Tin Tức (680)


CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

612

Viên ngọc như ý chính là cái tâm mình mà tất cả những hình tướng nó chiếu hiện ra đây, chính là cái như ý của mình, như hồi nãy thầy nói viên ngọc như ý không phải là nó không có gì hết mà nó có rất nhiều mặt, cho nên nó chiếu hiện ra rất nhiều màu sắc, rất nhiều hình tướng, rất nhiều cái này cái nọ.
Trong kinh Pháp Hoa đức Phật có nói, ba cõi là của ta. Chớ không phải ba cõi là trống không đâu. Ba cõi là của ta có nghĩa là: viên ngọc như ý nó có tất cả ba cõi trong đó, tất cả mọi chúng sanh, tất cả những cái gì đó, thành ra hồi nãy thầy mới nói chân không mà diệu hữu là vậy đó.
Nếu một vị A la Hán thì ngài sẽ nói là ba cõi này trống không, còn đức Phật trong kinh Pháp Hoa nói là ba cõi này là của ta, có nghĩa là viên ngọc đó nó chiếu hiện ra ba cõi tất cả chúng sanh tất cả núi sông trời đất gì có trong đó hết. Nhưng mà có chiếu hiện gì nữa thì nó không nhiễm, bởi vì bản chất của viên ngọc nó không có màu sắc gì trong đó hết. Nhưng mà cái diệu dụng của nó là chiếu hiện ra đủ thứ hết, đất nước lửa gió đủ thứ hết.
Bởi vậy trong kinh Đại thừa hay nói chân không mà diệu hữu là vậy. Chân không là không, nhưng có cái hữu mà hữu này là diệu chớ không phải hữu là có một cách trơ trơ như mình đâu.
Nếu như quan điểm chỉ nghĩ tới giải thoát thôi thì cả vũ trụ này chẳng có ý nghĩa gì hết ngoài cái khổ, và mình chấm dứt được nó rồi thì mình hết khổ vậy thôi. Chớ vũ trụ này nó không có ý nghĩa gì hết, còn với Đại thừa cái vũ trụ này nó có ý nghĩa. Ngay cái khổ đau của mình cũng có ý nghĩa. Những lỗi lầm thất bại của mình cũng có ý nghĩa nếu mình biết học, chớ không phải chỉ có thành công thôi đâu.
Và những sự việc, cõi này khác cõi nọ nó cũng có ý nghĩa. Chính vì có ý nghĩa cho nên trong kinh tịnh độ đức A Di Đà ngài phải quán sát cõi tịnh độ khác đến năm kiếp, để mà xây dựng cõi tịnh độ của ngài. Chứng tỏ là mỗi cõi khác nó đều có ý nghĩa.
Ngay cả những vị Phật tuy là đồng một nền tảng, cùng một pháp thân của tất cả chư Phật như nhau. Nhưng mà mỗi vị Phật có ý nghĩa khác nhau. Đức Dược Sư ở phía Đông và ý nghĩa của ngài là gì? Đức A Di Đà ở phía Tây và ý nghĩa của ngài là gì? Đều có ý nghĩa.
Thành ra đối với Đại thừa vũ trụ này không phải là cục nợ mà trả cho xong rồi nó không có ý nghĩa dùng. Chỉ có khổ đau mới dùng. Là do Đại thừa nó nhìn rộng hơn thì nó sẽ thấy cuộc đời này nó có những ý nghĩa trong đó.
Và nhờ những ý nghĩa đó mà không những một vị Phật đạt tới một tánh không rốt ráo, mà còn biết ý nghĩa của từng sự vật riêng biệt. Cái diệu hữu là vậy đó, trên cái nền tảng tánh Không nhưng mỗi sự vật nó có cái ý nghĩa của nó.
Quan niệm của Đại thừa là quan niệm tích cực, còn quan niệm chỉ nghĩ tới giải thoát thì vũ trụ này chỉ là thứ đồ vứt bỏ cho rồi. Tất cả bao nhiêu kiếp của tôi là để trả hết nợ rồi, tôi đi thôi, vũ trụ này không có ý nghĩa gì hết. Còn quan niệm của Đại thừa mình học từ con sinh vật rất là kém cõi, mình học cho tới ngày thành Phật, bởi vì mỗi cái nó đều có ý nghĩa. Bạn bè với nhau nó cũng có ý nghĩa. Ngay có cõi Phật không có nữ giới, nhưng nữ với nam nó cũng có ý nghĩa của nó. Bởi vì vũ trụ này nó sinh ra bằng ngay hạt nguyên tử cũng có âm dương trong đó mà. Nó có ý nghĩa nào đó chẳng qua mình chưa học hết thôi.
Nếu vũ trụ này sanh ra từ nghiệp thì nó có nghiệp xấu và nó có cả những nghiệp tốt của các vị Bồ Tát tu hành từ trước tới giờ, thành ra nó có cái ý nghĩa gì đó. Thành ra qua những thành công và thất bại, suốt đời này sang đời khác, là để mình hiểu cái vũ trụ này.
Như bây giờ mình đi sơ sơ thiền định là gì? Rồi qua hôn trầm cái này cái nọ, rồi tới thiền định. Rồi tới nữa là mình mới biết được cái vũ trụ này nó vốn thiền định. Nó có cái ý nghĩa, vũ trụ này nó vốn bất động nó vốn thiền định. Phải đi lần lần không phải vũ trụ này là đồ bỏ đâu!

Viên ngọc như ý nó chiếu ra như thế nào?
Viên ngọc như ý đó là cái tâm mình và nó chiếu qua mắt tai mũi lưỡi thân ý thành tất cả những cái này, những cái này chính là sự chiếu hiện của viên ngọc. Cho nên nó có ý nghĩa. Mà nói theo Đại Toàn Thiện nó chiếu ra nó như ý bởi vì tất cả mọi cái đều toàn thiện, mọi cái đều toàn thiện hết mà mình không thấy, cũng viên ngọc đó chiếu ra chớ đâu phải của ai đâu? Thành ra mắt tai mũi lưỡi thân ý đó là sự chiếu hiện của viên ngọc đó. Ở trong này viên ngọc nó tròn méo gì hông biết, nó ở đâu hông biết, nhưng mà nó chiếu hiện ra, biểu hiện ra. Tất cả thế giới này trời đất núi sông, người, xe cộ, tất cả đều là sự chiếu hiện của viên ngọc đó hết. Và viên ngọc đó hoàn hảo, viên ngọc đó toàn thiện cho nên những chiếu hiện của nó cũng toàn thiện.
Thành ra khi nào mình thấy mọi sự vật nó đều toàn thiện đều viên mãn thì lúc đó mình bắt đầu nhìn ra được viên ngọc đó đó. Mình thấy dụng thì mình thấy thể, mà mình biết thể thì mình phải biết dụng. Thể hoàn hảo thì dụng của nó cũng hoàn hảo. Còn mình dòm nó không hoàn hảo chắc là cái nghiệp của mình. Y như con đường nó nhấp nhô vậy thôi chớ nó vẫn hoàn hảo. Mình thấy đường nhấp nhô đi trên đó khó chịu lắm mình cho là nó không hoàn hảo, thiệt ra nó hoàn hảo. Biết đâu đường nhấp nhô lại tốt cho mấy con vật không đi được đường thẳng, con rắn bò trên đường xi măng phẳng thì khổ cực lắm. Nó lởm chởm vậy nó bò ngon lành lắm, nó vô mặt phẳng thì thất bại, nó không có gì để nó dựa vô để nó trườn. Con nai, con ngựa chạy trên đường nhựa phẳng thì nó sút móng hết. Thành ra những gì mình thấy tốt thì chỉ tốt cho mình thôi.
Bây giờ mình đứng trên quan điểm của tất cả vũ trụ này hình như không có cái gì là thừa hết. Tất cả mọi cái đều đúng hết.
Tánh Hải
Kính ghi

612

Vesak 2014: Phiên họp trù bị cuối cùng của Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV)

Sáng ngày 7/5/2014, tại Hội trường chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, BTC đại lễ Vesak lần thứ hai tại Việt Nam và lần đầu tiên tại chùa Bái Đính,

16,218
Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giới

Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giớiDharamsala, India, March 15th 2010 – Hôm 15/03 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã truyền giới cho một số sư thầy như những tu sĩ cụ

16,445
QUÁN ĐẢNH VÀ TỰ QUÁN ĐẢNH

QUÁN ĐẢNH VÀ TỰ QUÁN ĐẢNH_Thưa thầy con hỏi tịnh hóa tâm mình thì đi quán đảnh hoặc thầy tổ cũng tịnh hóa, nhưng mà mình cứ nhờ cái trợ lực bên

2,187
ĐỘNG CƠ VÀ KỸ LUẬT CỦA VIỆC HỌC PHÁP - SONAM JORPHEL RINPOCHE

Động Cơ Của Việc Học Pháp.Trước khi các con nghe về pháp Ngondro ta sẽ giảng đôi điều quan trọng và cần thiết đối với người Phật tử. Khi học Giáo pháp

1,054
Đánh Thức Trí Thông Minh - Krishnamurti

Thấy, không phải từng phần mà toàn phần. "Hành động thấy là chân lý duy nhất." Chỉ một phần mảnh của tâm bao la được dùng. Ảnh hưởng phần mảnh của văn

916
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc