NHỮNG TRÍCH DẪN TỪ KINH ĐIỂN HIỂN BÀY PHẬT TÁNH
Kinh Arya-atyayjnana nói:
Nước ở trong đất
Vẫn trong sạch nguyên vẹn.
Trong những nhiễm ô phiền não, trí huệ bổn nguyên
Vẫn không nhiễm ô cũng như thế.
Guhyagarbha (mayajala tantra) nói :
Trong bốn thời và mười phương
Không nơi nào tìm thấy giác ngộ
Ngoại trừ trong tâm, nó là trạng thái toàn giác.
Chớ tìm Phật trong những nguồn nào khác.
Nếu không thể thì ngay cả (chính) đức Phật có tìm kiếm,
Nó cũng sẽ không bao giờ được tìm thấy.
Tóm tắt, người ta cần hiểu rằng trong tất cả chúng sanh, những thân và những trí huệ của chư Phật đang hiện diện không một chút tách lìa, một cách bổn nguyên, như mặt trời và những tia sáng của nó. Phật tánh thì luôn luôn và tự nhiên thanh tịnh, tinh túy của nó là bất biến, và những nhiễm ô của nó là biến đổi, ngẫu sanh và hư vọng.
NHỮNG ĐỨC HẠNH CỦA PHẬT TÁNH
Phật tánh là thanh tịnh vì không bao giờ có vết dơ nào trên đó. Nó là tự-thiêng liêng vì nó không biến đổi. Nó là vĩnh cửu vì nó hiện diện ở tất cả mọi thời. Nó là sự hoàn thiện của lạc (siêu việt cái lạc thế gian) bởi vì nó không bị khổ đau hàng phục dù cho người ta có rơi vào (tái sanh) trong sanh tử hoàn toàn khổ đau. Trong Uttara-tantra có nói: “Thanh tịnh, tự tại, an lạc và vĩnh cửu – Sự toàn thiện của những cái ấy là kết quả .”
Phật tánh thì toàn khắp. Mahayanasutralamkara nói, “Người ta chấp nhận rằng hư không luôn luôn tràn khắp. Như hư không tràn khắp mọi hình tướng, Phật tánh cũng tràn khắp tất cả chúng sanh.”
Như thế chỉ Phật tánh tạm thời bị che ám bởi những nhiễm ô phiền não, nó vốn tự vô nhiễm như mặt trời trong mây. Cái tinh túy này không thể hư hoại từ thời gian bổn nguyên cho đến giác ngộ.
AI CHỨNG NGỘ PHẬT TÁNH:
Ai chứng ngộ (hay đạt được) “dòng” Phật tánh ấy? Người chưa chứng ngộ trạng thái tự nhiên nhưng được hướng dẫn bởi một vị thầy đức hạnh, những Thanh Văn, Độc Giác Phật, có cảm kích đối với Đại thừa, và những Bồ tát đã đạt đến những địa (trước Thập địa) có thể có một hiểu biết tổng quát về nó. Những Bồ tát trong mười địa có một chứng ngộ từng phần về nó. Nhưng ngoài chư Phật không có ai khác chứng ngộ hoàn toàn Phật tánh như nó vốn là…
Phật tánh hay tinh túy Phật thường trụ như bánh xe thịnh vượng của Tự Tâm mình trong những cõi Phật với ba thân và những trí huệ bổn nguyên. Nếu người ta chứng ngộ nó, đó là giác ngộ… Người còn trong con đường tu hành có một hiểu biết tổng quát về Phật tánh nhờ đức tin.
Uttaratantra nói:
Chân lý tối hậu, cái tự nhiên hiện hữu,
Chỉ được chứng ngộ bằng đức tin,
Như sự sáng chói của dĩa mặt trời
Không thể thấy nếu không có mắt.
Kinh Buddhagarbha nói:
Người thường (phàm phu), Thanh Văn, Độc Giác Phật và Bồ tát không chứng ngộ Phật tánh như nó là. Chẳng hạn một người mù hỏi những người khác, “Màu của bơ giống cái gì?” Một người trả lời “Nó giống như tuyết.” Người mù sờ tuyết và cảm thấy lạnh, và anh ta cho rằng màu của bơ là lạnh. Một người khác trả lời “Nó giống như cánh của một con thiên nga.” Anh ta nghe tiếng vỗ cánh của thiên nga và cho rằng màu của nó là “oo-oo.” Một người khác trả lời “Màu của bơ giống như cái tù và.” Anh ta cảm thấy sự trơn láng của cái tù và và cho là màu của bơ là trơn láng. Như người mù không thể biết màu sắc là gì, Phật tánh cũng rất khó chứng ngộ với người chưa đủ trí huệ.
Những khó khăn của người thường trong việc chứng ngộ Phật tánh được minh họa rõ trong cùng bản văn (Budd-hagarbha):
Một ông vua tập hợp nhiều người mù lại và hỏi họ diễn tả hình dáng của một con voi. Người sờ vào vòi diển ta voi như một khúc cong, người sờ vào mắt diễn ta voi như một cái chén, người sờ vào tai diễn ta voi như một cái sàng, người sờ vào lưng diễn ta voi như một ngọn đồi, và người sờ vào đuôi diễn ta voi như cây roi. Những miêu tả của họ không phải là không tương ứng với con voi, nhưng họ không có cái hiểu toàn diện. Cũng thế, Phật tánh sẽ không được hiểu bởi những giải thích khác nhau, như “tánh không” “như huyễn” và “sáng rỡ”.
MỤC ĐÍCH CỦA LỜI DẠY VỀ PHẬT TÁNH
Thế thì ích lợi gì khi dạy về Phật tánh, nó quá tinh vi và khó khăn để phân tích, bởi vì nó không được người thường chứng ngộ? Có năm công đức trong sự chỉ ra sự hiện diện của Phật tánh: (1) Sợ hãi sẽ được gỡ bỏ trong tâm một người và (nó) sẽ trở nên nhiệt thành để hoàn thành giải thoát, biết rằng nó không khó khăn để chứng ngộ, (2) sự coi thường những chúng sanh khác sẽ được gỡ bỏ và nó trở nên tôn trọng tất cả, những chúng sanh đó bình đẳng với chư Phật, bình đẳng với bổn sư Thích Ca của chúng ta, (3) vô minh về sự hiện diện của nghĩa tuyệt đối, những thị kiến về những thân và những trí huệ, sẽ được gỡ bỏ khỏi tâm chúng ta, và trí huệ chứng ngộ cõi giới tối hậu sẽ khởi lên, (4) do hiểu bản tánh theo cách này, người ta gỡ bỏ những thổi phồng và những giảm trừ về có và không, thường và đoạn, và trí huệ bổn nguyên chứng ngộ nghĩa toàn hảo sẽ khởi lên, (5) và cảm thức về sự quan trọng của bản ngã và sự chấp ngã sẽ được gỡ bỏ, người ta sẽ thấy ta và người bình đẳng, và sẽ khai triển đại từ đại bi với những chúng sanh khác.
Mấy qui tắc nầy viết cho tất cả các đệ tử : Con hãy tuân theo.Trước khi được thấy được, mắt phải ráo lệ.Trước khi được nghe, tai phải thản nhiên.Trước khi
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi
Này ông, tâm không khổVới người không kỳ vọngMọi sợ hãi không cònVới người kiết sử đoạnNhờ đoạn nhân sanh hữuPháp được thấy như thật Ðối chết, không sợ hãiNhờ gánh nặng
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên
Chứng đắc các phép mầu của năng lực tâm linh được xem là một thành tựu tốt đẹp, hoàn hảo, và viên mãn của một bậc thánh. Tuy nhiên, Đức Phật xem
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt