Thưa thầy, các vị Bồ Tát ngộ tánh Không này thì đại định, có bao giờ tánh Không có đại có tiểu hay không?
_Thì mình chưa tới cái đó thì mình tiểu định, nhưng cái nền tảng rốt ráo của nó là đi tới chỗ đại định, là định tự nhiên, trong đó nó gồm có định có huệ, cả giới nữa. Giới là bởi vì nó không ô nhiễm, còn bây giờ mình phải lo giữ giới, nhưng mà tới đó mới an toàn, bởi vì nó không ô nhiễm nó không cần giữ giới gì hết, có làm trời làm trăng gì mình có thể tội lỗi trời gì nhưng mà nó cũng không ô nhiễm. Bây giờ cái định mình lần lần là tiểu định gì đó, lần lần cho tới cái mức mình thấy được cái định, mà cái định này nó không sanh không diệt.
Mình có ngồi trời gì đến bảy ngày thì nó cũng không sanh không diệt, mình định tới đó mới gọi là cái định an toàn. Chớ còn mình định này là nó chưa an toàn, bởi vì định của mình là cái gì tạo nên do cá nhân của mình, chớ không phải là một cái của chư Phật. Cái định này là có tạo ra, mà theo đúng kinh Phật cái gì có sanh có tạo ra thì có diệt. Còn cái định này nó không sanh diệt nữa rồi. Bây giờ mình đi từ cái định sanh diệt của mình, ngồi thiền thì cũng định sanh diệt thôi: có xuất định, có nhập định, rồi từ từ, cho tới khi mà dòng sông của mình nó chảy vô cái biển lớn thì lúc đó nó mới sống. Biển nó không cần chảy gì hết nó cứ vậy thôi.
Còn bây giờ mình phải đi từ cái định nhỏ nhỏ của mình, nhưng mà đừng có chấp nó là thứ gì ngon, bởi vì nó phải chảy ra tới biển nó mới ngon được. Nếu nó còn ở trong này, coi chừng tới khi nào nó khô nó thành cái ao nó không chảy được nữa. Cứ tự định, nó nhỏ nhưng mà mục đích của mình là nó chảy ra biển, tới cái định không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch. Chớ còn bây giờ mình tạo, mình tạo nó cũng nằm trong cảnh giới mà thôi.
Trong kinh Lăng Nghiêm nói: nếu lấy cái nhân sanh diệt mà tu thì nó cũng tạo ra cái quả sanh diệt thôi. Còn nếu lấy cái nhân không sanh không diệt mà tu thì nó mới tạo ra cái quả không sanh không diệt.
Cái ngồi thiền của mình nó có sanh có diệt, có thiền định, có hậu thiền định ngồi một chập rồi cũng phải đứng dậy, nó có xuất có nhập, nhưng mà phải tới một cái chỗ nó thường định, thì nó không xuất nhập nữa. Mà cái định đó nó mới giải thoát được, nó mới giác ngộ được.
Chớ còn cái thân này nó cũng xuất nhập thôi, nhập vô sanh tử bữa nào đó xuất ra khỏi sanh tử. Phải nhận ra cái định không xuất không nhập, đó mới là đại định.
QUÁN CÓ CẠN SÂU
_Thưa thầy con có một câu hỏi những người tu hành, người ta có thể nhận ra biểu hiện của cái tâm, tức là khi có giận là người ta biết có giận, khi có buồn có vui thì người ta biết có buồn có vui. Nhưng chỉ ở mức độ đó thôi, chớ người ta không có thấy như cái nghĩa: Pháp thân vô hình. Người tu chỉ thấy sự biến hiện của tâm thôi chớ không nhận ra nó biến hiện nhưng vô hình, chỉ thấy ở mức độ biểu hiện thôi chớ không thể ngộ được là nó chính là từ Pháp thân nó biến hiện.
_Thì vậy, phải đi sâu hơn, ban đầu là mình chánh niệm tỉnh giác mình giận mình biết mình giận, nhưng mà cái giận nó cũng nhăn răng nó cười mình. Mình chẳng làm gì được nó hết, phải hông? Giận cũng vậy thôi!
Rồi về mình giận thêm một lần: tại sao mình lại giận? Thành ra nó mịt mù trong đó. Tu hành mấy chục năm tại sao tôi lại giận? Cái giận của mình nó cứ triền miên không có lối thoát.
Thành ra mình phải đi tới, tới, cho tới nhuần nhuyễn, cho tới khi nào an toàn được, nói như trong kinh: phiền não tức bồ đề. Thì nó mới vui lên được, chớ không những mình giận rồi, mình còn giận cái giận của mình nữa. Tu hành trọc đầu vậy mà sao cứ hay nổi giận dữ vầy nè?
Tánh Hải
Kính ghi
Đời người có 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá
Đơn giản là mình phải tin là có một cái thấy biết căn bản, nó có sẵn đó rồi, và khi mình ở trong cái thấy biết đó mà mình coi lại
Ý nghĩa của OM MANI PADME HUMTôi muốn thảo luận chút ít về ý nghĩa của thần chú OM MANI PADME HUM. Mani tượng trưng cho phương tiện và padme tượng trưng
Tham ThiềnNhững điều kiện tiên quyết khi tham thiềnMục đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức quét trừ tự tâm ô nhiễm, để chân thật thấy rõ bổn lai
Thầy sẽ nói về nhập thất, mình đi vào cái thất này mình làm cái gì? Tất cả chủ đề của 24 tiếng này là cái gì?Cái này là chung của Phật
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt