_Thưa thầy, con thắc mắc cái chất lượng của việc cúng dường có ảnh hưởng tới thái độ của người cúng dường đó nghiêm túc chân thật, vậy là nó tăng chất lượng lên không thầy?
_ Nghiêm túc và chân thật chỉ là một cái thôi, vấn đề là người đó phải an trụ sâu trong tinh minh đó; thì sáu phần hòa hợp kia mới hiển lộ ý nghĩa ra được. Ví dụ đơn giản thôi như kinh Kim Cương nói là: tới buổi thì đức Phật và các vị A la hán đi khất thực, khất thực xong rồi ngài về ngồi rửa chân, để bình bát, dùng cơm trưa…Đó, có gì là kinh điển đâu, có gì là rắc rối đâu, nhưng mà ở đó biểu lộ tất cả: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; tất cả tứ đại đều chính là Như Lai Tạng hết, phải hông? Mới vô là kinh nói điều đó liền.
Nói theo Thiền tông là: “Tất cả tướng đều là tánh” hết. Toàn tướng tức tánh; diễn tả đi khất thực, về ngồi ăn, có gì là đạo pháp, có gì đâu; nhưng mà đó chính là đạo pháp, bởi vì tất cả tướng tức là tánh; đó là Phật sự, chớ kinh đâu có dư thì giờ mà diễn tả lằng nhằng; chỉ là diễn tả hành động khất thực thọ trai thôi, nhưng tất cả đều là tánh hết. Chư Phật, chư A la hán; các vị thấy tất cả tướng là tánh hết, còn mình ăn bữa trưa còn ngon hơn mấy vị đó, nhưng mình chỉ thấy là tướng nên mình lãnh đủ; mà khi thấy tất cả tướng là tánh, thì tất cả tướng đều thanh tịnh hết.
_Thưa thầy, cúng hương là tất cả cái thấy của giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hương đều nằm trong hương đó?
_Thì hương là phương tiện, để cho năm cái hương, giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hương nó có dịp nó bốc ra; đó, thầy nói cái hương đó nó không ra khỏi cái hàng rào đâu, mà hương đó chư thiên họ không thèm tới nữa; bởi vì hương cõi này nó thô lắm. Mình phải biết là khi cúng dường hương thì thân khẩu tâm của mình nó biến thành hương và nó tỏa ra khắp pháp giới, đó chính là cúng dường chân thật.
Đó mới gọi là cúng dường pháp chớ không phải cúng dường hương, hương đó là hương để cho mình quán tưởng tâm mình thành cái hương để phục vụ tất cả chư Phật, chư Bồ tát, chư A la hán, tất cả những chúng sanh trên cõi trời và thậm chí ở cõi dưới thấp hơn mình nữa.
Nên nhớ Phật giáo là không có làm cái gì mà ra khỏi Phật tánh nổi đâu, chẳng qua mình làm cái này, qua cái sự mà thấy cái lý, mà lý đó không phải là nói suông không đâu mà phải thể hiện qua cái sự; tức là liệu cái hương cúng dường của mình đây có thể lên đến Càn Thát Bà nào không, hay đó chỉ quanh quẩn trong cái phòng này thôi. Nó phải phổ khắp chúng sanh, trùm khắp chúng sanh; cũng giống như đức Quán Thế Âm Bồ tát cúng dường, trên thì cùng một tâm giác ngộ với chư Phật, mà dưới thì cùng một lòng bi ngưỡng với tất cả chúng sanh. Đó là hương, hương ngũ phần pháp thân đó.
_ Thưa thầy con tham gia cúng dường hương lần này là lần thứ hai, lần đầu khi mà thầy đọc thì sự mở tâm của con rất khó, con có trình với thầy, thầy dạy nên mở rộng tâm ra; qua đợt thứ hai, con thấy cũng vậy nhưng khi thầy đọc tới cúng dường tất cả các vị thần nguyên tố, mà thần nguyên tố thì tự nhiên con thấy cả pháp giới này nó liên quan với nhau chặt chẽ, ai ai cũng cùng mang nguyên tố như nhau và con thấy mọi người thành một khối với nhau hết sức tự nhiên, nghe như vậy và nhớ lại trong kinh có nói “có tâm đây”, tự nhiên con thấy tâm con mở ra con chợt hiểu câu mà thầy hay nói “Tất cả là một” mà ngày xưa nghe thầy hay dạy mà con không hiểu nổi, và con cảm thấy tâm con nhẹ nhỏm, cỡi mở.
_Thì vậy đó, mình cúng dường để mình làm một với tất cả, những cái mình cúng dường để mình thấy cái câu: Năng lễ sở lễ tánh không tịch, người lễ và đối tượng được lễ hai cái đó là tánh không tịch, đó là một, chớ Phật đâu có cần lễ lạy Phật làm chi, lễ là mình được làm một với Phật, mình cúng dường toàn bộ pháp giới này để mình làm một với pháp giới, vậy thôi. Thành ra mình cứ làm lần lần mình hiểu như thầy nói đó, đừng coi thường Phật giáo, giờ phút nào cũng là cao điểm hết, chỉ có mình coi thường nó thành ra mình không cao điểm được. Thầy hay nói một anh cầu thủ hạng nhất thì giờ phút nào nó cũng làm bàn hết, mình là chúng sanh nên giờ phút nào cũng thường, còn người ta chỉ cần một câu thôi, nó bể ra thì nó thành pháp giới; thành ra, đừng có coi thường Phật giáo.
“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” cuộc đời mình dễ gì mà được như câu này, thật ra những câu đã đặt ra đó phần nhiều lấy trong kinh điển ra, cũng như mười hạnh nguyện Phổ Hiền mình đọc cái đó thì: thứ nhất lễ kính chư Phật, thứ hai xưng tán Như Lai, thứ ba quảng tu cúng dường…; cái quảng tu cúng dường này mà đối với ngài Phổ Hiền là cúng dường không hở sót một thời gian nào hết.
Khi cúng dường không hở sót thì ngài là toàn bộ pháp giới rồi, cho nên mình mới cầu viện ngài cái gì là ngài cỡi voi sáu ngà tới liền, bởi vì ngài là toàn bộ pháp giới không hở sót, tất cả mười cái hạnh nguyện đó không hở sót một giây nào hết, thì đó là pháp giới rồi, đó là tất cả vũ trụ rồi, chớ nó đâu phải là người bình thường đâu. Mình cúng dường mình cứ tưởng là cúng dường ly nước, chén chè, hay cơm cháo gì; chớ thật ra cúng dường liên tục chính là thiền định, và mình và vũ trụ này là một không phải là lúc nào nó lóe lên vậy rồi thôi mà nó phải liên tục.
Cái chữ mà thầy thấy quan trọng nhất của ngài Phổ Hiền là sám hối cũng không hở sót; mười cái ba la mật đó dùng không hở sót nghĩa là nó liên tục liên tục vậy thôi, chớ không phải cúng dường rồi nói thôi đủ rồi để tháng sau cúng dường tiếp; nó phải liên tục, liên tục như vậy thì mình với vũ trụ này là một thôi,
Cúng dường cho tất cả chúng sanh mà mình cúng dường liên tục như vậy là mình đại bi đồng thể với chúng sanh đó, cái quan trọng nhất là phải liên tục, 24 tiếng này mà nó chạy liên tục thì nó chạy thiệt luôn, cái gì mà liên tục thì nó chạy thiệt luôn, sông mà nó chảy 24 tiếng thì nó thành sông luôn chớ nó không phải là lạch nước nữa đâu.
Hạnh phổ hiền là không hở sót, nên nhớ không hở sót mà mình làm được thì đó chính là Kim Cương định đó, thành ra vấn đề mình tới đây trong ngồi thiền hay trong cái gì đó mình thắp lên một nhúm lửa nào đó thôi, nếu mình giử gìn nó, mà nó bắt đầu nó cháy thì cả khu rừng sanh tử của mình nó cháy tiêu hết, phải hông? Ban đầu nó cháy ngún ngún mình thấy sơ sài lắm, nhưng mà giữ cho nó được ngọn lửa thì nó cháy hết khu rừng sanh tử cho coi, mà cháy hết khu rừng đó là tịnh hóa tuyệt đối, cháy hết thì còn gì nữa, tịnh hóa hay không tịnh hóa gì?
__Thưa thầy con có đọc trong Mật Tông, trong cầu nguyện thì có đảnh lễ, sám hối, có cúng dường, có thỉnh Phật trụ thế, có thỉnh chuyển pháp luân; thưa thầy trong cúng dường thì có ý nghĩa khác nữa không, có trong cầu nguyện không ạ?
_Thì cái bài sám hối mình hay tụng đó có quy y, có sám hối, có phát bồ đề tâm; nghĩa là đầy đủ tất cả mười cái, bên Tây Tạng thì gom lại bảy cái thôi chớ trong kinh điển thì nó tới mười cái, thì mười cái mình vẫn đọc mười hạnh Phổ Hiền đó, nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, tam giả quảng tu cúng dường… Ngay cái thứ hai là xưng tán Như Lai, mình xưng tán đâu có nổi, phải hông? Chớ mình xưng tán Như Lai mà không hở sót thì mình thành Như Lai rồi chớ còn cái gì nữa? Mình xưng tán nhưng lâu lâu một chập mình lại chửi thề một vài phát, không hở sót là mình sẽ thành Như Lai, tất cả những hạnh đó là hạnh để thành Phât hết, mà trong một hạnh như vậy nó phải đầy đủ những thứ khác. Ví dụ cúng dường chẳng hạn, nó đòi hỏi cái mức định tâm của mình phải nhiều chớ không phải cúng dường là làm chơi chơi vậy thôi đâu. Làm sao tất cả giới định huệ của mình, tất cả Phật pháp phải huy động vô đây, kể cả lòng tin, kể cả đức tin, và: tin, tấn, niệm, định, huệ; cả 37 phẩm trợ đạo phải có trong cái này nữa, mình đừng có tưởng Phật giáo làm cái gì là làm riêng rẽ đâu mà làm một cái thì toàn bộ những cái khác hỗ trợ cho nó.
Thành ra mình đừng có nghĩ tu hành Phật giáo là tu một cái thôi, tôi ngồi thiền là một cái thôi, tôi tụng kinh là tôi tụng kinh thôi, trong tụng kinh đó phải có thiền định, nó phải có cúng dường nó phải có đủ hết, nó huy động toàn bộ con người mình vô cái chuyện đó thôi, thì mình mới thành tựu được cái gì. Đâu phải miệng tụng thôi đâu, miệng tụng tâm phải quán tưởng, như tụng kinh A Di Đà mình phải quán tưởng coi các cảnh giới là sao… Chớ còn mình đi tìm một người nào đó chẳng hạn, mà mình chỉ cần kêu tên người đó thôi đâu có đủ, phải có cái hình của người đó nữa, phải dùng nhiều cái hiểu biết về người đó thì mình mới tìm người đó được.
Thành ra chỉ đơn giản là đi bộ thôi mình cũng phải xử dụng toàn thân của mình, đối với Phật giáo tu một pháp nào anh cũng phải sử dụng toàn bộ Phật giáo, mình phải sử dụng tất cả những gì mình có được, họa may nó mới ra được thứ gì.
Như mình chơi game mình còn sử dụng tất cả con người mình, thì Phật giáo mình phải sử dụng tất cả mắt tai mũi lưỡi thân ý để nó đưa về cái tinh minh đó, cái bổn lại diện mục, cái Phật tánh của mình; phải huy động toàn lực thì mới chiến thắng được cái này, chớ không phải chơi chơi được đâu; kể cả cái mong ước của mình, phải có mong ước lớn mới có động lực thực hành thành công.
Như trong sám hối phải có mọi cái khác như phải có định, phải có huệ để mà hiểu, thí dụ tại sao đặt nam Mô vô cấu Phật, là không có dơ nữa; rồi Nam mô ly cấu Phật, là lìa cái dơ; tại sao mà đặt vô cấu Phật trước mà ly cấu Phật sau? Đó, mình phải có huệ để mình nhìn thấy những cái này, nó lắc léo lắm chớ đừng có tưởng, đáng lý là lìa dơ trước rồi mới hết dơ sau, mà đây là không dơ trước rồi mới lìa dơ sau, nam mô vô cấu Phật trước rồi mới tới nam mô ly cấu Phật sau.
Đừng tưởng sám hối chỉ là sám hối không thôi, nó phải tư duy, nó phải suy xét, nó phải quán tưởng, rồi tới một lúc nào đó mình mới hiểu tại sao như vậy; đừng có tưởng sám hối chỉ có vậy, mình phải huy động tất cả niềm tin, tất cả định tất cả huệ của mình, tất cả giới... Tất cả trút vô đó họa may nó mới bật ra được cái gì.
Ở đời này không có ai một cái gì đó thành công được hết, ông Bill Gate ông cũng sử dụng hai tay hai mắt, não phải, não trái, ông làm tùm lum mới ra được sự nghiệp đó chớ đâu phải ông sử dụng riêng một cái đâu?
Thì tu hành mình có cái gì mình phải sử dụng cái đó, và người xưa nói rồi, phải tu một pháp mà trong đó có nhiều pháp.
Cũng như bây giờ mình ngồi thiền, đâu phải mình chỉ sử dụng cái tâm ý của mình thôi, phải sử dụng cái thân nữa, bởi vậy, người ta mới nói điều thân, là điều hòa cái thân mình trước rồi tới điều tâm, tay phải để làm sao, cái gì cũng có phận sự của nó hết. Nó mới định được còn ngồi mà tự do thoải mái làm sao định được, ánh sáng cũng đừng sáng quá. Đừng ngồi nơi có gió dễ trúng gió… đủ thứ chuyện hết nó mới thành ra chuyện ngồi thiền, còn như một cái gì đó nó trục trặc là thấy không êm rồi.
Mình tu chơi chơi, y như pháo thăng thiên bắn lên nó xòe ra cái rồi thôi; phải nhiều động lực để nó vượt ra khỏi không gian này, muốn vậy là nó phải đầy đủ hết; rồi tình cờ thấy ông bạn mình bỗng nhiên ông trúng gió ông chết, cũng là cái động lực để mình phải lo; ông đó như vậy, chắc gì mình còn một năm nữa?
Thành ra phải dùng tất cả những nỗ lực của mình có để tu, chớ tu như làm nghề tay trái, làm nghề tay phải còn chưa ăn nữa làm nghề tay trái thì sao?
Được thì cũng tốt mà không được thì thôi, như vậy không có anh nào đạt được hết, thầy nói muốn làm giàu anh phải đầu tư, đầu tư nhiều vô mới giàu, chớ đầu tư ngày mua hai tấm vé số cả đời cũng không trúng nữa, nhân nào quả đó, nhiều nhân chừng nào thì cái quả càng mau chừng đó.
Tánh Hải Kính ghi
Bộ phim không đi theo một số quy tắc làm phim thông thường và gần như không có kịch bản cụ thể. Nhưng chính cái phi cấu trúc đó lại đúng với
Mọi người đều có sự kích thích trở thành giới tinh hoa. _ Alfre Woodard🍀 Bí mật tương lai của bạn được che giấu trong thói quen hàng ngày của bạn. _
Sáng Chủ nhật, ngày 25-3-2012 trong dịp kỷ niệm 2600 năm Đức Phật thành đạo, tại thủ đô Bangkok -Thái Lan đã long trọng tổ chức lễ đặt bát cúng dường đến
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV "We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try
Đạt-lai Lạt-ma và người chăn trừu Cách đây khoảng ba trăm năm, Kelsang Gyatso ,Đạt-lai Lạt-ma thứ bảy là người hay rời bảo tháp của mình trong điện Potala và đi vào
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt