Hôm qua tới giờ 24 tiếng là mình tham thiền về bản tâm tự nhiên đó. Rồi bây giờ mình có cần tổng kết lại, có vị nào hỏi để gom lại đem về nhà làm tiếp.
_Thưa thầy cho con hỏi, mà thầy ơi cho con hỏi là làm sao tu tập để cho bản tâm tự nhiên, làm sao mà nó xuyên suốt á thầy, mà không có quên được đó thầy?
_Thì ban đầu là mình chánh niệm tỉnh giác, mình làm quen với nó, làm quen với nó trong khi thức, khi ngủ, khi thiền định, khi còn trung ấm thì chắc chưa quen thì trung ấm nó cũng giống như khi mình ngủ vậy đó, thì bây giờ mình làm quen với nó, mình làm quen với cái nền tảng của mình. Bây giờ đơn giản lắm mình thấy tất cả những cái biểu hiện này nó phải biểu hiện trên cái nền tảng nào đó, phải hông? Khi thấy một cái biểu hiện nào đó thì mình nhớ ngay nó là biểu hiện của nền tảng, vậy thôi. Thì lần lần mình quen, lần lần một chập rồi mình bị nó thu hút, ban đầu mình thấy khó nhọc lắm, dần dần mình thấy nó thu hút mình, tới khi mình bỏ nó không được nữa, bất thối chuyển nghĩa là không thể bỏ được nữa, ban đầu là mình làm quen sơ sơ, rồi sau mình từ từ. Mình phải thấy nó, nói chung lại cái chữ tham thiền là mình luôn thấy nó trong mọi lúc, thấy bằng mắt tai mũi lưỡi thân ý, mình thấy nó luôn luôn mọi lúc, càng ngày càng thấy mà nó không có sự đứt khoảng đó nữa. Cho tới khi nó lộ diện rõ ràng thì mình không cách gì mình bỏ nó được hết. Mở mắt nhắm mắt gì cũng thấy nó hết, ngồi thiền hay không ngồi thiền gì mình cũng có nó hết.
Rồi Hải Tần thấy vậy hiểu chưa hay muốn hỏi thêm gì nữa?
Chánh niệm, niệm là nhớ thôi chớ không có gì hết á, niệm là nhớ, nhớ cái chân chánh đó, cái mà nó theo mình từ trước khi mình sanh ra đời và nó theo mình sau khi chết, cái đó là cái phần chánh, niệm là nhớ, cứ nhớ nó miết thôi rồi chập nó… ở đời này mình thấy, mình cứ nhớ người nào miết tự nhiên người đó hiện ra, mình gặp hà, phải hông? Mình nhớ xe hơi miết thì tới ngày nó về nhà mình chớ có gì đâu. Sao nói xe hơi ông này ông nhạy cảm quá ta?
Là vậy đó, tham thiền có nghĩa là mình luôn luôn nhớ nghĩ về nó, thành ra thầy nói vậy, ngài Huệ Năng ngài nói niệm niệm, ngài hay dùng chữ niệm niệm, một chữ niệm thôi thì nó chưa, còn niệm niệm là nó liên tục nghĩ nhớ về nó. Thì tới một ngày nào đó, nó quen dần dần thì mình ngửi mùi hương của nó, như ngày hôm qua anh Hiến anh nói chẳng hạn, là mình cảm thấy có những giờ phút mình bay bổng lắm, mình cảm thấy nó gần lắm, nhưng mà nó phải gần rồi mình phải liên tục với nó, liên tục với nó, cho tới khi mà nó không bỏ đi được nữa, lúc đó mình mới nói mình có nó, mà mình có nó thì tất cả mọi cái ở trên đời này trở thành nhẹ hết, chỉ có nó mới quan trọng còn tất cả những cái ở trên đời này chỉ là những cái chiếu hiện của nó vậy thôi. Theo duyên mà nó chiếu hiện ra chớ nó không có gì quan trọng hết, bởi vì cái duyên nào nó cũng thay đổi, cái cuộn phim mình nó thay đổi liên tục, còn cái nguồn sáng mà chiếu trong cuồn phim đó, cái nguồn sáng đó không đổi. Luôn luôn nó như vậy, còn tất cả mọi sự nó đổi thay hết chỉ có cái nguồn sáng để cho nó hiện ra mọi sự, thì nguồn sáng đó không thay đổi.
Rồi bây giờ, mình phải cụ thể, thí dụ như mình chưa ham nó thì mình phải lần lần mình ham nó, ví dụ như cụ thể là có nhiều người họ tham dự nhiều lần như vậy, nhiều buổi như vậy, tự nhiên họ thấy ham. Như ngày hôm qua chú Hiến là một tấm gương ông lần đầu ông cũng lai rai lắm, nhưng mà ông tham gia tụng kinh đồ này nọ lần lần tự nhiên bữa nào mình bỗng thấy lại cái bóng mình lờ mờ dưới mặt nước vậy đó, lâu nay bỏ bê nó bây giờ tự nhiên dòm thấy lờ mờ lờ mờ dưới đó; từ đó mới tin, tin thì từ đó mới nổ lực lên dòm cho kỹ lại coi thì thiệt ra cái bóng đó nó không phải ở dưới nước đó đâu mà nó nằm ngay đây nè (thầy chỉ thẳng vào mình), phải hông?
Khi mình thấy cái bóng mình lờ mờ dưới nước, cái bổn lai diện mục của mình còn lờ mờ dưới nước đó là nó mới còn ở ngoài mình, nhưng mà rờ rẩm một chập mới thấy thật sự cái bản lai diện mục nó nằm ngay trên mặt mình đây. Thành ra ngài thiền sư Hương Hải có một câu là: một ngày nào đó mình sẽ thấy mặt thầy mình trên mặt mình. Thấy đây là mặt Phật đó, chớ không phải thầy, mặt Phật trên mặt mình. Thì mình bắt đầu mình thấy lờ mờ té ra mình cũng có mặt. Giống như trong kinh Lăng Nghiêm cái chàng Diễn Nhã Đạt Đa dòm vô trong gương cái hoảng hồn bỏ chạy bởi vì tưởng con ma con quỷ gì trong này. Nhưng mà nhìn lần lần thì, mình cũng vậy mình tưởng là mình không có đầu. nhưng mà tới một lúc nào đó bất chợt mình thấy ngay dưới sàn này (sàn gạch bóng nó có thể phản chiếu) mình dòm mình thấy ờ cũng có cái đầu, nó lờ mờ lờ mờ, dòm rõ ra rồi lần lần mình tiếp cận lại mình thấy luôn luôn nó vẫn ở đây thôi.
Thành ra thầy hay nhắc đi nhắc lại đối với Tây Tạng nó không dịch cái chữ thiền định mà nó dịch thành cái chữ làm quen thôi, thì thiền định có nghĩa là mình làm quen với nó làm quen là dần dần một chập cái nó gần, đến cái độ mà mình không thể bỏ nó được nữa. Bất thối chuyển là không có rớt lui nữa, bởi vì mình không bỏ nó nữa.
Cái mùi vị mà nó hơn tất cả những mùi vị của trần thế này, một cái đẹp mà nó hơn tất cả những cái đẹp của trần thế này thì mình phải mê nó chớ không có lôi thôi gì hết. Một cái bao la rộng rãi hơn bất kỳ cái resort nào trên thế gian này, thì mình phải thích nó thôi chớ còn còn resort đi tới đi lui một chập thì nó cũng hết đường hà, phải hông? Nhưng mà cái đó nó sinh ra tất cả cái đẹp của thế gian này, nó sinh ra tất cả niềm vui của thế gian này. Anh nhậu nhẹt anh cũng vui lắm chớ không phải không đâu. Như ngày hôm qua ông nào nói nhậu một chập vô thì khó chịu, nhậu thì cũng vui lắm, nhậu vừa vừa thôi, mình nên nhớ cái gì nó sinh ra niềm vui đó? Bất kỳ niềm vui nào mình thấy nó cũng qua mau, phải hông? Tìm tới tận nguồn của cái vui đó là lạc trong thường lạc ngã tịnh. Phật tánh được định nghĩa là thường lạc ngã tịnh, tìm cho tới tận cùng cái niềm vui đó mình sẽ thấy một nguồn vui bất tận, còn cái nguồn vui của mình chỉ là thoáng hiện giởn chơi vậy thôi. Không có cơn vui nhậu nào mà quá một ngày được hết, vui quá chết. Nhưng mà vui đó nó báo hiệu cho mình một cái mình phải đi tìm về nguồn, cái nguồn vui đó nó bất tận. Đó, cuộc đời này nó báo hiệu cho mình cái đó đó. Thành ra bên kia nó có chữ Tin Lành là vậy, tất cả mọi cái nó đều báo hiệu cho mình cái nguồn đó. Mình thấy vui, uống rượu đồ cũng vui thiệt, nhưng mà nó báo hiệu cho mình, nếu mình tìm về tận cái nguồn vui đó thì mình sẽ thấy đó là một nguồn vui không bao giờ nó cạn hết.
Nên nhớ, đạo Phật nói Khổ đế, cái sự thật đầu tiên của Phật giáo là Khổ đế, Khổ đế bởi vì hình như luôn luôn mình cảm thấy thiếu thốn cái gì đó. Khổ nhất là cảm thấy thiếu thốn, dầu có sống trăm kiếp nữa anh vẫn cảm thấy thiếu thốn, phải hông? Nó vẫn thiếu thốn cái gì, mình cứ tìm về cho nó đầy đủ mà thôi. Báo thân Phật, báo là sự đầy đủ, mà Báo thân Phật nó nằm đâu trong này chớ nó không phải nằm đâu ngoài kia mà tìm (thầy chỉ vào thân mình). Thì mình cứ khai thác, khôn ngoan là vậy, khôn ngoan là mình thấy cũng vất vơ vất vưởng nhiều năm rồi mà mình chỉ đi tìm cái bóng dáng, thành ra trong kinh Viên Giác gọi là bóng dáng tiền trần là vậy. Mình đi tìm cái bóng dáng rồi bây giờ mình soi ngược lại, mình tìm xem cái nguồn nó phát ra cái bóng dáng đó. Cái nguồn đó mới thật, còn tất cả nó đều nhắc nhở nơi mình một cái gì đó mà mình kiếm, thường thường mình tìm không ra.
Đó, thí dụ như thầy nói hồi sáng cái chuyện giàu có là vậy đó. Mà mình tưởng là giàu có chỉ có chừng đó thôi, không phải, không phải chỉ là vấn đề giàu có về vật chất. nó báo hiệu cho mình một cái giàu có rộng hơn nữa mạnh hơn nữa, và nó vĩnh viễn dầu nhắm mắt mở mắt gì nó là của mình hết á, cái giàu đó mới là quan trọng, nó mới của mình vĩnh viễn. Còn cái giàu đây là nói thẳng một đời thôi, bưng đi, đem theo không nổi một đô la nữa; chờ ai ở trên này đốt vài ba đô mới có vài đô chớ còn mình ở đây không thể đem trực tiếp. Thành ra nên nhớ cái trần gian này nó vô thường để cho nó nhắc nhở mình một cái gì đó, bởi vì mình thấy luôn luôn mình thiếu cái gì đó. Mà cái thiếu đó hình như nó trầm trọng lắm thành ra mình đi tìm quanh tìm quất miết thôi.
Như hồi sáng thầy nói đó thật sự ra không có gì lạ hết, bởi vì mình thiếu nên mình mới đi tìm sự hợp nhất với người khác phái, còn khi anh có một sự hợp nhất với tất cả mọi sự rồi, thì anh không cần cái gì hợp nhất, cái chuyện mình hợp nhất với một người khác phái điều đó chứng tỏ mình thiếu.
Bởi vậy trong Mật Tông nó hay nói hai cái hệ thống là âm dương là trong người mình đây chớ đâu. Bây giờ cụ thể như trái tim của mình thì có một bên máu đen một bên máu đỏ, và sự hợp nhất nào nó cũng đưa lại lạc hết, nhưng mà hợp nhất với một cái hữu hạn, mình là một cái thân hữu hạn, người nào đó thì nó cũng hữu hạn, hợp nhất chắc đâu chừng vài tiếng đồng hồ coi chừng chết. Thì hữu hạn lắm, còn bây giờ mình hợp nhất với cội nguồn là mình có tất cả mọi sự hợp nhất khác, tất cả những hợp nhất khác nó chỉ nhắc nhở cho mình cái sự hợp nhất này. Mà nên nhớ cái sự hợp nhất là tất cả Tan Tra cao cấp của Mật thừa đều có cái cuối cùng là hợp nhất, khi mình hợp nhất với cội nguồn rồi thì mình hợp nhất với tất cả, hợp nhất với tất cả thì mình hết thèm, chớ cơn thèm này nó biết bao giờ mới hết được?
Bây giờ mình sinh ra ở thời này nó chế ra Coca cũng thèm thiệt rồi vài bữa, biết đâu mười năm sau nó lại chế ra cái khác ngon hơn, thì cũng thèm thèm miết thôi, phải hông? Cái ăn cái uống cũng thèm cái gì cũng thèm hết á. Sở dĩ mình ăn thấy ngon là sao, bởi vì cái miệng mình nó hợp nhất với đồ ăn chớ có gì đâu, phải hông?
Thì mình làm sao tất cả những cái đó nó gợi nhớ cho mình cái gì đó. Ờ, Hà đâu rồi? Đó, gợi nhớ một cái hương xưa nào đó, phải hông? Hà hà! (Thầy cười), hoặc thời hoàn kim đã chìm trong phôi pha gì đó. Nó gợi nhớ một cái đó, (Mọi người đều cười), thành ra tu hành là gì? Là để hợp nhất lại, mà khi hợp nhất lại thầy nói vậy nó tạo ra một cái sự thỏa mãn hoàn toàn mà nó vĩnh viễn, thành ra bất kỳ một câu chú nào cuối cùng là sự an lành là S-va-ha Tát bà ha đó, Tát bà ha đó là qua tới bờ bên kia, là có cái sự hợp nhất đó rồi. Thì S-va-ha là tốt lành. Qua tới bờ bên kia thì tốt lắm S-va-ha. Thành tiếng pháp nó có chữ Sa-va là tốt lắm, chắc nó cũng lấy đâu từ tiếng Phạn này ra, sao nó giống nhau dữ vậy? Thành ra mình thấy vậy đó, tất cả những cái cái này, thầy hay nói là tất cả cuộc đời của mình nó không có ý nghĩa gì ngoài cái ý nghĩa là nó nhắc nhở cho mình là có một cái vĩnh viễn như vậy đó, còn tất cả cái này những cái này nói theo như Lê Nin hay là Các Mác, chỉ là phản ánh của cái đó thôi. Phản ánh thôi, tất cả thế gian này là phản ánh của cái nguồn đó thôi, mà mình theo những cái phản ánh đó ban đầu cũng thấy thích thích thiệt, nhưng mà rồi nó mau qua lắm, xoai đầu lại, gì đó, xoay đầu là bờ, xoay đầu lại là tự nhiên thấy ngay cái nguồn nó, còn không thôi thì mình cứ vẫn vơ vậy uổng lắm. Chẳng có gì hết nhưng mà nó uổng đi, như ngày hôm qua thầy nói bốn cái chuyển tâm là đời người là đáng quý bởi vì làm người là dễ xoay lại nhất, chư thiên chớ không dễ bằng mình đâu, bởi vì chư thiên ít khổ lắm còn mình thôi, khổ như điên, trong khi mình bỏ cái gia tài lớn mình đi mình kiếm bạc cắc, quá uổng! Bạc cắc xài đâu vài ngày là hết, còn cả cái nguồn năng lực vô tận, năng lượng vô tận, nguồn tài chánh vô tận nằm ở sau lưng mình mà mình không có. Mình lo đi kiếm cái gì.
Thành ra mình cứ tiếp cận với nó lần lần mình sẽ thấy những lời này, thầy cũng lấy từ trong những vị xưa họ kinh nghiệm, họ trải nghiệm qua rồi họ nói cho mình rồi mình làm rồi mình thấy tin tin, chớ nó không phải là chuyện lừa dối đâu. Trong kinh Kim Cương nói Phật nói lời chân, lời thật, lời như, lời không có dối trá gì đó, mấy lời này theo thầy nghĩ không có dối đâu. Chẳng qua mình phải chịu khó mình thân cận với nó, thì cũng giống như ở đời lần đầu mình thân cận làm quen, làm quen một chập rồi nhưng cũng chưa chắc ăn nữa làm quen rồi phải thế này thế nọ đủ thứ chuyện rồi cuối cùng người ta mới về ở với mình được chớ, phải hông?
Rồi được chưa? Cứ làm quen một chập đi, nhiều khi mình thấy có mấy cô mấy ông ở đây, nhiều khi mình thấy chạm cái gì đó tự nhiên xúc động khóc tùm lum túa lua hết, cô thì lắc lư tùm lum túa lua hết, còn cô thì xúc động chảy nước mắt đồ, gặp những vị như là ngài Garchen, hông biết nữa? Không biết tại sao mà mình khóc, y như mình lạc loài lâu lắm rồi tủi khóc thôi chớ không có quái gì hết. Ha. Ha!
Gặp ổng mà ổng ở với mình có mấy tiếng đồng hồ thôi, khóc. Cảm động khóc tùm lum. Nhiều khi mình đánh chuông hay tụng một thời kinh nào đó nó nhắc mình cái gì đó nó thấy tủi quá. Trời ơi! Mình như vậy mà sao lạc lỏng đến nổi ra cái thân này, tự nhiên là cảm động khóc tùm lum, túa lua hết, phải hông? Chớ nó không có gì hết, chỉ tủi. Sao mình như vậy mà nó đến nông nổi này. Hà hà hà (Thầy cười). Thành ra tủi khóc chớ không có quái gì hết.
Chẳng qua là những vị đó gợi nhớ cho mình những gì đó. Thời hoàn kim đã chìm trong xa xưa gì đó. Hà! Phải hông? Khóc thôi chớ không có gì, thành ra vậy đó.
Tánh Hải Kính ghi
Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giớiDharamsala, India, March 15th 2010 – Hôm 15/03 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã truyền giới cho một số sư thầy như những tu sĩ cụ
Thưa thầy, hôm bữa con coi Hư Vân Niên Phổ, có đoạn ngài Hư Vân ngồi thiền ngài định sâu mười lăm ngày, vô trạng thái đó là sao?_Đó là trạng thái
Thông qua quyền lực của sự kiềm chế, chúng ta có thể bắt đầu tiến trình của việc tháo gỡ suy nghĩ và phóng chiếu của tâm từ hiện thực về điều
Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh
Tên thường gọi: Chùa Hang.Địa chỉ: phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 861158.Chùa thường được gọi là chùa Hang, toạ lạc tại phường Núi Sam, thị xã Châu
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt