Tâm giải thoát được nói đến bằng rất nhiều tên, Như Lai Tạng, Phật tánh, tánh giác; trong nhà thiền thì gọi là: bản lai diện mục, cây không rễ, đàn không dây, bát không đáy… tuy nó có nhiều tên như vậy nhưng tâm chỉ bao gồm không và minh, đó là hai chiều kích của tâm giải thoát, tâm không thể chỉ ra được nhưng nó là không gian cho mọi hoạt động diễn ra, và nó luôn luôn sáng tỏ (minh), người mê hay ngộ đều sử dụng tâm giải thoát này chỉ khác là chính họ không trực nhận được điều đó mà thôi.
Cho nên, việc tu hành của chúng ta không tạo ra tính minh - không của tâm mà chỉ phát hiện ra nó trong nhận thức của mình. Khi tâm chúng ta mê vẫn có nó hiện diện và khi được gợi ý, biết và làm quen với sự hiện diện này dần dần chúng ta mới nhận thấy toàn cảnh đều là tâm và toàn cảnh đều giải thoát.
Tu hành chỉ là chuyển cái nhìn từ chấp trước có nhiều tư kiến, dính mắc trở thành cái nhìn chân thực thấy mọi thứ như nó vốn là. Đó là cách chúng ta nương theo ánh sáng của tâm (cái biết) mà trở về tâm nền tảng là: minh - không và nhận thấy là không có gì ngoài tâm minh - không này dù hiện tượng trong và ngoài tâm có biến hiện như thế nào, tâm: minh - không này xưa nay vốn hiện diện và nhiếp nhập tất cả những hiện tượng trong và ngoài, cho nên mọi biểu hiện trong ngoài tâm được nhận biết không gì ngoài tâm giải thoát minh – không. Mời các bạn)
& Như Lai Tạng thì trùm khắp pháp giới, tùy theo nghiệp chúng sanh mà ứng hiện, cho nên, tất cả những khởi tưởng của tâm, tất cả những hình tướng mà tâm nhận biết, tri giác, đều là biểu hiện của Như Lai Tạng, điều đáng chú ý là hầu hết chúng ta chỉ chú trọng những khởi tưởng của tâm xem đó là tâm mình, và các hình tướng mà mình nhận biết xem đó là các hình tướng có thật, có tâm thật có thế giới hình tướng thật, chúng ta sống chỉ nhận thức và kinh nghiệm trên các biểu hiện thành hình tướng của Như Lai Tạng mà không biết gì về cái thể của các hình tướng và khởi tưởng, chính vì vậy mà người thấy được bản tánh của tâm thì cuộc sống cho dù nó có biến hiện như thế nào cũng là biểu hiện của giải thoát, của Như Lai Tạng, còn người chấp vào các tướng biểu hiện của Như Lại Tạng thì sống trên đối đãi của các hình tướng này và tạo nghiệp.
Cái gì là không gian để cho tâm khởi tưởng, cái gì là không gian cho các hình tướng hiển hiện? Đó là điều mà chúng ta chưa nhận thức, hay đúng ra chúng ta bỏ quên nó trong nhận thức sống hằng ngày của mình. Vì vậy nhận thức của chúng ta bị trói buộc vào sự ứng hiện của các hình tướng và khởi tưởng từ Như Lai Tạng, mà không biết bản thân nó chính là Như Lai Tạng.
Tu hành của chúng ta là thực hiện một quá trình nhận thức ngược, thay vì chúng ta chạy theo và chấp các tư tưởng và các tướng, trên đó sanh đối đãi tạo nghiệp, bây giờ chúng ta đánh thức mình khi đang sống với các hình tướng và đang có khởi tưởng, đánh thức nó cho tới khi nào nhận ra được không gian tâm hay nơi xuất phác ra mọi khởi tưởng và các hình tướng, khi đó chúng ta biết được tâm giải thoát như thế nào.
&.Bước thứ nhất, nhận ra mình có sự nhận thức
Nhận ra mình có một nhận thức, mình có biết khi có biểu hiện của tâm là một điều tương đối khó với người mới tu tập. Do thói quen thấy cái gì là chạy theo cái đó sanh yêu ghét lấy bỏ, và trong tâm cũng vậy có khởi tưởng nào khởi lên, mình cũng đồng hóa mình với khởi tưởng đó, coi tâm khởi tưởng đó là tâm mình. Chúng ta không thấy được có một cái biết, sự nhận thức đang hiện diện khi có khởi tưởng hoặc khi có hình tướng. Nhận thức này cái biết này giống như một nhân chứng lúc nào cũng hiện hữu, nó nhận biết mọi hoạt động của tâm thức, nó biết tâm thức đang hoạt động, đang sân giận, đang yêu thương, đang sinh yêu ghét, lấy bỏ… vì vậy mà trong kinh Tứ Niệm Xứ Phật dạy: “Khi tâm có tham biết tham, khi tâm không tham biết không tham, khi tâm có sân biết có sân, khi tâm không sân biết không sân…”
Mọi hoạt động của tâm thức dù xảy ra theo cách nào chúng ta cũng nhận thấy là chúng ta biết nó đang xảy ra. Chỉ cần biết nó là đủ, chúng ta đánh thức cái biết này thay vì chạy theo tâm thay vì chạy theo các hình tướng, chúng ta chỉ biết có sự hiện diện của cái biết là đủ.
Nhận thức hay cái biết mà mình nhận ra để dựa vào đó tu hành lúc này còn rất nhỏ bé, xa lạ và yếu ớt. Ở bước thực hành này chạy theo tư tưởng, và các hình tướng còn rất mạnh, hơn là nhận ra mình đang biết những hoạt động của nó, cho nên điều cần yếu là người tu phải tập thực hành trước một mức định tâm nào đó mới chuyển sang tu quán tâm như vừa nêu. Tức là chúng ta phải có sức tập trung, khi có sức tập trung thì chúng ta sẽ an trụ trong cái biết này vững hơn lâu hơn.
&.Bước thứ hai, nhận thức đồng hiện với mọi khởi tưởng, mọi hình tướng
Ở bước thứ hai này có một cái thấy xác quyết hơn về sự nhận thức, chúng ta chắc chắn rằng khi có một tư tưởng khởi lên thì đồng thời có nhận thức về tư tưởng này hiện diện, chúng đồng hiện đồng khởi, vì vậy mà Lục Tổ Huệ Năng dạy, “Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”. Vì tánh giác lúc nào cũng sẵn đó chỉ vì chạy theo niệm mà quên tánh giác mà thôi.
Trong Đại Ấ n Nhìn Thẳng Tâm, nxb Thiện Tri Thức, ngài Thrangu giảng dạy về đồng khởi như sau:
“Đồng khởi hay đến cùng nhau, như hai con sông hòa với nhau. Đồng khởi ám chỉ rằng trí huệ chứng ngộ thật tánh của những hiện tượng đã hiện hữu sẵn trong chúng ta. Nó không phải là cái gì được sanh ra mới. Chúng ta có trí huệ này, nhưng chúng ta không chứng ngộ nó. Bởi vì chúng ta không chứng ngộ sự vật như chúng là hay Đại Ấn mà chúng ta khổ đau”.
Nếu dựa vào nguyên lý đồng khởi đồng hiện này để quán chiếu xem xét tâm, chúng ta sẽ thấy, không khi nào hoạt động của tâm lại xảy ra mà không xảy ra đồng thời với một khả năng nhận thức giải thoát. Khi có cái thấy xác quyết về đồng khởi này trong thực hành, chúng ta lúc nào cũng có cơ hội để nhận ra thực tại như chúng là, hay lúc nào chúng ta cũng nhận ra giải thoát đồng khởi cùng với khởi tưởng của tâm và cũng đồng khởi với mọi hình tướng mà tâm đang nhận biết.
Đệ tử của ngài Gampopa là ngài Gomchung diễn tả ba loại đồng khởi:
&.Bản thân Tâm đồng khởi
Đây là sự đồng khởi của Pháp thân hay Như Lai Tạng, chính Như Lai Tạng cũng đồng khởi, nó đồng khởi như thế nào?
“Nói rằng tâm thì thoát khỏi sanh trụ dị diệt, không có nghĩa nó như một xác chết. Kinh nói rằng tâm là sự hợp nhất giữa quang minh và tánh Không. Vì quang minh có một phương diện lạc cho nên cũng có thể nói có một sự hợp nhất giữa lạc và tánh Không”.
Trên phương diện thực hành, người xưa nói khi “thân tâm thoát lạc”, hoặc khi “đường ngôn ngữ dứt bặt chỗ tâm hành”, lúc đó chúng ta chứng nghiệm được tâm đồng khởi, lúc này tâm không, rỗng rang thanh tịnh và sáng tỏ. Chúng ta nhận diện tâm đồng khởi trong kinh nghiệm tham thiền, hay bất cứ đâu trong cuộc sống hễ dòng tư tưởng trong tâm dừng dứt thì chúng ta nhận diện ra tâm đồng khởi. Theo thuật ngữ chuyên môn tâm đồng khởi có chỗ gọi là tâm “định huệ đồng thời” hay “chỉ quán hợp nhất”, nhưng điều quan trọng không phải là tên gọi của nó như thế nào mà chính chúng ta phải thật sự thể nghiệm nó trong thực hành tham thiền của mình.
Tâm đồng khởi là tánh Không, là Như Lai Tạng, nó là nền tảng chung cho tất cả các tông phái Phật giáo, cho nên nó rất quan trọng trong cái thấy làm căn bản của mỗi người trong thực hành tu hành, với thiền Tông có thể gọi nó là khởi điểm của Kiến tánh, hay hành giả chứng nghiệm được một phần Pháp thân. Từ cái thấy này mở rộng ra gọi là hậu thiền định hay tu hành sau khi ngộ - kiến tánh khởi tu.
&Tư tưởng đồng khởi
Tư tưởng đồng khởi là khi tư tưởng trong tâm mình khởi lên nó không khởi riêng lẽ mà nó đồng khởi với Tâm, tức là Tâm luôn luôn có mặt khi tư tưởng khởi. (Tâm ở đây là tâm đồng khởi như chúng ta đã kinh nghiệm về nó).
Trong tham thiền Tâm có mặt như thế nào? Chính nó là sự sáng suốt, tỉnh biết (minh) khi tư tưởng khởi lên, cho nên nó đồng khởi với tư tưởng. Mặt khác nếu chúng ta làm quen với tư tưởng đồng khởi này chúng ta sẽ nhận ra sự tỉnh biết sự sáng suốt này chính là “trí huệ chứng ngộ thật tánh của các hiện tượng” (cụ thể hiện tượng ở đây là tư tưởng đang khởi), trí huệ chứng ngộ này là có sẵn.
Tham thiền về tư tưởng đồng khởi để xác quyết rằng mọi khởi tưởng đều khởi tưởng trong ánh sáng của trí huệ chứng ngộ những khởi tưởng này, và trí huệ này được chúng ta nhận ra là nó có sẵn.
Khi đã chứng nghiệm được trí huệ có sẵn này rồi, các vị tổ Tây Tạng gọi tư tưởng khởi lên là những tia sáng của Tâm, Tâm giải thoát cho nên tư tưởng, hay ánh sáng lóe lên của Tâm cũng tự giải thoát, vì chúng đồng khởi, hay như ngài Gomchung gọi tư tưởng khởi lên là những làn sóng của Pháp thân.
&.Hiện tướng đồng khởi
Là những hình tướng xuất hiện khi ta nhận thức chúng, các hình tướng này đồng khởi cùng với Tâm. Chúng đồng khởi như thế nào?
Theo cái nhìn thông thường của chúng ta các tướng mà chúng ta nhận biết, như có sự tương quan giữa người nhận biết và hình tướng được nhận biết (có năng sở).
Với cái nhìn đồng khởi, khi mà chúng ta đã làm quen với tâm đồng khởi, tâm nền tảng, hay chúng ta đã quen với nhận thức trực tiếp từ Như Lai Tạng, thì khi chúng ta nhận biết một hình tướng, nó chính là ánh sáng của Tâm, nó cũng giống như nhìn một tư tưởng khởi lên trong tâm, chúng khởi lên trong ánh sáng của tâm (minh), hay hình tướng mà chúng ta tri giác là biểu hiện của ánh sáng của tâm đồng khởi, nó là biểu hiện của Như Lai Tạng.
&.Bước thứ ba, tất cả chỉ có một vị giải thoát
Một vị là bước cuối cùng trong tu tập thiền định của một hành giả, khi thấy hay nhận thức một vị hiện diện, con người cũ con người dính mắc gần như đã bị khai tử. Đến đây Như Lai Tạng hay bản tánh của tâm biểu hiện lộ ra các căn, hay đúng hơn chúng ta đã làm quen với nhận thức giải thoát ngay trên biểu hiện của sáu căn. Biểu hiện của sáu căn là biểu hiện của giải thoát, cho nên trong nhận thức hay cái thấy giải thoát nó nhiếp nhập tất cả những khởi tưởng trong tâm và các hình tướng ngoài tâm. Tâm giải thoát đồng hóa mọi nhấp nhô của thế giới sanh tử, chỉ có một vị giải thoát.
Một vị cũng có nghĩa là nó đã có sẵn, do chúng ta tham đắm dính mắc vào các hình tướng mà chúng ta không nhận ra nó luôn luôn có mặt. Khi được nhắc nhở, và ý thức được điều này chúng ta thường nhận ra nó cho đến lúc chúng ta nhận ra nó vốn có sẵn, xưa nay nó hiện diện cùng khắp, nó là không gian cho mọi hình tướng và khởi tưởng mà tâm tri giác, nó là nền tảng, có nó tâm mới có không gian để hoạt động, vì vậy tâm sanh từ chỗ vô sanh (minh - không), cho nên đang khi sanh tâm cũng vô sanh.
Một vị bởi vì nó có sẵn trước khi chúng ta chứng ngộ nó. Như ngài A Nan tán thán khi ngài nhận ra Pháp thân là: xưa này mình nhận một hòn bọt làm mình mà không biết mình là cả đại dương. Một vị vì tất cả đều là đại dương.
Khi chúng ta biết bản thân tâm đồng khởi giữa không và minh, tư tưởng đồng khởi với tâm, các hình tướng đồng khởi với tâm, thì chúng ta nhận ra tư tưởng tự giải thoát, và các tướng cũng tự giải thoát trong không gian minh-không này, Kinh Pháp Hoa dạy: “Các pháp trụ pháp vị tướng thế gian thường trụ”
Một vị còn có nghĩa là chúng ta không thấy khác được, chỉ có giải thoát, dù cuộc sống này về mặt hình tướng có biến hóa thay đổi đến đâu nó cũng xảy ra trên hay trong một vị. Đó là điều mà chúng ta phải chứng nghiệm.
& Tóm lại,
Khi nói chuyển thức thành trí là chuyển nhận thức dính mắc thành nhận thức giải thoát. Cho nên trong Đại Thừa Khởi Tín Luận dạy: “Nhất tâm nhị môn, sanh diệt môn và giải thoát môn” (Một tâm mà có hai cửa, cửa sanh diệt và cửa giải thoát)
Làm quen với nhận thức giải thoát, là một quá trình kết hợp giữa niềm tin, và sự kiên trì thực hành, mỗi ngày chúng ta mỗi gần với nhận thức giải thoát, nó thế chỗ cho nhận thức luôn dính mắc vào khởi tưởng và các hình tướng, trên nhận thức chúng ta nhận ra sự thật bày hiện, càng ngày chúng ta càng quen với nhận thức giải thoát cho đến khi trọn vẹn là nó, chỉ có một vị.
Tất cả việc tu hành của chúng ta có thành công hay không là có sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm, có một niềm tin, có sự tha thiết, và có một quá trình công phu. Thiếu một trong những yếu tố đó thì sự thành công càng lâu xa và thậm chí không thể thành công.
Tánh Hải
Sống trên đời, ai không mong cầu hạnh phúc? Thế nhưng có mấy ai được mãn nguyện, ngược lại số người không hạnh phúc thì vô kể, đâu cũng có. Mà những
Khoa học hiện đại và con đường Phật giáo Khoa học phương Tây như chúng ta biết hiện nay phát xuất từ văn minh Hy Lạp. Vào khoảng 500 năm trước Tây
BÔNG HỒNG CÀI ÁONăm xưa tôi còn bé, mẹ tôi đã qua đờiLần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côiQuanh tôi ai cũng khóc, im lặng tôi sầu thôiĐể dòng
Giải mả những Bí ẩn của Thiền ĐịnhChưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các
THIỆN VÀ ÁC LÀ GÌ? - Yoshifumi _Tuệ Uyển Nhiều người đã từng nghe thú nhận của Thân Loan, 'tôi không biết hai chữ, tốt và xấu, ý nghĩa thật sự là gì'.
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt