_Rồi Bol
_Con có một thắc mắc, khi tu trở về chánh niệm tỉnh giác, nhưng do thói quen mình đặt cuộc sống của mình vào cái sanh diệt nhiều nên khi quay trở về cái không sanh không diệt rất khó, mà mình cũng nhận lầm trong cái thấy; từ đó con xin thầy có phương tiện gì để tu. Mình có tin đó nhưng làm sao để mình trực tiếp thấy được nó? Con nghĩ có phương tiện gì đó, xin thầy nói rõ phương tiện cho chúng con.
_Thì thầy nói rồi, nếu như mình tin thì tất cả mọi thứ đều là phương tiện hết.
Bây giờ thầy muốn thí nghiệm về cái biết nó có thường hằng nơi thầy hay không, thì thầy rờ cái bàn này; thầy biết đây là cái bàn, đó là phương tiện phải hông? Chứng tỏ là cái biết nó luôn luôn ở bên thầy, thầy rờ cái tường này, bây giờ đổi đối tượng rồi, thầy biết đây là cái tường, rờ mặt thì biết đây là cái mặt mình, cái biết đó nó thường xuyên ở nơi mình, và cái biết đó không phải là rờ nhiều thứ là nó biết thêm đâu, nó cũng chừng đó thôi; sáng trưa chiều tối gì cũng có chừng đó thôi.
Thì mình phải hiểu như vậy sống như vậy lần lần cái niềm tin của mình nó mạnh ra. Rờ cái bàn thì biết cái bàn, không rờ cái gì thì cái biết nó vẫn có, chính cái biết nó luôn luôn thường trực đó gọi là cái huệ mạng, cái mạng nó luôn luôn đó; chớ còn cái mạng này là dễ gì được trên một trăm năm, mà có trên một trăm năm thì cũng đi thôi.
Tất cả đều là phương tiện, như chút nữa ngồi thiền mình khám phá thử có thật sự ra là nó có đó, nó không sanh không diệt hông? Thiền là để khám phá cái đó chớ không để làm cái gì hết, khám phá cái vốn có sẵn đó rồi.
Thành ra những cái như ngồi thiền, tụng kinh… tất cả mọi cái, thậm chí ăn uống là vậy, luôn luôn có một cái biết hiện tiền, không có cái biết đó anh biết anh ăn cái gì? Tôi bỏ cục đá trong tô anh, anh cứ ngồi anh ngậm miết sao? Anh cũng biết chớ, luôn luôn cái biết nó hiện tiền, còn đối tượng biết là nó thay đổi.
Mà cái biết đó nó không tăng không giảm, không phải tụng nhiều kinh rồi có thêm đâu. Nó không cần đối tượng, thành ra Tây Tạng hay nói là “Tự hiện hữu” là vậy đó. Luôn luôn tự hiện hữu, luôn luôn tự có mặt thậm chí có Bol hay không có Bol nó vẫn có mặt. Bol là chuyện của Bol, thầy là chuyện của thầy, nhưng mà nó luôn luôn có mặt, chỉ có nó mới là chung cho cả phàm phu và thánh hiền; còn ai hưởng được bao nhiêu đó là chuyện của mình.
Tánh Hải Kính ghi
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
BÌNH THƯỜNG TÂM LÀ ÐẠO(Trích từ Vô Niệm)Nguyên Hảo“Bình thường tâm thị đạo” đã được Mã Tổ tuyên bố lần đầu tiên. Và Mã Tổ đồng thời cũng tuyên bố rằng “Tâm
_Thì cũng thấy tâm bên trong và tâm bên ngoài, vấn đề là mình có thấy được tâm mình trong từng phút giây không? Mà khi mình thấy nó, là người chứng
Hành trình kỳ lạ của người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời Nóc chùa Thiên Chơn với mô hình tháp ở Bồ đề đạo tràng Ấn
Tên thường gọi: Vạn Linh.Địa chỉ: ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 760280, 076 760097.Chùa thường được gọi là chùa Lá, toạ lạc ở ấp Vồ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt