_Khi mà mình nói về bản tâm đó thầy, các kinh điển mô tả nó rỗng lặng, trong sáng, thanh tịnh, và nhiều phản ứng tốt đẹp, và mình tu tập trên đó thì mình, con thấy thì mình tưởng tượng ra cái tính chất đó. Khi tưởng tượng như thế thì nó khó khăn lắm, khó khăn là mình chỉ quán về nó cho nên mình rơi vào cái gì đó mệt mỏi nó không gắn được với những sự vật xung quanh mình. Xin thầy chỉ giùm con.
_Bởi vì là cái bản tâm mình tạm gọi là bản tâm tánh Không đi, phải hông? Mình chỉ quán tưởng, mình chỉ thiền định về nó, nhưng mà mình chưa thật sự biết nó là gì hết, thành ra mình sống với những khái niệm, chính vì những khái niệm đó che cho nên mình chưa thấy nó thật, mà chưa thấy nó thật thì như thầy nói vậy đó, thầy hay nói rất nhiều lần là cái tâm mình mình tạm gọi là tánh Không nó không ô nhiễm y như tấm gương vậy, cái tâm mình nó như tấm gương, nó bao la mênh mông nhưng không có tấm gương nào mà không có hình bóng trong đó hết. Tất cả đây là hình bóng, tất cả những hình tướng này (thầy dang tay ra để chỉ mọi vật đang hiện diện trước mặt đại chúng) tại sao mình nói tấm gương nó không có hình tướng nào?
Nó rất sít sao các hình tướng, bởi vì tất cả mọi hình tướng, nên nhớ một điều là: hình tướng nào mà mình thấy được là phải thấy trong tánh Không, đồng ý hông? Hình tướng nào mình thấy được, âm thanh nào mình nghe được là phải nghe được trong cái bản tâm tánh Không đó. Còn nếu không có cái bản tâm tánh Không, không có cái nền tảng đó mình không có nghe được cái gì hết, mình không thấy được gì hết. Tất cả trải nghiệm của giác quan của mình đều xảy ra trên cái bản tâm tánh Không đó hết, cũng giống như mọi hình bóng mà mình thấy được đều phải ở trong gương hết, ngoài gương không có hình bóng nào hết, phải hông?
Bởi vì mình chưa thật sự thấy tấm gương, nếu mình thấy trực tiếp tấm gương thì mình thấy tất cả các hình tướng này ở trong cái bản tâm tánh Không của mình. Cũng như tất cả mọi hình bóng phải ở trong gương, mình mới thấy hình bóng được, nếu như hình bóng nó ở ngoài gương thì mình không thấy. Cho nên, tất cả những cái gì mà mắt thấy tai nghe, tất cả đều phải xảy ra trong cái bản tâm tánh Không, phải hông?
Sở dĩ mà mình quán tưởng cái này cái nọ bởi vì mình quán tưởng trên một khái niệm, mênh mông rỗng lặng chỉ là những khái niệm thôi, xin lỗi chớ đó là những lời nói dối thôi. Đối với mình là những lời nói dối, bởi vì mình chưa kinh nghiệm nó.
Ông nói ông có vợ, mà tôi có thấy bà vợ ông đâu, thì tôi nói là lời nói dối. Mình phải trực tiếp kinh nghiệm cái này mình mới không phải là người nói dối, không thôi mình có nhắc lại lời kinh điển gì gì đi nữa thì cũng là lời nói dối thôi.
Bởi vì mình chưa trực tiếp kinh nghiệm, thầy bây giờ ai hỏi thầy Hà Nội là sao, Hồ Tây là sao, hồ Gươm là sao? Nếu như thấy Hà Nội rồi thầy nói nó dễ dàng lắm, mà kinh nghiệm đó không phải là những lời nói dối. Còn như thầy lên trên mạng thầy coi thử Hồ Tây rộng bao nhiêu km vuông, hồ Gươm bao nhiêu hét ta, ngay giữa hồ Gươm có cái tháp gì đó. Mình cũng biết hết hà, nhưng đó là những lời nói dối, bởi vì mình chưa trực tiếp thấy.
Thành ra tu hành là kinh nghiệm, mình phải kinh nghiệm cái bản tâm tánh Không, kinh nghiệm được bao nhiêu thì cái phiền não, những cái thứ lôi thôi của mình nó mới tiêu tan được trong đó. Còn không thôi nó cứ giam cầm mình nó ám ảnh mình miết thôi. Rốt cuộc là cuộc đời mình chỉ là một mớ rác thôi, kinh nghiệm của mình nó tiêu không nổi, phải hông? Thành ra nó thành một mớ rác, rác của thành phố nó phải có chất gì nó xịt cho tiêu để thành phân đi bón chớ nó cứ để đó miết nó thành núi rác.
Thành ra mình làm suốt mười hai tháng vừa rồi là để mình kinh nghiệm cái bản tâm tự nhiên đó, bản tâm tự nhiên đó mình xác định lại đó là tánh Không. Cho nên muốn giải thoát, muốn bớt phiền hà bớt bị trói buộc bớt bị níu kéo thì mình phải trực tiếp kinh nghiệm cái bản tâm tánh Không này. Chính cái bản tâm tánh Không, chính nó là nền tảng giải quyết mọi vấn nạn của cuộc đời mình, chớ ngoài ra không có chỗ nào, cái gì giải quyết được hết.
Cho nên bên Tây Tạng gọi cái đó là vị thầy bên trong là vậy. Vị thầy bên trong của mình, chính vị thầy đó mới giải quyết được, chớ còn ai giải quyết được đâu, phải hông? Nếu như cái bản tâm của mình, cái tâm có đáy thì mình vất cái gì vô, những kinh nghiệm có thể ban đầu nó cũng tốt lắm nhưng vất vô mà nó vướng ở trong đó nó không ra được, thì lâu ngày nó thành hư thành thúi, nó thành ra một thứ làm cho mình phiền não.
Còn nếu như mình trực tiếp kinh nghiệm tánh Không, bản tâm tánh Không thì mình sẽ thấy bản tâm của mình là không có đáy. Cho nên vất vô cái gì nó tiêu cái đó, giống như thầy hay nói trong kinh điển có nói: “Đại dương không chứa xác chết”. Nếu cái bản tâm của mình mình đã khám phá nó rồi mình sẽ thấy cái bản tâm của mình như là đại dương, và đại dương nó mênh mông nó không chứa xác chết, bởi vì xác chết nào vô trong đó nó cũng tiêu hết. Còn tâm hồn mình tất cả mọi thứ nó chứa xác chết nhiều quá, nó gây phiền não, nó gây mệt mỏi nó gây đủ thứ hết…
Trong kinh thánh, Chúa có nói vậy đó, Chúa gặp một vị đệ tử ông nói là phải đi theo ta còn để cho người chết chôn xác chết, để cho người chết chôn người chết. Mình chỉ là những người chết đi chôn người chết thôi. Cuộc đời mình chỉ thấy người chết đi chôn người chết thôi, mình không bao giờ thấy được cái tánh Không đó chính là cái sự sống mà trong kinh thánh gọi là sự sống đời đời đó. Nó sống đời đời bởi vì nó bất sanh bất diệt, không dơ không sạch không tăng không giảm đó là sống đời đời.
Thành ra phải thể nghiệm cái đó, Phật giáo nó không có ở chữ nghĩa, nó không có ở nơi kinh điển, nó chỉ là những chỉ dẫn thôi. Mà nó có nơi sự thực chứng, nơi kinh nghiệm, kinh nghiệm chỉ là sự thực chứng. Kinh nghiệm của những bậc giác ngộ truyền lại cho mình và mình không có một cấp độ tương đương như vậy, không có trí huệ để hiểu vấn đề đó thì mình sẽ không cảm nhận được.
Cái quan trọng nhất là mình phải đạt tới cái bản tâm tánh Không này, nó mới giải quyết được cho cuộc đời mình, còn mình thấy rồi, hiện giờ mình thấy tất cả trên đời này đúng như Phật nói tất cả đều vô thường hết. Do đó mình thấy tất cả đều vô thường giới hạn cho nên không có một cái gì, bất kỳ một ngành nghề nào cũng không thể giải quyết nổi, không ai giải quyết được.
Ví dụ bây giờ sinh học mình biết gien, tôi bỏ ra vài trăm ngàn đô là người ta cho cái bản đồ gien. Nhưng mà nó không giải quyết vấn đề gì hết. Y khoa cũng chẳng thể cứu mình sống nổi. Không có một cái ngành nào giải quyết được cái gì hết. Chính vì tất cả những khoa học đều bế tắc vậy cho nên Phật giáo mới còn sống sót, chớ mà khoa học nó giải quyết được chuyện này thì Phật giáo thành đồ cổ rồi. Phật giáo nó còn sống sót bởi vì không có một nghành nào giải quyết được vấn đề này hết.
Rất đơn giản như khoa học hiện giờ cũng không biết ý tưởng của mình là hạt gì hay sóng gì nữa. Chớ nó thấy ra được, nó biết được nó dùng máy nó bắn phiền não mình tiêu hết y như bắn sạn thận vậy thôi.
Và như vậy mình mới thấy tại sao Phật giáo nó phát triển ở các nước phương Tây nhiều như vậy, bởi vì nó rõ hơn mình nhiều lắm vì nó đã tới những đỉnh cao của khoa học, nhưng khoa học không giải quyết gì hết. Không có một ngành nào giải quyết được, chỉ trừ cái bản tâm tánh Không, nó mới giải quyết được tất cả những vấn đề của mình thôi.
Cho nên tu hành Phật giáo là anh phải làm sao anh trực tiếp kinh nghiệm cái đó. Thể nghiệm với nó. Chớ bây giờ mình thấy không ô nhiễm nó dễ lắm, nhưng bây giờ mình phải thể nghiệm không ô nhiễm. Sáng tới giờ nó ô nhiễm cái gì? Nó không còn lại cái gì hết á, ngày nào mà mình thấy từ sáng đến giờ mà không còn lại cái gì hết thì ngày đó mình giải thoát,
Như ngài Thiền sư Hương Hải nói là:
“Nhạn bay trên không
Bóng hiện đáy nước
Nhạn không có ý để bóng
Nước không có tâm lưu dấu”
Thì giải thoát chỉ là vậy thôi. Anh vẫn sống thậm chí anh sống còn mạnh mẽ hơn người ta nữa, bởi vì anh đạt được bản tâm tánh Không thì chính cái đó nó tạo ra vũ trụ này thành ra anh sống mạnh hơn người ta nhiều lắm. Nhưng mà cái hay là anh sống mà anh không bị dấu vết gì hết, không có một dấu vết nào hết, không có lưu lại một cái gì hết. Như ngài Tuyên Hóa có một cuốn viết về đời của ngài là: từ hư không mà ra rồi trở về hư không.
Bây giờ đây mình kinh nghiệm cái này chỉ là tánh Không thì mình giải thoát. Mà nó phải như vậy thôi, khoa học cũng chứng minh như vậy, tất cả những cái này chỉ là những hạt vật chất cho tới những hạt nhỏ nhất, nhỏ nhất… và cuối cùng nó chỉ là năng lượng thôi. Thành ra tất cả chỉ là một biển năng lượng thôi, còn mình thấy hình này dáng nọ, thù ghét, thương giận đồ gì đủ thứ chuyện đó là chuyện của mình, chớ còn tất cả nó đều rỗng không hết. Như một biển năng lượng, mình tự tạo lấy trò chơi cho mình rồi mình khổ đau vì cái trò chơi đó, phải hông? Tự diễn kịch lấy rồi tự khổ lấy, tự chuốc lấy hay tự khóc lóc hay cười vui lấy chớ thật sự ra nó đâu có gì đâu?
Những hạt căn bản, cho tới cùng những hạt căn bản cuối cùng nó cũng chỉ là năng lượng y như biển năng lượng vậy đó. Mình xào nấu mình đóng kịch gì đó là của mình.
Mình chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm tỉnh giác trên cái đó đó, mình có thể tin được hông, khoa học nó đã nói rồi nó dùng máy móc để nó thấy, thật sự ra nếu như bức vách này soi trong kinh hiển vi điện tử thì nó sẽ thấy trống không hết. Bởi vì giữa nhân nguyên tử với electron bên ngoài là nó cách xa nhau lắm còn khoảng giữa này trống không, tất cả trống không, vật chất chỉ có rất ít. Thật sự ra tất cả cái này nó y như đám mây trên trời vậy thôi, khi mình nhìn một đám mây mình thấy đây là một khối gì kinh lắm, nhưng mà mình đi xuyên qua nó mình chỉ thấy nó là những hạt nước li ti vậy thôi, mát mát vậy thôi chớ có gì đâu?
Tánh Hải Kính ghi.
TP.HCM: Ngài Gyalwa Dokhampa truyền quán đảnh Quan Âm, Văn Thù, Phật Mẫu TaraTGPG.VN – Tối thứ Sáu. ngày 19-4-2013, Ngài Gyalwa Dokhampa đến TP.HCM để chủ trì các lễ truyền quán
TTO- Bằng chứng về một trận siêu sóng thần cách đây 73.000 năm được các nhà khoa học phát hiện và họ e ngại siêu sóng thần có thể tái diễn trên
CHỈ CÓ TÔN GIÁO MỚI NÓI: THỜI GIAN LÀ ẢO TƯỞNG. (MAYA) Tất cả loài người dù sống ở đâu, dù mang quốc tịch nào, màu da nào, đều có một ý thức
CHÂN LÝ: TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI?Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh, thì thái độ quá chắc chắn rằng “Tôi đúng, anh sai”
Lễ Quán Đảnh: Ý Nghĩa và Thực ChấtĐại sĩ Liên Hoa Sanh – Sơ tổ Mật tông Tây tạng(VHPGO) Trong Mật giáo có nói rằng cần phải được quán đảnh trước khi thực
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt