_Thưa thầy, buông bỏ thì lúc đầu con buông, những phiền não trong cuộc sống lúc làm việc, nhưng mà buông bỏ xong con về nhà con thấy tức, cái này không phải buông bỏ cái này là buông xuôi thôi hà, con thấy mình còn thấy tức là buông xuôi chớ chưa phải buông bỏ.
_Thầy dạy đâu có nhiều thứ như vậy, đó là ông hiểu sai. Thầy dạy ông gì đó hồi nãy, buông bỏ phải hông? Anh thấy thật, tự nhiên nó buông bỏ, anh thấy thật, tự nhiên nó buông bỏ chớ còn buông gì trong đó, anh thấy thật mọi ô nhiễm tự nhiên nó buông bỏ.
Quan trọng nhất là cái thấy, làm sao để thấy được, còn cái nghiệp gì đó mỗi ông mỗi nghiệp, anh cũng phải thấy thật cái nghiệp là cái gì, đâu phải mình cứ tránh người ta miết, mình phải thấy thật sự cái đó là cái gì? Khi anh thấy thật tự nhiên nó không cần buông bỏ gì hết, thấy thật thì anh không thèm, chớ không có lôi thôi gì hết. Mắc gì mà phải buông bỏ như anh dữ vậy, mà đời anh có bao nhiêu mà buông bỏ.
Ha ha!
Kể cả Cần Thơ, bao nhiêu ông Cần Thơ này buông bỏ mình mới tính chớ còn mình có quá ít mà mình buông bỏ cái gì? Cái buông bỏ chính là cái thấy mà thầy hay nói thật tướng của tất cả các pháp đó chính là buông bỏ, chớ còn hồi nào mình buông bỏ, nhiều khi buông tay này lấy tay kia, nhièu khi buông bỏ cả đời rồi một tay vẫn còn cầm cái nào đó nó hiện ra. Quan trọng nhất là ông phải thấy, thấy nó là cái gì, nghiệp là cái gì, chớ còn khoe nghiệp với nhau làm sao mà buông, ai chịu nổi?
Khi ông thấy cái nghiệp đó, thấy nghiệp của người khác phải hông? Mình thấy thật cái nghiệp là gì thì mình thấy sự bình đẳng của tất cả các pháp, còn ông không thấy nghiệp là gì thì ông thấy nghiệp mỗi người khác nhau, kẻ giàu người nghèo. Thấy thật sự cái đó, thấy thật sự các tướng là cái gì, lúc đó vừa buông bỏ, vừa bình đẳng, vừa tùm lum thứ.
Tất cả mọi công đức nó thành tựu trong cái thấy của ông, thành ra quan trọng nhất là cái thấy.
Tánh Hải Kinh ghi
Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu
TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten Jinpa Trong thảo luận về tương thuộc, tương liên và bản chất
Bây giờ đây chúng ta sẵn sàng cả rồi để nhận xét và thưởng thức những lúc vui của Kim Thánh Thán do chính ông ta tự thuật. Nhà phê bình Trung
Jammu & Kashmir, Ấn Độ - Viện Khảo cổ Ấn Độ (ASI) gần đây vừa khai quật một Bảo tháp Phật tại làng Amvaran thuộc bang Jammu và Kashmir. Đây là địa
Lời Mở ĐầuKhi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt