Tin Tức (680)


Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo..

17,945
Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo dựa vào văn hóa dân gian hiện đại để khôi phục lại tín đồ
image

Hip hop, thời trang , các quán ca phê thiền Nhật Bản (Zen), phim hoạt hình. Ai có thể nghĩ rằng những sản phẩm chủ yếu của nền văn hóa dân gian hiện đại ngày nay lại có thể kết hợp với một nền tôn giáo có truyền thống cổ xưa đến hàng chục thế kỷ. Đây là một tôn giáo cổ vũ con người sống một cuộc sống chối bỏ hoàn toàn tự ngã của mình.

 Tuy nhiên các tu sĩ Phật giáo tại Nhật đang lướt cuộc đời mình trên những ngọn sóng của khoái lạc phù du để đưa tín đồ của mình quay lại với niềm tin cũng như thu hút giới trẻ đến với Phật giáo.

Các tu sĩ Phật giáo nói với Inter Press Service (IPS)  rằng ngày nay, tôn giáo này đang trở nên suy tàn và nhiều trong số xấp xỉ 75.000 ngôi đền đang đối mặt với khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử của chúng, bởi vì chẳng còn mấy ai đi lễ chùa.

Phật giáo được truyền vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ sáu qua Hàn Quốc và Trung Quốc. Nó đã cùng tồn tại và ngay cả  bổ sung cho Shinto, tôn giáo bản địa của quốc gia đông Á này. Các gia đình Nhật thường tổ chức tang lễ theo truyền thống Phật giáo và thiết một bàn thờ nhỏ trong nhà để họ thờ phụng tổ tiên,  việc thờ phụng này được xem như là nền tảng của lời dạy của Đức Phật.

 
Nhưng đó có thể chỉ là tất cả những gì ngày nay mà chúng ta còn có thể nói về sự gắn bó của tín đồ với cuộc sống tâm linh – hay Phật giáo.
 
Lo ngại rằng Phật giáo không còn là một phần của đời sống hàng hàng của người dân Nhật, ngôi đền Hongwanjie ở Kyoto đã tìm cách đưa Phật giáo với thế hệ trẻ bằng cách phát hành một đĩa DVD mô tả cuộc đời của ngài Thân Loan, người sáng lập Tịnh độ chân tông một pháp môn phổ biến nhất của Phật giáo tại Nhật. Bộ phim hoạt hình này dài 108 phút, giá khoảng 3,600 yen (40 US$ mỗi đĩa), được tung ra cùng với những nhân vật thu nhỏ dùng cho mục đích sưu tập, móc chìa khóa, bút viết và tập giấy nhỏ để ghi chép.

Kết quả đạt được tốt lẫn xấu.
 
KeishinTagi, tu sĩ 27 tuổi của ngôi đền Jodo Shinshu nói,  “Một số người trông thấy đĩa DVD thì rất thất vọng vì họ nghĩ rằng nó xúc phạm đến sự sùng kính dành cho Thân Loan”. Khi thầy cho 15 đứa trẻ xem bộ phim tại trường vào ngày chúa nhật, “chúng buồn ngủ vì phim quá dài.” Thầy nói, “Khi tôi cho người lớn xem bộ phim, họ nói rằng phim chán quá.”

Các ngôi đền khác thì dùng những chiến lược khác. Một số sử dụng các thầy tu nói tiếng Anh để thuyết những bài pháp hấp dẫn về Phật giáo để lôi cuốn du khách. Một số ngôi đền tổ chức các buổi biểu diễn thời trang gọi là “ Thời trang của tu sĩ”, trong những buổi trình diễn thời trang này, các tu sĩ nam và nữ mặc những chiếc ca sa trang trí lộng lẫy biểu diễn trên những lối đi trong các ngôi đền trong khi đọc kinh theo nhịp đánh của nhạc hip hop. 

 Ngoài việc hy vọng lôi cuốn người dân đến với niềm tin, các tu sĩ cũng cố gắng phá vỡ sự nhận thức rằng Phật giáo chỉ là một tôn giáo chết, do người ta quy cho rằng  “Phật giáo chỉ dùng cho các nghi lễ đám tang”.

Hơn ¾ tổng dân số Nhật Bản gồm 127 triệu người là Phật tử không đến chùa ngoại trừ tham dự tang lễ hoặc lễ truy điệu. Những ngôi đền dựa vào nguồn tài chánh từ những dịch vụ này để hoạt động. Thực ra, càng ngày càng có nhiều tang lễ được tổ chức hơn vì dân số già và tỷ lệ sinh đẻ tại Nhật giảm, điều này có nghĩa là càng ngày càng có ít lớp trẻ giúp thanh tóan những hóa đơn nhằm tạo nguồn tài chánh cho các ngôi đền hoạt động.

Nhưng điều gây nhức nhối cho nhiều tu sĩ còn hơn là sự sa sút của nguồn ngân quỹ bảo đảm cho hoạt động của các ngôi chùa của họ là việc những tu sĩ Phật giáo phải sử dụng các phương tiện trái với thông lệ để lôi kéo lại sự quan tâm của các tín đồ đến Phật giáo vì họ cho rằng chúng xúc phạm đến những truyền thống thiêng liêng của tôn giáo.

Masuda lo lắng rằng những hoạt động này có thể lầm đường lạc lối, thầy  lưu ý, “ Với những nổ lực như vậy, những người thực hiện nó trước hết phải được tự tạo cho mình một niềm tin sâu sắc, không dời đổi với Phật giáo mới mong có thể lôi kéo những người khác được. Các tu sĩ Phật giáo phải có khả năng truyền niềm tin sâu sắc này trước khi họ tổ chức các sự kiện.”

Nhưng cũng phải giả định rằng có đủ tu sĩ để có thể truyền bá lối sống theo tinh thần của Phật giáo hay không. Theo tuần san “Yomiuri”, một tờ báo lớn của Nhật, số lượng tu sĩ Phật giáo đã giảm từ 1,6 triệu vào năm 1975 xuống 300.000 trong năm 2005, dựa trên dữ liệu do sở Văn Hóa cung cấp.
Yamamura thừa nhận rằng không phải chỉ mỗi các tu sĩ phải chịu trách nhiệm cho sự suy tàn của Phật giáo tại Nhật Bản. Thầy  nói rằng một phần cũng do nền văn hóa trong nước đang thay đổi.

Thầy đặt câu hỏi, “Các truyền thống dần dần giảm giá trị theo thời gian, nhưng chúng ta có thể làm gì đây?”

Jeffret Kingston, một giáo viên của trường đại học Temple tại Nhật nói rằng hiện nay tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đối với các nhà trí thức, nghệ sĩ và đời sống xã hội và chính trị tại Nhật chẳng còn gì ngoài những nghi thức trống rỗng dành cho nhiều người, những nghi thức này chỉ được áp dụng trong những sự kiện mang tính nghi lễ như đám tang. 

Ông nói, “Có một sự tương phản rất lớn giữa Phật giáo Nhật Bản với Phật giáo tại các nước Đông Nam Á , không phải là vì những khác biệt giữa truyền thống Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy, mà còn liên quan đến vấn đề tôn giáo đã đi vào đời sống hàng hàng của con người như thế nào. Trường hợp của Phật giáo tại Nhật Bản là một sự cá biệt.”

Ông đồng ý rằng Phật giáo đang suy tàn tại Nhật giống nhiều truyền thống và phong tục khác  và “tôi ngờ rằng việc quảng bá cho tôn giáo này qua phim hoạt hình, hip hop hoặc những phương tiện như vậy cũng chẳng thể làm đảo ngược chiều hướng.” 

 
Ông nói thêm rằng, “ Tôi cũng nghi ngờ một mức độ nào đó rằng các tu sĩ phải chịu trách nhiệm một phần cho tình trạng này, bởi vì nhiều người đã sống mà không làm gương cũng như bị vướng vào những mối bận tâm về đời sống vật chất.

 

Ông nói, bên ngoài kia có những con người đang đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa và nhiều người sẽ mở trái tim với những thông điệp của Phật giáo nếu họ có thể   tiếp cận với những giới căn bản của tôn giáo này, “nhưng thế giới của phim hoạt hình, internet, và công việc áp đảo nhiều người và làm khô héo đời sống tinh thần của họ.” 

 Thầy nói, “ Phật giáo đang suy tàn vì nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình không còn sống chung với nhau. Các thế hệ trong gia đình trước đây thường sống chung với nhau dưới một mái nhà - cùng với ông bà. Những người lớn tuổi trong gia đình theo các tập tục Phật giáo như viếng chùa vào dịp lễ Obon.”

Orbon là một sự kiện của Phật giáo, vào dịp này mọi người quay về quê nhà để đoàn tụ với gia đình trong tháng tám và cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên được siêu thoát.

Yamamura nói, “Nhưng ngày nay, các đôi vợ chồng trẻ và gia đình của họ sống riêng và họ bỏ đi những truyền thống này. Càng ngày càng có ít người đến tham sự các buổi lễ Phật giáo. Họ thà đi xem các buổi biểu diễn nhạc rock, tham dự các festival ẩm thực quốc tế hoặc đi du lịch nước ngoài vào dịp lễ Orbon.”
Masanori Yamamura, 51 tuổi, đổ lỗi cho các tu sĩ về sự suy yếu của Phật giáo.

Vị tu sĩ này nói, “Họ thiếu trau giồi phẩm hạnh theo tinh thần Phật giáo. Họ không sống đúng với lời Đức Phật dạy vì vậy bản thân họ không thể tìm thấy ý nghĩa của việc đi theo con đường tu tập theo tinh thần của Phật giáo trong đời. Đối với họ, Phật giáo chỉ là một công việc để tổ chức các tang lễ và nghi lễ theo truyền thống của tôn giáo này mà thôi. Những vị tu sĩ này phải chịu trách nhiệm cho sự suy yếu của Phật giáo.”


Theo Yamamura, nếu những tu sĩ này thực sự tin vào Phật giáo, những hoạt động này “sẽ được khai sinh từ quá trình hồi quang phản chiếu và sự tự tin của họ trên con đường tu tập theo tinh thần Phật giáo”, được như vậy thì “những hoạt động này cũng chẳng phải sẽ vấn đề gì” bởi vì mọi thứ “ là do họ quyết định”.

Masayuki Masuda, một tu sĩ 32 tuổi lại nghĩ khác. Ông nói, “ Những sự kiện và hoạt động chẳng hạn như phim hoạt hình, các chương trình biểu diễn thời trang và nhạc hip hop là những phương tiện tạm thời để lôi cuốn mọi người.”

Thầy nói, “Mục đích thực sự của những sự kiện này là đưa mọi người đến với lời dạy của Đức Phật, vì vậy chúng tôi chúng tôi hướng mọi người đến tham dự các sự kiện này để thực hành Phật giáo. Chẳng may, này chẳng có gì để bắt cầu những hoạt động mới này với Phật giáo.”

 Cũng có những quán cà phê theo phong cách thiền Nhật Bản được quảng cáo như là những nơi mà thực khách có thể có những trải nghiệm tâm linh khi ăn trưa với thực phẩm chay. Một quán cà phê nói, “ Bạn có thể kiểm tra khả năng hành thiền và chép kinh bằng tay với sự hướng dẫn của những vị tu sĩ “ đứng ở phía trước quán. Cũng có những “ live show ca nhạc Phật giáo tổ chức hai lần một tháng.”

 

Người dịch: Quảng Hiền 
Theo: Inter Press Service (IPS)

 

17,945

Huyền thoại của một người có kinh nghiệm ngồi thiền - BARRY EVANS

Tôi thưa với Đại sư Kyodo (1) rằng tôi muốn đưa sự thực hành của tôi đến một cấp độ sâu hơn. Ngài cười lớn, “Một cấp độ sâu hơn? Ông định

1,346
Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm Tên thường gọi: Quan Âm. Địa chỉ: 1335c ấp Tân Mỹ, xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 658432, 0650 3658704 Chùa toạ lạc tại

1,533
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

“Định nghĩa chánh niệm tỉnh giác: chánh niệm là chú ý mà không có một đối tượng nào hết, tỉnh giác là không phải chú ý suông mà trong đó có sự

612
Chùa Bửu Sơn - Tịnh Biên, An Giang.

Tên thường gọi: Bửu SơnĐịa chỉ: xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 760373Chùa toạ lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, trong khu danh thắng

2,611
TẤT CẢ CHÚNG SANH NGHIỆP QUẢ BÌNH ĐẲNG THANH TỊNH

Tu hành là vậy, có những cái chuyện mình làm mình không hiểu đâu, nhưng mà lần lần mình sẽ thấy. Thành ra nó cụ thể lắm, chớ không phải tu hành

934
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,374
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,795
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,703
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,487
Chùa Việt
Sách Đọc