Tin Tức (680)


CHỮ CHÁNH TRONG BÁT CHÁNH ĐẠO VÀ TỰ TÁNH

699

_Xin phép thầy và cùng đại chúng Đạo Tông cũng xin góp thêm về vấn đề chánh tín. Xưa nay cũng có vị chưa hiểu đúng tiêu chuẩn của nó. Luôn cả chánh tư duy hay cả Bát Chánh Đạo. Nếu chúng ta thấy một cái chánh thì chúng ta liên hệ cũng sẽ thấy được những cái kia. Thí dụ như chánh tín như hồi nãy thầy An Phú Đông cũng có nói. Thầy đã nói chữ tín có nghĩa là nhập, hoàn toàn đúng. Tức là đã thấy phải nhập, chính vì vậy trong Bát Chánh Đạo khi dùng chữ chánh và bảy cái kia tất cả đều là chánh, chữ chánh này, chúng ta không thấy được chữ chánh đó.
Mình nghĩ rằng ông Phật ông nói vậy là mình tin, như vậy đã chánh tín rồi, nhưng chưa đúng. Tin không phải là sai nhưng mà chưa đúng, chính vì vậy, luôn cả cái chánh tư duy mình cũng nghĩ mình suy nghĩ cái gì đó để cho nó hợp lý, nó không rơi vào nhân quả xấu thế này thế kia vân vân, mình suy nghĩ mình cho như vậy là chánh tư duy. Xưa buôn bán buôn một đồng lời năm bảy đồng, thí dụ như vậy, mình hại người để lấy lợi, bây giờ mình chánh tư duy là mình làm ăn nhưng người đối tác với mình cũng có lợi, mình cho là chánh tư duy, thật sự những cái đó thì không phải, nó không đúng với cái chánh trong Bát Chánh Đạo gọi là chánh tín hoặc chánh tư duy.
Bởi vì chánh tín là chúng ta tự thấy cái đó. Bây giờ tạm dùng danh từ là chánh tín, chớ lúc bấy giờ nói về tín là nó đã thừa rồi, và chánh tư duy là không có khởi niệm trong đó, ở nơi cái chỗ sáng suốt đó mà nó rõ ra các pháp, cái đó là chánh tư duy, chớ không phải ghìm vô một câu của Phật của Tổ mình ngồi mình suy gẫm nó như thế nào, đó không phải là chánh tư duy.
Chính chúng ta hiểu cạn cợt như vậy, và chúng ta thực hành một thời gian chúng ta cảm thấy rằng mình bị bế tắt, mình bị hoang mang, mình nói tại sao mình tu không tiến? Do cái khả năng nhận thức của mình nó không đúng với tiêu chuẩn, mà nó trở thành như thế, và một điều mà Đạo Tông muốn chia sẽ thêm cho Phật tử chúng ta nhận định lại, cho nó đi sát với những gì mà chúng ta học hỏi và hiểu xưa nay, trong kinh nhan nhãn Phật Tổ cũng nói các ông phải khéo hiểu, quan trọng ở cái chữ “khéo” này.
Nếu chúng ta đọc qua hành trạng của Tổ nhiều, có một vị Tổ nói đạo không thể để cho các ông hiểu. Các ông là tất cả chúng ta đây, tóc dài tóc ngắn. Không để cho mình hiểu, mà nếu hiểu thì phải khéo, nó mới không sanh ra lỗi, mới đúng chân lý của nhà Phật nói đến cái gì đó. Bởi vì sao? Bây giờ một quyển sách tất cả huynh đệ chúng ta khi đọc có thể là ai cũng hiểu hết, nhưng mà chắc gì anh A hiểu đúng với anh B, anh B hiểu đúng với anh C hông? Mỗi người hiểu mỗi kiểu như vậy sách này mười hay hai chục ý trong này hay sao? Một ý cũng không có nữa.
Thật sự mình đọc một đoạn kinh văn nào đó mình hiểu, cái đó là hiểu trên đầu óc phân tích của mình mà thôi, chớ không phải mình hiểu được cái ý của Phật của Tổ. Nếu mình có đọc, theo Đạo Tông kinh nghiệm, thì cứ đọc mà không thèm suy nghĩ, đó là kinh nghiệm của riêng mình, chớ mình không khuyên mọi người. Đọc là cứ đọc, tuy nhiên đọc như thế có những đoạn mình không cần suy nghĩ mình sẽ hiểu, mình sẽ nhận được. Còn nếu mình đọc mà mình cứ suy nghĩ, tức là mình sẽ bị ý thức của mình nó lừa, bằng cái khả năng kiến thức mình ở chừng đó thì nó sẽ cho phép mình hiểu logich như thế, còn trình độ kiến thức khác thì nó cho cách hiểu khác, không ai hiểu giống ai hết, đó là cái tác hại.
Cho nên những cái nho nhỏ như vậy mình không nắm bắt được, cái căn bản cái sự chuẩn bị của mình nó chưa chuẩn được, thành ra rất là khó.

_Thầy đắc ý với thầy Đạo Tông là cái chỗ thầy nói là đọc không cần hiểu, đọc không cần hiểu đó chính là thiền định. Thì chính từ thiền định đó mình mới hiểu được, còn không hiểu được thôi thì cứ đọc chớ đừng có sanh sự trong đó.
Theo thầy nghĩ chữ chánh này tại sao Bát Chánh Đạo đặt là Bát Chánh Đạo? Chữ chánh này xuyên suốt cả tám cái, xuyên suốt cả thân khẩu ý của mình, phải hông? Chữ chánh này là mình hay nói là cái nền tảng, chánh đây chính là cái tánh đó.
Chánh kiến có nghĩa là tánh đó nó thấy chớ không phải con mắt mình nó thấy đâu.
Chánh tư duy là cái nền tảng cái tánh đó, cái tánh đó nó tư duy đó. Nó tư duy có nghĩa là vô niệm, cái vô niệm đó nó khởi niệm chớ không phải cái niệm nó khởi khơi khơi đâu.
Thành ra mình phải thấy là Bát chánh đạo có tám cái chánh đó, cái chánh đó chính là nền tảng, đó chính là cái Phật tánh nó khởi ra, khi mà mình thông thấu cái chữ chánh đó đó, cái nền tảng đó, cái Phật tánh đó, thì tám cái đó nó bắt đầu nó bộc lộ, nó đúng. Chính cái này là cái dụng khởi chớ không phải là vọng khởi.
Thành ra là phải xác quyết chữ chánh đó là cái gì? Cái nền tảng đó là cái gì, cái bản tánh đó là cái gì, pháp tánh là cái gì? Cái thể của chánh tư duy là cái gì? Tất cả những cái đó là chữ chánh đó, và cái kia chỉ là cái dụng của nó thôi.
Như ngài Huệ Năng nói gì? Tự tánh khởi dụng, phải hông? Thấy tự tánh khởi dụng nghĩa là cái chánh đó chính là cái tự tánh đó, rồi nó khởi dụng ra là kiến, tư duy, niệm, định gì gì đó là cái khởi dụng của nó hết.

Tánh Hải Kính ghi

699

Tương Thuộc, Tương Liên và bản chất của Thực Tại

TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN  VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả:  Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten Jinpa     Trong thảo luận về tương thuộc, tương liên và bản chất

16,097
Kinh doanh phải có niềm tin vào Thiện tâm

Geshe Michael Roach: Kinh doanh phải có niềm tin vào thiện tâmLTS (GNO): Michael Roach là người đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành Tập đoàn

13,410
Về văn bản Lý Sự Dung Thông - Đồng Dưỡng

Thiền Sư Minh Châu Hương Hải(1628-1715) là một tác giả văn học Phật giáo thời Hậu Lê. Ngữ lục cho biết sư biên soạn, biên dịch được 20 tác phẩm. Hầu hết

2,097
Đạo đức trong thế giới ngày nay

Đạo đức trong thế giới ngày nayMột quốc gia không có đạo đức là một quốc gia yếu đuối, phá hoại nhiều hơn là xây dựng. Ngày nay trên mặt công khai,

13,746
BỐ THÍ NHƯ NGỌN ĐÈN

_Xin thầy chỉ dạy về bố thí như thế nào là công bằng? Thí dụ người giàu thì bố thí một lượng rất nhiều, người nghèo thì bố thí một lượng rất

955
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc