Làm Thế Nào Để Nhận Biết Chính Mình
Một số độc giả có thể vẫn do dự khi thử đặt ra mục tiêu ở trên vì họ không chắc chắn về điều họ thật sự muốn làm trong cuộc đời. Những cá nhân này có thể cần tập trung vào yếu tố quan trọng khác của sự hiểu biết bản thân: năng lực nhận thức nội tâm. Howard Gardner miêu tả khả năng này như là thành phần cốt lõi của sự hiểu biết bản thân. Theo Gardner, một người với khả năng nhận biết nội tâm sâu sắc có thể phân biệt giữa các dạng cảm xúc và cuối cùng phân loại, biểu tượng chúng và “dùng chúng như một phương thức để hiểu và chỉ dẫn hành vi con người.” Những người như vậy gồm có nhà trị liệu tâm lý, những nhà thông thái và nhà văn.
Ví dụ như Marcel Proust đã dùng rất nhiều những năm trưởng thành để suy ngẫm kỹ lưỡng về cuộc đời mình. Thành quả của quá trình xem xét nội tâm ấy chính là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại của nền văn minh phương Tây, tiểu thuyết nhiều tập Remembrance of Things Past (Đi Tìm Thời Gian Đã Mất). Tiểu thuyết bắt đầu với hơn 50 trang nói về cảm xúc của nhân vật chính khi còn là một đứa trẻ, tối tối nằm đợi mẹ để được hôn chúc ngủ ngon. Mỗi cảm xúc và suy nghĩ tinh tế đều được khám phá rất tinh tế.
Người sáng lập Phân tâm học, Sigmund Freud, lại thực hiện một loại xem xét nội tâm hoàn toàn khác. Từ năm 39 tuổi, mỗi ngày ông dành ra nửa tiếng để tự phân tích bản thân. Sử dụng phương pháp tâm lý tương tự như ông đã áp dụng cho người bệnh của mình, bao gồm sự liên tưởng tự do, tìm hiểu giấc mơ và (giống như Proust) hồi tưởng về những ký ức thời thơ ấu, Freud đã tiến hành cuộc phiêu lưu tâm hồn trong hơn 40 năm - một quá trình đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của Lý thuyết phân tâm học.
Vẫn còn một phương thức xem xét nội tâm khác xuất phát từ Đông Nam Á, nơi mà những vị đại sư giáo nguyên thủy ngồi thiền vài tiếng mỗi ngày nhằm hướng sự tập trung vào các hiện tượng của tinh thần. Dựa trên sự chiêm nghiệm sâu xa của ý thức, trong A tỳ đạt ma đã phát triển một hệ thống tâm lý phức tạp của ý nghĩ giúp phân loại những dạng tinh thần khác nhau. Ví dụ như, nó đã xác định được 11 hiện tượng tinh thần tích cực, 20 nguồn gốc của sự bất ổn, 9 giai đoạn kiểm soát tinh thần và rất nhiều loại hoạt động tinh thần khác.
Tuy nhiên bạn không cần phải là một nhà văn, chuyên gia về tâm thần học hay là một nhà sư để có thể thực hiện công việc xem xét nội tâm. Hãy xem xét một vài phương pháp đơn giản bạn có thể áp dụng để giúp bạn tập trung vào quá trình định hướng nội tâm:
Viết Nhật Ký: Những người khám phá bản thân luôn nhận thấy nhật ký là một thứ vô giá giúp họ thăm dò sự sâu kín của tâm hồn. Mặc dù nhật ký là một phương tiện ngôn ngữ được những người vốn có khả năng nội tâm cá nhân sử dụng nhưng nó vẫn có khuynh hướng là một công cụ để khám phá bản thân hơn là phương thức để biểu hiện văn học. Thomas Mallon, tác giả cuốn Book Of One’s Own: People And Their Diaries (Quyển Sách Cá Nhân: Con Người Và Nhật Ký Của Họ), mô tả những ký giả uyên bác này: “nói chung là những người rất nghiêm túc, nghiêm túc hơn khi họ hồi tưởng…” Ví dụ về các tác phẩm của những cá nhân này gồm có những suy ngẫm triết học của Thoreau, những biểu hiện cá nhân mạnh mẽ của Anais Nin và những khao khát tâm hồn của Thomas Merton. Hình thức mà những người viết nhật ký sử dụng để đạt được sự hiểu biết bản thân không hoàn toàn giống nhau. Tác giả Joana Field ghi lại những giây phút hạnh phúc nhất của mỗi ngày như một sự mở đầu cho việc viết nhật ký. Chuyên gia về tâm thần học, Carl Jung, lại mô tả hình ảnh về những giấc mơ và những hình ảnh tưởng tượng kì lạ trong quyển nhật ký bìa đen của mình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trước đây – Dag Hammarskjold sưu tầm các bài thơ, các lời trích dẫn, câu hỏi và những đoạn châm ngôn trong hơn 30 năm.
Nhà tâm lý học thuộc Đại học New York - Ira Progoff đã kết hợp những nét đặc trưng hay nhất của việc viết nhật ký thành một phương pháp mà bất cứ người nào cũng có thể học và sử dụng để khám phá bản thân. Nhật ký, chia ra thành vài mục, tiêu biểu cho những khía cạnh khác nhau của mỗi sự chiêm nghiệm. Những đặc trưng này bao gồm:
• Giấc mơ;
• Hình ảnh tưởng tượng (sự mơ mộng);
• Tiểu sử về bản thân;
• Đối thoại tinh thần với những người đặc biệt;
• Đối thoại với bản thân về bản thân và công việc;
• Ghi chép hàng ngày.
Tiêu biểu là mỗi cá nhân có thể bắt đầu bằng cách ghi chép một đoạn đầu trong một mục nào đó của nhật ký nhưng sau đó khi đã có sự liên tưởng thì tiếp tục chuyển sang mục khác. Ví dụ như bạn mở đầu cuốn nhật ký xuất phát từ ký ức về một giấc mơ thì hãy ghi lại trong phần giấc mơ; điều này có thể dẫn tới ký ức về tuổi thơ thì bạn lại chuyển sang mục tiểu sử bản thân. Progoff cảm thấy cách tiếp cận sáng tạo với nhật ký này sẽ khắc phục được những hạn chế của khổ nhật ký đặc trưng, luôn quá cố định và không cho phép con người mở rộng cuộc sống nội tâm của họ.
Thiền định. Đối với những người không muốn bị bó buộc vào chữ viết, có lẽ suy ngẫm là một phương pháp tốt nhất và thích hợp nhất cho khả năng nội tâm. Cho dù nó đòi hỏi việc tập trung vào ánh nến, đọc kinh hoặc đơn giản tuân theo những ý nghĩa xuất hiện và biến mất trong trí óc con người thì suy ngẫm vẫn mang lại một cách nhìn nhận có ý thức vào sự trải nghiệm tâm hồn bị che đậy trong cuộc sống hàng ngày đầy bận rộn của con người. Như chuyên gia về tâm thần học Lawrence Leshan, tác giả cuốn How to Meditate (Làm Thế Nào Để Thiền Định), chỉ ra rằng: “Chúng ta thiền định để tìm, để lấy, để nhớ lại một điều gì đó trong chính bản thân mà chúng ta đã từng lờ mờ cũng như vô tình nhận thức và đánh mất nó mà không biết rằng nó là gì, ở đâu hoặc thời điểm nào chúng ta mất nó.” Bài tập dưới đây sẽ cho bạn cơ hội thực hành một hình thức thiền định rất đơn giản được phỏng theo cách thức trong Phật Giáo.
🌺 Khám Phá Sự Giải Phóng Tinh Thần
Bạn hãy chọn cho mình một chiếc ghế thật thoải mái trong một căn phòng yên tĩnh. Nhắm mắt lại và bắt đầu tập trung chú ý vào hơi thở của mình. Thở đều đặn và để ý cảm giác của không khí đi qua mũi bạn với mỗi hơi hít vào và thở ra. Nếu sự tập trung của bạn bắt đầu bị phân tán, hãy hướng sự chú ý của bạn vào hơi thở, bạn có thể thấy rằng sự tập trung giúp duy trì những ý nghĩ, cảm giác, cảm xúc và nhận thức cố định của bạn tránh xa khỏi sự vơ vẩn. Nhưng nếu điều này xảy ra, hãy tập trung hoàn toàn vào những trải nghiệm (“ôi đúng vậy, đó chính là sự giận dữ…” hoặc “khó chịu… khó chịu quá…” hoặc “Tôi đang nhớ lại bữa tiệc của ngày hôm qua…” Sau khi nhận biết điều này, quay lại hơi thở của bạn. Luôn giữ sự tập trung của bạn vào hơi thở. Nếu đầu óc bạn bị phân tán một lần nữa, lặp lại quá trình tìm ra sự trải nghiệm và quay lại hơi thở. Tiếp tục suy ngẫm như vậy trong 20 phút.
Phân tích giấc mơ: Sigmund Freud gọi những giấc mơ là “con đường dễ dàng nhất để đi tới tiềm thức”. Nhớ và học cách hiểu giấc mơ có thể là một phương pháp hay để khám phá bản thân. Về mặt lịch sử, giấc mơ được sử dụng như căn cứ cho dự báo, tiên đoán và linh cảm. Gần đây, những người như Gandhi, Henry James và Beethoven đã sử dụng giấc mơ như là một nguồn cảm hứng cho sáng tạo của họ. Giấc mơ có thể tiết lộ ra những cảm xúc bị kìm nén, khuấy động lại những ký ức đã bị lãng quên, làm sống lại những ý tưởng sáng tạo và tạo ra những triển vọng mới cho cuộc sống và bản thân. Robert Johnson, nhà phân tích trường phái tâm lý Jung và tác giả cuốn Inner Work, nói: “Giấc mơ là những ảo tưởng mạnh mẽ thể hiện sự vận động, xung đột, tương tác và phát triển của các khả năng tiềm tàng trong tiềm thức.” Để nhớ giấc mơ của mình, bạn hãy đặt một máy ghi âm hoặc nhật ký ở cạnh giường và ghi chúng lại ngay vào lúc tỉnh dậy vào lúc buổi đêm hoặc buổi sáng. Johnson đã gợi ý một kế hoạch 4 bước để làm sáng tỏ giấc mơ:
• Tự do liên tưởng: Với mỗi hình ảnh từ giấc mơ viết ra tất cả sự liên tưởng bạn có thể nghĩ đến. Ví dụ như: hình ảnh của một lô đất trống có thể khiến liên tưởng tới sự trống rỗng, một tiềm năng, tài năng bẩm sinh, một mảnh đất bạn đã từng chơi ở đó khi còn bé hay một mảnh đất vô chủ.
• Kết hợp hình ảnh giấc mơ với nội lực tinh thần: Gắn liền hình ảnh giấc mơ với những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Ví dụ: “Tôi cảm thấy như đang di chuyển qua một vùng đất trong cuộc sống sáng tạo của mình.”
• Giải thích: Đặt những liên tưởng của bạn và sự liên hệ cá nhân trong hai bước đầu tiên lại với nhau và nghĩ về toàn bộ ý nghĩa của giấc mơ. Ví dụ như: “Giấc mơ này nói với tôi rằng có một phần tôi chưa được khai thác - một tiềm năng mà tôi cần phải khám phá”.
• Trình tự thực hiện: Là một điều gì đó để biến thế giới tưởng tượng trong giấc mơ thành hiện thực. Ví dụ như: Hãy tới một mảnh đất không xa và đi bộ vòng quanh nó để nghĩ về tiềm năng có thể phát triển trong bạn.
Trong quá trình nghiên cứu giấc mơ, Johnson luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc “tìm đến khả năng tiềm tàng”. Bạn sẽ biết rằng mình đang đến gần ý nghĩa của chính giấc mơ khi bạn nhận thấy sự dâng trào của niềm thích thú, sức sống hoặc cảm xúc từ những hình ảnh.
🌺 Cái Tôi Chưa Được Khám Phá
Những phương pháp khám phá bản thân như thiền định, viết nhật ký và giải thích giấc mơ có thể đưa đến những chiêm nghiệm không mong muốn thách thức những nhận thức về con người thực của chúng ta. Như Carl Jung đã chỉ ra rằng, “hầu hết mọi người đều lẫn lộn giữa sự nhận biết về cái tôi tiềm thức với tính cách cá nhân có ý thức.” Bản thân khái niệm về tính cách cá nhân của Jung đã rất sâu rộng, bao gồm cái mà ông gọi là tiềm thức tập hợp, nơi lưu trữ các biểu tượng và hình ảnh nguyên mẫu của loài người. William James, người sáng lập Tâm lý học Hiện đại đã suy ngẫm về khái niệm cái tôi khá rộng này khi viết: “Ý thức thông thường của chúng ta… là một loại ý thức đặc biệt, còn có những dạng ý thức tiềm tàng hoàn toàn khác biệt được nhận biết từ những hình ảnh mờ nhạt nhất.”
Hàng nghìn năm qua, nhiều nền văn hóa trên thế giới đã biểu hiện khá hệ thống về bản ngã cá nhân mà hợp thành những “dạng ý thức tiềm tàng” này. Vedanta hệ thống triết học duy tâm Ấn Độ cổ đại nói về những “vỏ bọc” khác nhau của cá nhân bao gồm những phạm vi thuộc về thể chất, cảm xúc, tinh thần và tâm hồn. Triết học Phật Giáo Tây Tạng, mặc dù bác bỏ sự hiện diện của một “cái tôi”, vẫn thừa nhận sự tồn tại của hàng nghìn những thực thể hòa bình và phẫn nộ (Bồ tát, Không hành nữ và những thực thể khác) trong ý thức của mỗi cá nhân. Đạo Sufi, một nhánh thần bí của Đạo Hồi, có một hệ thống phức tạp bằng ngôn ngữ thơ về các giai đoạn phát triển khác nhau trong sự lớn mạnh của cá nhân tiến tới cái tôi đích thực. Nhiều truyền thuyết thần thoại về sự hình thành vũ trụ và văn học dân gian của các nền văn hóa khác lại sáng tạo nên những biểu tượng phức tạp để thông qua đó thể hiện bản ngã của dân tộc mình.
Thông thường, những cá nhân có mối liên hệ với loại khả năng nội tâm này thường đóng vai trò như người chỉ dẫn những thành viên khác trong cộng đồng tiến tới thế giới tâm linh. Những người này gồm có linh mục, nhà tiên tri, pháp sư, phù thủy, nhà thần bí, nhà lãnh đạo tinh thần và những người có tầm nhìn xa của một cộng đồng. Những nhân vật như thế đứng bên ngoài xã hội và thường trải qua những nghi lễ nhập đạo rất gian khổ đòi hỏi sự đấu tranh giữa hai thế lực trong sáng và đen tối của nội tâm. Họ cũng thường trải qua cái mà nhà thần thoại học Joseph Campbell gọi là “cuộc hành trình anh hùng”. Hành trình này gồm 3 giai đoạn cơ bản: phân thân, bắt đầu và trở về. Campbell viết: “Một anh hùng luôn mạo hiểm dấn thân từ thế giới hiện thực vào thế giới siêu nhiên; chạm trán những sức mạnh phi thường và giành được thắng lợi quyết định; người anh hùng trở về từ cuộc phiêu lưu bí ẩn cùng với khả năng đem lại lợi ích cho cộng đồng mình.”
Một nhân tố quan trọng của cuộc hành trình này là sự đơn độc. Những cá nhân muốn tìm kiếm nhận thức về bản thân sâu xa hơn luôn phải tách mình ra khỏi cuộc sống hàng ngày và tìm một nơi cách xa cộng đồng, thường là ở trong thiên nhiên, nơi họ có thể đưa bản thân đến với những điều thần diệu và bí ẩn. Những nhà khám phá nội tâm vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại - những người sáng lập ra các tôn giáo lớn của thế giới - mỗi người đều có thời kỳ sống biệt lập trong hành trình khám phá bản thân: Đức Phật ngồi dưới cây bồ đề, Chúa Jesus chọn nơi vắng vẻ để chống lại sự cám dỗ, Mohammad ẩn cư ở động Hera trong suốt tháng nhịn ăn. Còn ở cộng đồng Saman, các cá nhân thường cô lập bản thân suốt cả ngày, đôi khi họ sống giữa muông thú, nên họ có thể tiếp nhận tầm nhìn cá nhân của mình.
Trong nền văn hóa chúng ta, những con người có khả năng nội tâm cá nhân thường có những thời kỳ ẩn dật để làm mới bản thân. Ví dụ như tướng Hải quân Admiral Byrd, tình nguyện đi đến phụ trách một số cơ sở dự báo thời tiết tại Nam cực vào mùa đông năm 1934 bởi nỗi khao khát muốn tìm kiếm sự yên tĩnh cho tâm hồn. Mặc dù gần như sắp chết trong suốt mùa đông này nhưng sau đó Byrd đã viết trong cuốn tự truyện Alone (Đơn Độc): “Tôi đã chạm đến những vẻ đẹp tuyệt đích và kỳ diệu của sự sống và những giá trị nhỏ bé của cuộc sống mà trước đây tôi không hề có. Giờ đây tôi sống giản đơn và yên bình hơn.” Nhà văn May Sarton, tác giả cuốn Journal Of A Solitude (Nhật Ký Cô Đơn), cũng nhận thấy rằng sự tồn tại của bà thực sự chỉ bắt đầu khi bà tách biệt khỏi mọi người.
Mong muốn được ở một mình có thể đi ngược lại với những áp lực xã hội luôn đòi hỏi một người phải “liên kết” với người khác để được coi là lành mạnh về cảm xúc. Nhà tâm thần học Anthony Storr, tác giả cuốn Solitude: A Return To The Self (Cô Lập: Sự Trở Về Với Bản Thân), nhận xét rằng: “Trong một nền văn hóa mà mọi người thường coi mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân là câu trả lời trong mọi hình thái xúc cảm, thì đôi khi thật khó để thuyết phục ngay cả những người có thiện chí rằng sự tách biệt có thể là phép chữa bệnh về hỗ trợ cảm xúc.” Chính xã hội chúng ta cũng đem đến những giai đoạn tách biệt thường dưới hình thức như ẩn dật hoặc nghỉ phép. Tuy nhiên bạn không phải đợi tới thời gian như vậy trong cuộc đời để nhận thấy lợi ích mà sự cách biệt mang lại. Bất kỳ ai cũng đều có thể dùng một ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ làm quãng thời gian để làm mới lại bản thân mình. Sau đây là một bài thực hành với mục đích giúp bạn thực hiện điều này.
🌺 Thực Hiện Ẩn cư
Hàng năm hãy xem lịch và định ra một hay nhiều ngày làm thời kỳ ẩn cứ cho bản thân. Hãy sắp xếp trước một nơi ngoài ngôi nhà của bạn (khách sạn, trung tâm điều dưỡng, tu viện hoặc nhà bạn bè). Hãy chắc chắn là bạn có một phòng riêng và bạn không có công việc nào trong suốt quá trình lưu lại đó. Đồng thời hãy yêu cầu nơi bạn đang ở (hoặc một nhà hàng địa phương) mang bữa ăn nhà hàng ngày cho bạn để bạn không phải bận tâm về chuyện sắp xếp ăn uống. Dùng toàn bộ hoặc càng nhiều càng tốt thời gian nghỉ ngơi của bạn.
Chọn ẩn cư theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng bạn xây dựng nó thành ba giai đoạn cơ bản:
• Khoảng thời gian thu nhận: để tiếp nhận sự trải nghiệm từ thế giới bên ngoài. Ví dụ đọc sách, đi bộ hoặc ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật.
• Khoảng thời gian hoàn toàn không làm gì cả: để nuôi dưỡng những sự trải nghiệm bạn vừa tiếp nhận. Ví dụ như suy ngẫm, ngủ/ mơ, mơ mộng hoặc đơn giản nghĩ về những điều đã qua.
• Khoảng thời gian biểu lộ: để biểu hiện những trải nghiệm tâm hồn của bạn. Ví dụ: viết nhật ký, vẽ hoặc sơn, nhảy, hoặc những sáng tạo khác.
Hãy chú ý tới nhận biết, trực giác, hình ảnh hoặc nhận thức mới về bản thân xuất hiện từ việc ẩn cư của bạn. Sau khi trở về thế giới, hãy duy trì việc tái hiện lại những trải nghiệm của mình định kỳ bằng cách đọc lại nhật ký, dán một hình ảnh quan trọng trên tường, hoặc tham gia vào những hoạt động gợi lại sự ẩn cư cho bạn. Theo cách này bạn có thể hòa nhập những điều đã thu nhận vào trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Một số người có thể nhận thấy rằng họ đã thực hiện những “đợt ẩn dật nhỏ” khi tự mình tham gia vào các thú vui riêng như câu cá, làm vườn, công việc thủ công, đi bộ đường dài. Những loại trải nghiệm này giúp cái tôi cô độc tìm được sức mạnh và ý nghĩa giữa một thế giới bận rộn và thường xuyên biến đổi. Trong một xã hội mà hình ảnh về những con người mà chúng ta phải trở thành đã rập khuôn vào chúng ta từ mọi khía cạnh thì những giây phút được là bản thân quả là quan trọng. Chuyên gia thần học Martin Buber kể câu chuyện về một người đàn ông đã chết và đi tới thiên đường, ông ta mong đợi Thánh Peter sẽ hỏi: “Tại sao trong cuộc đời con không giống như Moses?” Thay vào đó, ông ta thấy vô cùng ngạc nhiên và xấu hổ khi được hỏi: “Tại sao con không sống như chính bản thân mình?” Bằng cách cố gắng trở thành đúng con người thật của mình, cho dù nó có thể là thế nào đi nữa, chúng ta có thể bảo đảm một sự thanh thản trong tâm hồn ngay tại thời điểm hiện tại chứ không phải ở kiếp sau.
🌺 25 Cách Để Phát Triển Trí Thông Minh Nội Tâm
1. Nhờ các chuyên gia tâm lý tư vấn theo cách thức tư vấn cá nhân hoặc vật lý trị liệu.
2. Hãy tìm hiểu về bản ngã trong tâm lý học phương Tây và/ hoặc triết học phương Đông.
3. Học cách thiền định.
4. Nghe đài và băng cat - xet liên quan nội dung này.
5. Viết tự truyện.
6. Tạo cho mình trình tự hoặc nghi thức hồi tưởng cá nhân.
7. Thường xuyên ghi lại và làm sáng tỏ giấc mơ của mình.
8. Đọc những quyển sách về sự tự lực.
9. Tạo một không gian yên tĩnh trong nhà dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm.
10. Tự học một số điều mới như một kỹ năng, ngoại ngữ hoặc kiến thức trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
11. Bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.
12. Phát triển mối quan tâm hoặc sở thích khác với những người xung quanh.
13. Đăng ký lớp học về tính quyết đoán hoặc giữ nguyên tự tin.
14. Làm một bài trắc nghiệm với mục đích xác định những điểm yếu và mạnh đặc biệt của bạn trên mọi lĩnh vực.
15. Đặt ra những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân, sau đó theo đuổi chúng.
16. Tham dự một cuộc hội thảo với mục đích cung cấp kiến thức về bản thân hoặc “những cái tôi” của bạn (ví dụ như tổng hợp về tinh thần, phân tích chuyển hóa, kịch tâm lý, nghiên cứu tổng thể hoặc các trường phải nghiên cứu tâm lý khác.)
17. Viết nhật ký ghi lại những ý nghĩ cảm xúc, mục tiêu và ký ức của bạn.
18. Nghiên cứu tiểu sử và tự truyện của các nhân vật nổi tiếng có tính cách mạnh mẽ.
19. Hàng ngày thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao tính tự tôn (tích cực khích lệ bản thân, khẳng định sự thành công của mình.)
20. Tham dự các hoạt động tôn giáo một cách thường xuyên.
21. Làm điều mình hứng thú ít nhất một lần một ngày.
22. Tưởng tượng bạn là gì và thử sống cùng nó trong thế giới.
23. Hãy giữ một chiếc gương cầm tay để nhìn vào đó khi bạn ở trong những tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần khác nhau.
24. Mỗi tối dành ra 10 phút để xem xét những ý nghĩ và cảm xúc tinh thần khác nhau mà bạn trải qua trong ngày.
25. Dành thời gian nói chuyện với những người có ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh.
Trích “7 Loại Hình Thông Minh” Tác giả: Thomas Armstrong. Dịch giả: Mạnh Hải, Thu Hiền
NXB: Lao Động, Năm 2007
Thưa thầy con hỏi tịnh hóa tâm mình thì đi quán đảnh hoặc thầy tổ cũng tịnh hóa, nhưng mà mình cứ nhờ cái trợ lực bên ngoài hoài như vậy trợ
TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ VÀ MẬT TÔNG ------&----- SỰ HÌNH THÀNH MẬT GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ Bát Nhã Kinh được coi như cơ sở thành lập Phật Giáo Ðại Thừa. Có thể
NHỮNG THỰC HÀNH TỐI YẾUMỤC LỤC Sống theo Giới nguyện Năng lực của Tâm Toàn trí Câu chuyện về Ông Lão và Con Ruồi Năng lực của những Đối tượng Linh thánh
TÁNH KHÔNG và HOA NGHIÊM1. Trùng trùng duyên khởiThế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp
RABIRDRANATH TAGORE (1861 – 1941) nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ, từ lâu đã không còn là một gương mặt lạ lẫm với
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt