(Trên con đường tu hành, khi chúng ta chưa thật sự làm quen và sống bằng tánh giác, chúng ta chỉ thấy tâm thanh tịnh trong những giờ công phu thiền định, nhưng nếu chúng ta làm quen với cái thấy này ngay khi thiền định và sau thiền định, làm quen cho đến lúc nào đó toàn bộ cái thấy chỉ là biểu hiện của tánh giác, chúng ta không còn phân biệt giữa công việc tu hành và việc làm sinh sống hằng ngày nữa, tất cả thức đã chuyển thành trí.
Bài giảng này giúp chúng ta có niềm tin, cho chúng ta có hướng nhìn thật hơn đúng đắn hơn, và chúng ta có nhiều cảm hứng để thực hành hơn)
------------------
_Thưa thầy, con thấy thông thường khi nhắc tới khái niệm thiền định thì lớp trẻ tụi con hiểu bằng cái thức, thiền định giống như một công phu để cho mình lắng đọng cái tâm của mình, để mình có thể nhẹ nhàng hơn, nhưng mà trong hoạt động thầy thường dạy, hậu thiền định. Con thấy lớp trẻ tụi con có một cái khó ở chỗ hậu thiền định.
Mặc dầu xét về từ ngữ là khi đi đứng nằm ngồi mình phải thiền định để lắng đọng tâm. Con thấy để có hậu thiền định được phải có lắng đọng tâm, chớ nói một cách sâu xa chữ hậu thiền định là sau khi ngồi thiền là mình lưu giữ cái trạng thái thanh tịnh, con thấy cái khó, lớp trẻ tụi con khi tham gia các hoạt động sống thì bị cái cảnh của cuộc sống nó dẫn dắt mình đi. Con cũng xin thầy chỉ dạy ngoài cái công phu thiền định tức là ngồi thiền một giờ trong một ngày, ngoài cách đó mình ứng dụng làm sao mình vẫn thiền định ở trong cái hoạt động của mình. Vì nếp sống của bọn trẻ tụi con rất nhanh, chắc là do chấp nhiều quá!
_Bây giờ nhanh thì mình cũng tự nhắc nhở mình, thí dụ như mình đang làm việc gì gắt gao lắm, bỗng nhiên mình dừng lại trong vòng mấy giây thôi. Như vị nào hồi xưa, ông tự kêu:
_Ông chủ!
Rồi ông trả lời:
_Nhớ nghen!
Vậy thôi. Trong Vô Môn Quan có vị hồi xưa vậy đó, thì bây giờ mình thấy mình còn vậy thì mình phải lo nhắc nhở mình.
Rồi khi mình đã chuyển hóa từ thức qua trí nhiều rồi, thì cái công việc đó không phải là công việc của thức nữa, không phải của loạn tâm nữa mà công việc đó là công việc của thiền định, lúc đó mình sẽ thấy cái công việc của mình nó tăng tiến ghê lắm. Là vì sao, là lúc đó người ta sáng.
Như thầy hay nói, mình bật cái đèn thì giữa mình làm việc và cái đèn đó, khi mà nó bật sáng hoàn toàn là nó vậy, mình vẫn làm việc thậm chí mình quên bén cái đèn nhưng mà nó vẫn luôn luôn nằm giữa cái ánh sáng của cái đèn. Chớ còn bây giờ một ông bác sĩ đang còn mổ, đang còn căng thẳng vậy, mình phone qua mình nhắc: nhớ ông chủ nghe. Ông cắt đứt mạch máu người ta rồi sao. (Đâu cần nhớ chủ khi đã thuần rồi, y như một bác sĩ đã thiện nghệ khi mổ)
À, mình phải thấy cái điểm lợi này, ban đầu là thiền định và hậu thiền định của mình nó chập chờn lắm, khi có khi không, chỉ cần gió đồ thổi mạnh cái nó tắt đâu mất. Khi nó càng ngày càng sáng cho tới khi nó luôn luôn sáng thì dầu mình có làm gì cũng làm dưới ánh sáng của nó. Lúc đó mình quên ngọn đèn đi, không cần tới ngọn đèn nữa nhưng mà mình luôn làm dưới ánh sáng của nó thôi. Chớ còn trước đó cái đèn mình thuộc loại đèn cầy, thì mình phải giữ gìn nó nhiều, không thôi gió thổi cái là đi kiếm lửa lại lâu lắm, lần lần nó tiến lên đèn này đèn nọ, tiến một chập nó y như cái mặt trời, thì mình có làm trời gì nó cũng vậy, nó cũng nằm dưới ánh sáng đó.
_Thưa thầy, có một điều hồi nãy thầy dạy, thầy nói là khi thấy ông chủ lúc yên, khi đó mình khởi lên một tư tưởng, cũng như ông chủ ông mặc cái áo khác vậy đó, thì mình phải phát hiện lúc đó cũng chính là ông chủ. Con nhớ lại trong Đại Ấn Nhìn Thẳng Tâm có dạy cái đó rất rõ ràng, tức là khi tâm nó yên lặng sáng tỏ, khi làm chủ trong an định, thì nó không yên lặng như vậy lâu, nó sẽ khởi tưởng lại, mà khi khởi tưởng lại mình phải nhận biết lúc khởi tưởng thì ông chủ hồi nãy vẫn hiện diện. Thì lúc đó cũng gọi là hậu thiền định trong lúc ngồi trên bồ đoàn đó thầy. Thành ra mình tập theo cách đó, mình làm quen theo kiểu đó thì đi đứng nằm ngồi gì mình cũng thấy được chủ.
_Thì như vậy đó, ban đầu là mình tập, bởi vì thầy hay nhắc, bên Tây Tạng dịch cái thiền định là làm quen, mình phải làm quen với ông chủ, ban đầu làm quen nó nhiều khó khăn lắm, còn nhiều chướng ngại lắm, bởi vì là giữa mình với ông chủ còn tách lìa lắm nhưng mà mình làm quen dần dần.
Thứ nhất mình không đặt vấn đề là thiền định hay hậu thiền định, thiền định và hậu thiền định chẳng qua mình còn non thành ra mình đặt cái đó.
Thứ hai mình không đặt vấn đề là tui làm việc nhiều lắm, tôi lo việc đời nhiều, không có đặt vấn đề đó. Bởi vì khi tất cả thức nó hóa thành trí rồi thì tất cả những cái thức đó đều là trí hết. Cũng giống như mình tâm đắc, thâm đắc sâu xa là sóng nhiều, hay sóng ít gì cũng là đại dương thì mình không có đặt vấn đề việc tôi là thế này, nhiều việc.
Bởi vì đại dương của anh nó hiện ra chỉ là một cái mặt hồ thôi cho nên anh sợ sóng lắm, sóng lớn cái hồ đó hầu như là nó biến đâu mất, còn với một đại dương càng lớn, ông chủ càng bao la không giới hạn thì sóng không có nghĩa gì hết. Thành ra người ta không đặt vấn đề: mình cứ coi thời tiết chiều nay triều cường. Cái anh đại dương anh đâu cần biết triều cường gì, triều cường gì cũng là đại dương hết.
Đó mình phải thuần thục như vậy, mình phải thấy cái đó là một cái lý tưởng. Một cái lý tưởng để có thể mình sống một cách tự do. Còn sống mà cứ ở nhà miết, mới ra một chút, gió lạ lạ là át xì chảy mũi, cảm cúm. Đó, nó phải vậy. Mình sẽ thấy cái quý giá của cái này, mình sẽ an lạc trong mọi thời tiết, dầu cuộc đời này nó có biến chuyển kiểu nào mình vẫn an lạc được.
Chớ mình nói công việc tôi nhiều lắm, mai mốt giữa mình với Trung Quốc lỡ đánh lộn nhau chẳng hạn, mình đi lính, công việc nó còn kinh khủng hơn bây giờ nữa. Việc nó gắp trăm gắp ngàn lần nữa. Lỡ nó đánh mình chắc ông nào cũng phải đi lính chớ. Đó, đủ thứ hết.
Như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói: người thấy tánh như người cầm gươm xông ra trận vậy đó, ra trận mà nó vẫn tỉnh táo. Thành ra khi mà mình tìm ra ông chủ, mình sống với ông chủ cho nó hoàn toàn rồi thì hoạt động của mình nó ghê gớm lắm. Thầy hay nói vậy đó, mình so với mấy vị Tổ, mấy vị Phật thì mình làm có nghĩa lý gì đâu. Mà người ta hoạt động là cái chết nó kề bên tai. Ví dụ như ngài Hư Vân gặp rất nhiều hoạt động mà cái hoạt động của ngài là có thể chết được, ra nói tầm bậy tầm bạ mà nó không chịu là nó chém đầu. Hồi đó ngài ở lại bên Trung Quốc ngài bị đánh chết bảy ngày ngài mới tỉnh lại. Lúc đó ngài lên chỗ cung trời Đao Lợi của đức Di Lặc rồi đức Di Lặc giảng cho ngài về Duy Thức này nọ. Mình thấy hoạt động của những vị càng lớn chừng nào thì sóng nó càng lớn chừng đó.
Thuyền to sóng lớn là vậy, thành ra mình cứ nói công việc tôi nhiều, chớ thật ra công việc tôi là an nhàn lắm, cuối tháng lãnh lương, là xong. Còn công việc của người ta là đầu sóng ngọn gió, có thể chết. Rất nhiều ông thầy thấy vậy đó, các vị mà cao cấp á, cỡ xoàn xoàn như mình đây thì chẳng ai đụng đến hết, những vị như ngài Nhật Liên, ngài Hám Sơn cũng bị đi đày, ngài Nhật Liên cũng bị Nhật hoàng chém đầu. Ngài Hư Vân mới đây cũng vậy, luôn luôn người ta ở nơi đầu sóng ngọn gió thì lúc đó mới biết thiền định và hậu thiền định như thế nào. Và nó biểu lộ ra cái thân của người ta nữa.
Ví dụ mình để ý mình nhìn cái hình ảnh của ngài Hư Vân lâu coi, mình sẽ thấy ngài rất định mà hình như ngài trong sạch, nơi ngài hình như không có bụi nào hết. Thầy cũng đi gặp những vị Tây Tạng, thầy cũng thấy nơi họ không có bụi nào hết, họ sạch lắm. Hòa thượng Tây Tạng cũng vậy, thấy như ông không có bụi, không có mùi, còn mình ngửi cho kỹ kỹ cũng có cái mùi gì đó.
Mình đừng có nói lý do gì, chẳng qua là mình không ham thích, mình không ghiền nó thôi. Chớ mình ghiền nó thì cái thứ gì cũng xong hết, còn mình không ghiền nó thành ra mình cũng cứ trì hoãn mình cũng lấy lý do, tui bận lắm.
Đó, cho nên mình phải hỗ trợ cái thiền định bằng những cái nguyện như Trọng nói, chớ còn mình dễ lơi lỏng lắm, mà lơi lỏng bị tai nạn đừng có la.
Thành ra mình phải thấy là viên ngọc như ý nó có tất cả những điều mà bao nhiêu kiếp mình muốn đi tìm cái gì đó mà không có. Sự giàu có nó cũng có, quyền lực nó cũng có, cái gì nó cũng có hết. Ông chủ đó có hết, tiền tài, danh vọng quyền lực đủ thứ hết, thành ra mình phải ham. Chớ mình tưởng là công việc của mình nó là… xin lỗi chớ mình nghĩ lại coi cả công việc của một đời người nhiều khi mình để lại không được cái gì hết. Nói thì nó hơi nặng nề chớ công việc của mình chỉ để lo cái miếng ăn của mình, cái nhà của mình và gia đình của mình thôi, chớ mình không để lại được cái gì hết, thành ra mình đừng có nói vì lý do gì hết.
Còn công việc của mấy ngài Hư Vân, ngài Hám Sơn để lại cả ngàn năm sau đó, chưa kể là để lại thân xác và để lại cái chuyện của ngài. Đó là những công hạnh vĩ đại lắm. Còn nói phước đức của mấy vị đó, thôi khỏi nói, phước đức đó chỉ lên gặp đức Di Lặc ở trên đó thôi chớ còn ở đây đâu có đủ cho mấy ngài. Nếu chỉ chuyên về phước đức thôi, ở đây đâu có đủ. Cỡ phước đức Bill Gates còn chưa lên đó nổi, bởi vì cái phước đức của anh nó không có đủ phước đức về mặt trí huệ để mà lên đó được.
Cùng lắm anh lên cõi trời nào đó, dòm xung quanh toàn ngọc vàng đồ vậy thôi, chớ còn không có được phước đức ở một cõi Phật như vậy.
Tánh Hải
Kính ghi
I. Thiền Lâm TếNhư trước đã trình bày, Thiền Lâm Tế là Thiền từ Đạt Ma theo tinh thần bốn “tiêu thức” – “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực
Bây giờ thầy nhắc lại hôm qua tới giờ mình tu hành để đi vào nền tảng, nền tảng đó là tánh Không, nhưng mà nhiều khi mình mới thấy nó sơ
Tên thường gọi: Chùa Bửu ĐứcChùa tọa lạc ở số C61A, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.952320. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.Chùa do Đại đức
_Thưa thầy con muốn hỏi thầy, tại sao con thấy mỗi ngày mình lại càng khô khan đi?_Đơn giản thôi, hồi sáng thầy mới đọc một bài nói mười một mười hai
Thứ nhất, mình phải tin là mình luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác, chẳng qua là mình bỏ lơ nó thôi, mình chạy lung tung chớ luôn luôn có một chánh
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt