Tu như vậy mình phải thiền định, mình phải làm để tìm ra câu trả lời, câu trả lời đó nó không có mới lạ gì hết, cái chuyện đó là chuyện dĩ nhiên, chớ không có cái gì là tu hành trong này hết. Tu sao cho tới chuyện đó nó dĩ nhiên, chớ nó không bất thường gì hết, chính mình lâu nay nó bất thường, thành ra trong kinh điển dùng chữ Như Như là vậy đó.
Mình phải học đi học lại, học tới học lui, học miết thôi, tri kiến lập tri; nói thẳng ra cái thấy biết này Phật và chúng sanh đều đồng; cái thấy biết này là thấy biết của Phật chỉ có mình muốn làm chúng sanh thôi, phải hông? Bằng cách là mình lập ra những thứ, bây giờ nếu như mình thấy biết mà mình không khởi lên một niệm nào hết, thì cái đó là cái thấy biết của Phật, không có tìm đi đâu hết, chỉ có mình tìm là mình bắt đầu sinh sự ra.
Mình phải thông suốt cái điều này, bởi vì ngày hôm qua ai nói câu nói của ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) đó, “Điểm gặp gỡ của Phật và chúng sanh”; điểm gặp gỡ đó chính là cái thấy biết bây giờ mình đang có đây. Chẳng qua là thứ nhất, mình không tin nó, bao nhiêu đời mình loạn động nhiều quá, thành ra mình vọng tưởng ra là cái gì ghê gớm lắm, nhưng nó vẫn là cái thấy biết đây.
Trước khi sinh ra cũng là cái thấy biết này, bây giờ cũng thấy biết này, và chết đi đời sau cũng là thấy biết này thôi, còn thấy biết cái gì đó là do nghiệp của mình. Ông nào ở Cần Thơ, cái nghiệp ở Cần Thơ, thì ông thấy biết Cần Thơ, còn thầy ở đây thì thấy biết An Phú Đông này thôi, quận mười hai này thôi, thấy biết cái gì đó là do cái nghiệp của mình; nhưng mà cái thấy biết là cái chung nhất giữa Phật và chúng sanh, mình phải khai thác tối đa cái này, mình mới có ngày giải thoát được.
Cái thấy biết của mình đây, cái thấy biết đó chính là Phật, Phật và chúng sanh cùng một cái thấy biết đó hết, chỉ có mình thấy biết rồi mình chạy theo cái nghiệp của mình, mình tạo ra đủ thứ hình tướng hết, mà thực ra chỉ có một cái thấy biết đó thôi.
Nếu không có cái thấy biết đó, hiện giờ mà mình không có thấy biết Phật này, đừng có hòng mà kiếp nào đó mình tu hành mà được cái gì đâu.
Bởi vì ngài Đạo Nguyên, vị tổ của tông Tào Động Nhật Bản, ngài nói: Chỉ có Phật mới thành Phật thôi, chúng sanh không thể thành Phật được; có nghĩa là cái thấy biết đó mình luôn luôn có, chẳng qua là mình bội giác hiệp trần, nói theo kinh Lăng Nghiêm, bội giác là phản bội cái thấy biết đó, và hiệp với trần.
Chỉ trong một niệm thôi là mọi sự thay đổi, thành ra tu là tu trong từng niệm niệm, niệm nào mà anh bội giác hiệp trần thì anh là chúng sanh, niệm nào anh hiệp với giác mà bội trần thì anh là Phật; cũng là cái thấy đó mà hai thái độ khác nhau thôi.
Nói theo Đại Toàn Thiện đó là cái thấy, rồi mình phải thiền định về nó nữa, mình thấy vậy nhưng mà cái nghiệp của mình nó đánh bật mình ra, cũng như đánh trận, anh từ biển đổ bộ lên đó, anh lơ mơ nó đánh bật anh ra biển trở lại, thành ra anh phải thiền định, để tăng cái thấy đó lên lần lần nó mạnh, nó át cái thấy do nghiệp của mình đi.
Rồi hạnh là mình phải sống cái thấy đó trong tất cả: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình; cho tới khi chỉ còn cái thấy Phật mà không còn cái thấy chúng sanh nữa.
Cái tri kiến của Phật, cái thấy biết của Phật; thành ra cái chữ tri kiến này dùng trong kinh Pháp Hoa là vậy đó, là tri kiến của Phật, thấy biết của Phật; mà cái thấy biết đó là mình cũng có đây. Nếu mình không có không cách gì mình tu được hết, cũng như vàng mới thành vàng được, gạn lọc gì nó mới thành vàng; chớ chì mà làm sao thành vàng được? Vấn đề là mình phải nhận cho ra, thấy biết cho được, là mình luôn luôn có cái thấy biết này; chẳng qua mình cứ lập ra tùm lum cho hư mọi chuyện, mình làm cho nó rối lên.
Đơn giản là luôn luôn có cái thấy biết đó. Đó mới gọi là Phật, Pháp, Tăng thường trụ. Phật Pháp Tăng thường trụ, thường trụ gì nổi, Tăng cũng đi đời Tăng, làm sao Tăng thường trụ? Nhưng mà chính cái đó, cái thấy đó mình sẽ thấy trong kinh Bát Nhã là: “Không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng không giảm” thì mình phải tin chắc là cái thấy biết đó không tăng không giảm, không sanh không diệt, không dơ không sạch, y vào đó mà thiền định, thiền định là thiền định trên cái thấy đó.
Rồi lần lần chuyện cái thấy đó không sanh không diệt, mình bắt đầu mình chứng nghiệm càng ngày nó càng rõ ràng ra, không tăng không giảm… Đó, bây giờ đây đông người mà cái thấy đó vẫn vậy, chút nữa quý vị đi về hết rồi, thầy ngồi thầy dòm ngoài đường, cái thấy vẫn vậy.
Phải tập trung vô thiền định về cái thấy đó, lần hồi lần hồi nó càng ngày càng rõ ra.
Hạnh là mình phải sống toàn bộ con người mình với cái thấy đó, một chập cái thấy đó nó trở lại như đức Phật thôi, chớ cái thấy Phật không có thêm bớt gì trong này hết.
Phật chỉ nói bớt ra, xả ra, xả cái chúng sanh của mình ra thì vốn nó là Phật, trong kinh điển luôn luôn nói vàng nó vốn sẵn là vàng chớ mình không có tạo ra vàng được, mình làm lần lần mà lọc trên cái nền tảng vàng đó, chớ không phải trên nền tảng lấy sắt mà lọc nó đâu, thành ra niềm tin là vậy.
Mà khi mình có được niềm tin rồi, mình tin sơ sơ rồi, mình phải y theo đó, vì đó chính là cái huệ mạng, cái mạng sống của mình, mình bỏ nó thì mình chết ráng chịu thôi.
Cái mạng sống của mình đây, sinh mạng nó cũng có giới hạn thôi; nhưng cái huệ mạng nó cứ là vàng, thì từ đây mãi mãi về sau và trước kia nó cũng là vàng, đó chính là huệ mạng, không thêm không bớt gì hết; thành ra nếu mình không có rõ ràng, thì tu hành là cả một cái trường tranh đấu; ông kia hơn tôi, tôi thua ông nọ, y chang như ngoài đời, ông kia giàu hơn tôi, ông kia mới ba chiếc xe hơi tôi mới có một chiếc, cứ tranh đấu vậy đó.
Thật sự ra mọi sự nó đều an bình ngay từ đầu, là nếu như anh chấp nhận cái thấy biết hiện giờ đây chính là Phật, đó không phải là lời thầy nói mà là lời ngài Padmasambhava nói, chẳng qua là mình không chấp nhận nó thôi, mình cứ muốn làm cái gì khác, bởi vì con người mình nó tham lắm, nó vọng động lắm. Như vậy chưa chịu đâu, nó vọng động, nó muốn là ông Trọng thế này thì tôi phải hơn ông Trọng, tôi phải lập ra cái thấy biết của tôi hơn ông Trọng. Nhưng mà cái thấy biết là nó bình đẳng, bình đẳng tánh trí, cái thấy biết đó là nó bình đẳng giữa Phật và chúng sanh. Thì đó là chỗ gặp gỡ của Phật và chúng sanh, chỗ gặp gỡ chính là cái thấy biết hiện giờ của mình đây, vấn đề là anh thanh lọc cỡ nào, anh tịnh hóa cỡ nào, chớ nó không có hơn nhau gì hết, hơn nhau về rác thì có chớ cái thấy đó không có hơn nhau.
Nếu như mình thấy sơ sơ cái đó rồi mình tin được rồi, thì mình cứ vậy mà mình thiền định thôi; thiền định nghĩa là đừng có bội giác hiệp trần, là mình theo nó chớ mình đừng có theo trần nữa.
Và cuối cùng nên nhớ, khi thật sự mình là vàng rồi, thì chẳng có cái trần nào hết, tất cả đều là vàng không có bỏ bê gì ở trong này hết; bởi vì cái thấy biết đó nó vốn thanh tịnh cho nên tất cả các pháp đều thanh tịnh, không có bỏ cái gì hết.
Tánh Hải Kính ghi
Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành ĐộngTrong những lớp thấp của Mật thừa, hai cấp độ của con đường được liên hệ đến, một cách kỹ
Chùa Hội Khánh Tên thường gọi: Hội Khánh Địa Chỉ: 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. ĐT: 0650 824043. Chùa Hội Khánh toạ lạc ở
Chủ thì có sẵn nhưng mà tại sao mình không tin, cái khó là vậy đó, nó không thường ở với mình, trong một chớp nhoáng là mình trở thành khách liền
_Viên ngọc như ý là cái tâm của mình, cái tâm của mình thì nó trong sáng và mọi biểu hiện đều là viên ngọc như ý đó hết, thành ra: thiên
Tripitaka là một từ Sanskrit, có nghĩa là “Tam tạng”. Tam tạng bao gồm những lời dạy của đức Phật, (Kinh tạng), giới luật và những thích nghĩa về giới luật của
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt