Bài Viết (701)


TU TẬP ĐÚNG - PHẨM TU TẬP ĐÚNG (1) – KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT

1,297

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào đại Bồ Tát tu tập đúng Bát nhã ba la mật tương ứng với Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát tu tập đúng sắc không, tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát tu tập đúng nhãn không, tu tập đúng nhĩ, tĩ, thiệt, thân, tâm không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng sắc không, tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng nhãn giới không, đúng sắc giới không, nhãn thức giới không, nhẫn đến tu tập đúng ý thức giới không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng khổ không, tu tập đúng tập, diệt, đạo không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng vô minh không, tu tập đúng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng tất cả pháp Không, hoặc hữu vi hoặc vô vi, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát tu tập đúng tánh không, tự tướng không, chư pháp không, vô sở đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không bảy môn không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Nầy Xá Lợi Phất! Lúc tu tập bảy môn không, đại Bồ Tát chẳng thấy sắc hoặc tương ứng hay không tương ứng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tương ứng hay không tương ứng, chẳng thấy sắc hoặc sanh tướng hay diệt tướng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc sanh tướng hay diệt tướng, chẳng thấy sắc hoặc cấu tướng hay tịnh tướng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc cấu tướng hay tịnh tướng, chẳng thấy sắc hiệp với thọ, chẳng thấy thọ hiệp với tưởng, chẳng thấy tưởng hiệp với hành, chẳng thấy hành hiệp với thức. Tại sao vậy? Vì tánh của các pháp vốn rỗng không nên không có pháp nào hiệp với pháp nào.

Nầy Xá Lợi Phất! Trong sắc không chẳng có sắc, trong thọ không, tưởng không, hành không, thức không chẳng có thọ, tưởng, hành, thức.

Nầy Xá Lợi Phất! Vì sắc rỗng không nên không có tướng não hoại, vì thọ rỗng không nên không có tướng thọ, vì tưởng rỗng không nên không có tướng biết, vì hành rỗng không nên không có tướng tác giả, vì thức rỗng không nên không có tướng tri giác. Tại sao vậy? Vì chẳng phải sắc khác với Không, cũng chẳng phải Không khác với sắc, mà sắc chính là Không và Không chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức chính là Không và Không chính là thọ, tưởng, hành, thức.

Nầy Xá Lợi Phất! Tướng rỗng không của các pháp vốn chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng phải quá khứ, vị lai, hiên tại, vì thế nên trong Không pháp ấy không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới, nhẫn đến không có ý thức giới, không có vô minh cũng không có vô minh tận, nhẫn đến không có lão tử, cũng không có lão tử tận, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí cũng không có đắc, không có Tu Đà Hoàn và quả Tu Đà Hoàn, không có Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật và Phật, cũng không có quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, quả Bích Chi Phật và quả Phật.

Đại Bồ Tát tu tập đúng như vậy gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Nầy Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát chẳng thấy Bát nhã ba la mật hoặc tương ứng hay chẳng tương ứng, cũng chẳng thấy Đàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật và Thiền na ba la mật hoặc tương ứng hay chẳng tương ứng. Đại Bồ Tát cũng chẳng thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thấy nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, chẳng thấy sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng thấy nhãn giới đến ý thức giới hoặc tương ứng hay chẳng tương ứng. Đại Bồ Tát cũng chẳng thấy tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hoặc tương ứng hay chẳng tương ứng.

Như trên đây, nầy Xá Lợi Phất! Phải biết đó là đại Bồ Tát tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, Không chẳng hiệp với Không, vô tướng chẳng hiệp với vô tướng, vô tác chẳng hiệp với vô tác. Tại sao vậy? Vì không, vô tướng, vô tác chẳng có hiệp với chẳng hiệp.

Đại Bồ Tát tu tập đúng như vậy gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát nhập vào tự tướng Không của các pháp, nhập xong nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Bồ Tát chẳng cho là hiệp chẳng cho là chẳng hiệp, sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng hiệp với tiền tế cũng chẳng hiệp với hậu tế, chẳng hiệp với hiện tại. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát chẳng thấy tiền tế, chẳng thấy hậu tế cũng chẳng thấy hiện tại.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, vì tam tế là danh từ rỗng không, nên tiền tế chẳng hiệp với hậu tế, hậu tế chẳng hiệp với tiền tế, hiện tại chẳng hiệp với tiền tế, hậu tế, tiền tế với hậu tế cũng chẳng hiệp với hiện tại. Như đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật. Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, nhứt thiết trí chẳng hiệp với đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Tại sao vậy? Vì đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại đều còn chẳng thể thấy huống là có hiệp. Như đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể thấy, vì nhãn đến ý chẳng thể thấy, vì sắc nhẫn đến pháp chẳng thể thấy, vì nhãn thức nhẫn đến ý thức chẳng thể thấy nên sắc, thọ đến ý thức đều chẳng hiệp với nhứt thiết trí. Như đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật…

…Nầy Xá Lợi Phất! Trong các môn tương ứng của đại Bồ Tát, tương ứng với Không là tối đệ nhứt. Tương ứng với Không đây hơn tất cả các môn tương ứng.

Đại Bồ Tát tu tập pháp Không như vậy có thể phát sanh đại từ, đại bi, chẳng sanh những tâm xan lẫn, phạm giới, sân hận, giải đải, tán loạn, vô trí”.

Trích “Kinh Bát Nhã Ba La Mật – Phẩm Tu Tập Đúng” Dịch giả: HT. Thích Trí Tịnh
NXB: Tôn Giáo

1,297

Kinh Bahiya Sutta

Kinh Bahiya Sutta Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang ngụ gần Savatthi, trong Vườn Jeta, ở tự viện của Anathapindika. Vào lúc đó, Bahiya Aùo Vỏ Cây đang ngụ

17,424
KHÔNG SÁT SANH - Thiện Phúc (Song ngữ Việt - Anh)

KHÔNG SÁT SANH Thiện PhúcKhông Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc

14,518
Thực hành Nhẫn trong đời sống - Nhất Như Thị Giới

Nhẫn: Một nhu cầu của thời đạiĐọc tin tức hàng ngày, chúng ta thấy không hiếm những chuyện dường như không đáng đã đưa đến những hậu quả nghiêm  trọng ngoài ý

1,378
CHỨNG NGỘ CUỐI CÙNG - PHRA ACHARN MUN BHURIDATTA THERA (1870 - 1949)

Ngài Phra Acharn Mun (1870 - 1949) tại tỉnh lỵ Ubol Rajathani, tổng Khambong, quận Khongjiem, Thái Lan. Ngài là vị thiền sư lỗi lạc, nổi danh nhất trong thời của Ngài.

3,213
Đạo Đức Phật Giáo - Thích Chơn Thiện

Đạo Đức Phật Giáo Thích Chơn Thiện(Hội thảo "Đạo Đức Phật Giáo", Viện Nghiên cứu Phật học VN, Sài Gòn, 1993)  --- o0o ---   1. CÁC NÉT KHÁI QUÁT VỀ CƠ

20,579
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,374
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,795
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,703
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,487
Chùa Việt
Sách Đọc