Tin Tức (680)


Thần Chú - ĐƯƠNG ĐẠO NXB Văn Hóa SAIGON 2010

876

Thần chú là pháp âm, là âm thanh diễn ra từ Pháp tánh hay Tánh Không. Cho nên thần chú có công năng diệt trừ mọi chướng ngại của hành giả và làm cho hành giả tương ưng với pháp tánh hay Tánh Không qua âm thanh của miệng. Thần chú là phương tiện thiện xảo bằng âm thanh để hộ trì tâm thức và đẩy tâm thức đến tận nguồn của nó, đến bản tánh của nó, tức là Tánh Không. Với Đại thừa, phương tiện cũng chính là trí huệ, bởi thế thần chú cũng tức là Bát-nhã. Thần chú là Bát-nhã thể hiện ra bằng phương tiện âm thanh.

Trong lúc ngài Huyền Trang đi Ấn Độ để cầu pháp thỉnh kinh, đoạn đường đi bộ đầy gian nan, sức người không thể vượt nổi. Nhưng mỗi khi sắp xỉu vì đói, gặp bão tuyết, bão cát trên sa mạc, thiếu nước, gặp thú dữ và ma quỷ, ngài được Đức Quán Thế Âm hiện thân ra làm một nhà sư bệnh hoạn đi theo cùng ngài, đọc và dạy cho ngài trì tụng trọn vẹn cả bài Tâm Kinh để vượt qua mọi chướng ngại.

Bát-nhã cũng như trọn bài Tâm Kinh là thần chú vì có công năng phá hoại những chướng ngại và đưa hành giả tương ưng với Tánh Không kim cang bất hoại. Âm thanh đi liền với tánh nghe, bao giờ cũng có một kết quả tâm linh, bởi vậy kinh thường được tụng, chú thì được trì. Trong 260 chữ của Tâm Kinh, chúng ta thấy có 19 chữ Vô, 9 chữ Bất và 7 chữ Không cộng thêm một thần chú. Không nghi ngờ gì những chữ Vô, Bất, Không được lập đi lập lại có công năng phá trừ mọi ngã chấp và pháp chấp, đưa hành giả tương ưng trọn vẹn với Tánh Không.

Trí Bát-nhã là thần chú lớn vì phá tan năm ấm đã nhốt hành giả trong thân tâm chật hẹp, khai mở cho hành giả nhập vào cái lớn Vô Biên, Tánh Không toàn khắp, vắng lặng không ngằn mé. Phá trừ năm ấm tức là phá trừ mọi ma quỷ, chướng ngại của ba cõi.

Bát-nhã là chú đại minh nghĩa là Bát-nhã có công năng phá trừ sự che chướng của năm ấm, giải phóng ánh sáng vô biên của tự tâm tràn khắp pháp giới. Ánh sáng đó tiêu trừ mọi tướng thân tâm và tướng cảnh giới hư vọng. Ánh sáng lớn đó là cái Chiếu của Tánh Không vậy.

Bát-nhã là thần chú cao hơn mọi chú khác, vì Bát-nhã trực tiếp tương ưng với Tánh Không, thực tại chân thường vô thượng.

Bát-nhã là thần chú không gì so sánh được, siêu việt tất cả mọi đẳng cấp vì Bát-nhã là Tánh Không siêu việt tất cả, bao trùm khắp và bình đẳng chiếu soi trong mọi đẳng cấp.

Bát-nhã phá trừ mọi khổ ách, vì Bát-nhã phá trừ tất cả mọi che chướng trong ba cõi. Bát-nhã là thần chú tối thượng, điều đó hoàn toàn chân thật không hư vọng. Như Đức Phật bảo trong mỗi người chúng ta có hạt châu vô giá trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới, đó là điều không hư vọng. Bát-nhã chính là hạt châu vô giá đó.

Toàn Bát-nhã Tâm Kinh, câu nào cũng là thần chú. Ngài Huyền Trang đã hành trì cả bài trong khi trên đường hành hương gian khổ. Câu nào cũng thuyết lên chân thật nghĩa, không thi thiết phương tiện, nên câu nào cũng khai mở hạt châu vô giá ấy. Chỉ một câu “Sắc tức thị Không” đủ phá tan mọi che chướng của năm ấm, phá tan địa ngục sanh tử, đạt thấu Tánh Không, thường, lạc, ngã, tịnh. Đâu có sắc tướng thì đó là địa ngục. Đâu phá được năm ấm thì đó là Niết-bàn. Chỉ một câu “Thi chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm” mà tu hành theo đó và chứng đắc được nó thì đã đạt được Vô sanh pháp nhẫn tức là Đệ Bát Địa Bồ-tát rồi. Vì theo kinh Đại thừa không thấy có pháp nào sanh ra, không thấy pháp nàp diệt mất là Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Cho nên sử dụng toàn bài Bát-nhã Tâm Kinh như là một thần chú tối thượng của Bồ-tát trên đường Bồ-tát đạo, đó là lợi ích tối thắng, điều này hoàn toàn chân thật, không hư vọng.

Nên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú rằng:
Gaté gaté, paragaté, parasam-gaté, Bodhi svaha

Trong kinh Lăng Nghiêm nói Đức Quán Thế Âm nhờ viên thông được tánh nghe nên hiện ra vô số thân diệu dụng và thuyết được vô biên bí mật thần chú. Tâm Kinh do ngài Quán Thế Âm giảng và cũng do ngài thuyết lên thần chú Bát-nhã.

Thần chú được thuyết từ Bản Tâm của Đức Quán Thế Âm, Bản Tâm đó cũng là Bản Tâm Chân Không của tất cả chư Phật. Bởi thế thần chú này là cây cầu nối giữa tâm thức phàm phu nhiễm ô của chúng ta với Tạng Tâm Chân Không của chư Phật. Sử dụng nó như một sức mạnh vượt qua khu rừng rậm tăm tối của tâm thức chúng ta để đến bờ bên kia của ánh sáng thanh tịnh. Đó là thấu đạt Tánh Không.

Thần chú (mantra) là cái hộ trì cho tâm thức. Thần chú Bát-nhã làm cho tâm thức dứt ra được khỏi những níu kéo hư vọng của các hoa đốm giữa hư không (năm ấm) để vượt qua được đến bờ bên kia. Khi đã đứng ở bờ bên kia mới biết là cũng chưa từng có bờ bên này. Qua được bờ bên kia, đó là công năng của thần chú đối với tâm thức con người.

Toàn thể Tâm Kinh là một thần chú. Thần chú đó làm biểu lộ bản tâm Tánh Không của mỗi chúng ta. Cho nên biết vận dụng bản tâm hằng hiện diện Trí Huệ soi chiếu Tánh Không nơi mỗi chúng ta trong từng niệm niệm tức là luôn luôn trì tụng thần chú. Thần chú tự tâm Tánh Không đó soi chiếu toàn bộ tưởng và tướng – tức là cái tạo ra sanh tử – phá tan chúng để tất cả chỉ còn là Tánh Không – Chân Không Diệu Hữu.

Không có thần chú nào bằng chú Bát-nhã vì đó là ánh sáng của bản tâm Tánh Không soi phá toàn bộ vô minh sanh tử. Không có ấn nào bằng ấn Bát-nhã, vì đó là Đại Ấn ấn tất cả sanh tử vào trong Tánh Không. Sử dụng Trí Huệ Bát-nhã như vậy, đó là con đường hiện thực của đại thần chú, của đại minh chú, của vô thượng chú, của vô đẳng đẳng chú vậy.

Theo: BÁT NHÃ TÂM KINH THIỀN GIẢI - Đương Đạo NXB VH Sài Gòn 2010

876

Đạt-lai Lạt-ma và người chăn trừu

Đạt-lai Lạt-ma và người chăn trừu   Cách đây khoảng ba trăm năm, Kelsang Gyatso ,Đạt-lai Lạt-ma thứ bảy là người hay rời bảo tháp của mình trong điện Potala và đi vào

20,315
Quan Hệ Thầy Trò

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Đạo sư Drupon Sonam Jophel Rinpoche viếng thăm Tây Tạng Tư - Bình Dương

Ngày 9-11, đạo sư Drupon Sonam Jophel Rinpoche (Tây Tạng) đã đến thuyết giảng với đạo tràng chùa Tây Tạng. Toàn thể đạo tràng hân hoan lắng nghe lời thuyết giảng của

14,627
TÒ MÒ KHAI PHÁ "ĐẶC SẢN SỨC MẠNH MỀM" CỦA NGƯỜI NHẬT

Có thể nói khiêm cung là một nét văn hóa rất "đặc sản" của người Nhật, mới nhìn qua thì có vẻ câu nệ hình thức... nhưng khi tiếp xúc thì thấy

919
ĐẠI ĐỊNH TIỂU ĐỊNH

Thưa thầy, các vị Bồ Tát ngộ tánh Không này thì đại định, có bao giờ tánh Không có đại có tiểu hay không?_Thì mình chưa tới cái đó thì mình tiểu

645
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,719
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc