình bóng đó. Nếu anh xoay ngược lại anh sẽ thấy chỉ là ngọn lửa mà thôi, về nguồn là vậy đó, về nguồn là hồi đầu thị ngạn, xoay cái đầu lại đó là bờ, không xa lắm đâu. Bởi vì mình dòm là dòm ngược, mình cứ dòm theo cái bóng trên vách thôi. Ngọn lửa ở đây mà mình không thấy mình dòm cái bóng trên vách, bóng thì khóc cười, bóng này mất bóng kia hiện ra, nhưng mà tất cả đây là trò chơi của ánh sáng.

Đối với một người mà họ đã chứng nghiệm được cái tánh Không và cái ánh sáng căn bản đó thì họ thấy cuộc đời này chỉ là trò chơi của ánh sáng. Chớp nháng, chớp nháng vậy thôi, khóc cười làm gì.

Giải thoát thì đời sau lại chơi một trò chơi khác, nhưng mà chơi trò chơi khác mà mình biết đó là trò chơi, còn mình không biết đó là trò chơi, nên mình khóc cười tùm lum hết, còn tự tử vì nó nữa.
Coi phim mà tự tử nữa. Ha ha!

(Mọi người đều cười) - Tánh Hải Kính ghi

602

Những Đức tính của Nhân cách Trần nhân Tông

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH TRẦN NHÂN TÔNG Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là một nhà kinh bang tế thế vừa là một vị Tổ đã sáng lập dòng Thiền Trúc

15,831
VÔ NIỆM CỦA TÀO SƠN - John Daido Loori - Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

John Daido Loori Ban dịch thuật Thiện Tri Thức300 CÔNG ÁN TRONG CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG CỦA ĐẠO NGUYÊN, tắc 129Đề tài chánh      Khi Tào Sơn đang ngồi thiền định(1), một nhà

21,491
QUÁN BỐN CHUYỂN TÂM

_Thưa thầy con hỏi xin thầy chỉ con một hai cái ví dụ nào cụ thể chút xíu cho con hiểu rõ hơn. Như thầy nói bản tâm tự nhiên, như cái

575
PHÁP HIỀN Cư Sĩ và Bài GIẢI THOÁT - BUỘC RÀNG của J. KRISHNAMURTI

Trạng thái hỗn loạn nhất của tôi ngày hôm nay là tôi chỉ còn tư duy và chỉ có tư duy mà thôi (thời đồ đá của R.Décartes.) Mộng mơ đã thật

932
NIỆM PHẬT TRÊN NỀN TẢNG

_Thưa thầy, con niệm Phật A Di Đà, khi con niệm Phật đó là danh hiệu Phật, con niệm đó là con quán đương thể tức Không, thì trong đó con cứ

535
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc