Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Trước hết nên biết sơ qua sự tích lai lịch của Kinh Dịch. Sau đây là bài dịch nguyên văn trang chữ Hán trích ở đầu quyển Hà Lạc Lý Số của Trần Hy Di Tiên sinh.

Bài tựa đại dịch Nguyên Lưu

Sách Bát quái bắt đầu từ Phục Hy, có sách mà không có chủ gì. Đó là Dịch Tiên Thiên.

64 quẻ do Văn Vương lấy 8 quẻ chồng lên nhau. Dưới mỗi quẻ có từ (lời). Đó là Dịch Hậu Thiên.

Mỗi hào là 1 biểu tượng mà không có chữ chữ gì, thì Đạo dịch không rõ ràng ra được, nên Chu Công đặt lời tượng vào dưới Hào.

Bên đến Khổng Phu Tử làm ra Hệ tứ thập truyên gồm cả Tiên Thiên, Hậu Thiên, mà tổng quát hết ý nghĩa. Đến đây gọi là Dịch Trung Thiên vậy.

Nói rõ về Quẻ, Hào, Soán Tượng trong Chu Dịch

Dịch bắt đầu từ Hy Hoàng (Phục Hy) tại sao chỉ gọi là Chu Dịch? Tại vì rằng Dịch trải qua 4 đời Thánh Nhân đến Chu Công mới thật đầy đủ nên gọi là Chu Dịch.

Dịch là sự biến đổi của Âm Dương, theo nghĩa hội ý của 2 chữ Nhật, Nguyệt mà thành vậy.

Dịch có 2 nghĩa: Giao dịch là Âm dương, đối đãi với nhau, và Biến dịch là Âm dương lưu hành.

Quẻ là treo lên, như treo cao một vật dùng làm biểu tượng cho người ta nhìn nhận thấy.

Quẻ có 6 vạch là theo khuôn phép Lục khí của Trời Đất.

Hào là do cái ý nghĩa cái nọ cái kia Tương giao mà thành. Hào lại là dấu hiệu của mọi sự dao động trong thiên hạ.

Lời (Từ) của Văn Vương đặt ở dưới quẻ, gọi tên là Soán, bởi nghĩa làm sao? Bởi vì có con Mao Tê binh 1 sừng mà lại tri cơ biết trước được điềm lành. Răng nó rắn lắm, cắn đứt được mọi vật, nên lấy đó, để tỏ rõ ý quyết định đoán được nghĩa quẻ.

Hệ Từ của Chu Công gọi là Đại Tượng, Tiểu Tượng, bởi nghĩa làm sao? Bởi rằng: Tượng (con Voi) là loài thú lớn nhất nơi hoang vu. Tượng có đủ 100 thứ thịt của loài vật, có thể chia đếm được giống như Hào có đủ nghĩa lý của 100 sự vật Tượng có 12 thứ thịt phối vào với 12 Chi.

Trên đây là truyện bày ra cho người mới học. Dịch dễ hiểu, bậc học giả về Kinh Sách ắt bỉu dài môi nhỉ?

Xem mục lục