(Bồ Tát Hạnh là tự giác và giác tha, phần này là bài giảng chung về hạnh của Bồ Tát, trong đó nhấn mạnh về tự giác, hay khả năng chứng nhập Pháp thân của một vị Bồ Tát)
Hôm nay mình học về thực hành hạnh Bồ Tát. Mình thấy Bồ Tát tiếng Phạn là Bodhisattva trong đó chữ Bodhi là bồ đề có nghĩa là giác, sattva đó là một chúng sanh, một chúng sanh giác. Bồ tát chưa phải là vị Phật, vì vị Phật là gọi là Buddha thôi chớ không có nói chúng sanh trong đó. Còn chúng sanh giác là Bồ Tát. Mình thấy Bồ tát là đã chứng nhập vào Pháp thân, có thể là từ một phần như Bồ Tát Sơ Địa cho tới Bồ Tát Thập Địa, nhưng bắt buộc vị nào cũng phải chứng nhập được cái nền tảng là Pháp thân. Mà như thầy hay nói trong kinh điển gọi là Pháp thân của tất cả chư Phật, thành ra Pháp thân nó không có riêng cho một vị Phật nào hết, mà nó chung cho tất cả chư Phật, Bồ tát là vị chứng được từng phần Pháp thân trong đó.
Mình định nghĩa sơ sơ như vậy, thì Bồ Tát hạnh là cái hành động của một Bồ Tát. Trong kinh mình vẫn thường hay đọc, hành động của một vị Bồ Tát là tự giác, giác tha thôi. Khi nào giác hạnh viên mãn thì thành Phật.
Tự giác là sao? Là mình giác được cái Pháp thân: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Giác được cái đó gọi là Bồ Tát nhưng mà mình giác tới đâu, mình cũng giúp đỡ người khác giác được như vậy, cho nên gọi là tự giác giác tha là vậy.
Mình phải thấy Phật giáo Việt Nam từ cuốn kinh đầu tiên do ngài Khương Tăng Hội dịch đó là cuốn Lục Độ Tập Kinh. Lục độ là sáu độ, có nghĩa là sáu Ba la mật, thành ra mình thấy quyển kinh đầu tiên dịch cho người Việt Nam là quyển sáu Ba la mật của một vị Bồ Tát, và cuốn kinh đó nó như cái phần số của Việt Nam là suốt từ đó cho tới sau này lấy Đại thừa làm chính, lấy hạnh Bồ Tát làm chính. Và trong đó mình sẽ thấy, những vị hồi xưa dầu là thiền sư hay là gì gì, thì cũng luôn luôn họ sống hạnh Bồ Tát mạnh lắm.
Mình sẽ thấy là đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là Đại thừa và hạnh Bồ Tát. Bằng cớ là mới đây cách khoảng hơn 50 năm như ngài Quảng Đức chẳng hạn, ngài đã làm một hạnh là tự thiêu để giữ gìn chánh pháp. Bởi vì lúc đó Phật pháp bị đàn áp này nọ. Thành ra ngài đã tự thiêu, đó là hạnh Bồ Tát, và cái hạnh đó nó biểu lộ ra là trái tim ngài thiêu nó không cháy. Thiêu lần thứ nhất không cháy, nhưng mà lần thứ hai thứ ba tăng lên cả trên ngàn độ mà nó cũng không cháy. Dó là cái hạnh, cái nguyện nó biểu lộ cụ thể như vậy, chớ không phải mình nói hạnh nguyện là nói ngoài miệng chơi đâu. Thì với cái hạnh nguyện như vậy người ta lần lần người ta mới đạt tới cái tâm kim cương được. Như bên Mật thừa hay nói là tâm Kim Cương, nó cũng chính là Pháp thân nó cũng không sanh không diệt, không dơ không sạch không tăng không giảm, thành ra cái điều mình thấy là từ xưa tới giờ Phật giáo Việt Nam mình là Phật giáo Đại thừa.
Cho tới gần đây, Phật giáo Nam tông mới đi từ Thái Lan, Cam Pu Chia vô đây khoảng thời gian sau này thôi. Thành ra mình thấy suốt cả Phật giáo Việt Nam rất nhiều vị hành Đại thừa, ví dụ như phong cách các vị vua vừa trị nước vừa tu mà vừa chứng ngộ như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, những vị đó cuộc đời họ họ hành hạnh Bồ Tát, họ dám ra chiến trường họ cũng chống quân Nguyên Mông, chớ họ không hẳn là ở tách biệt thế gian. Và họ làm rất nhiều chuyện cho cuộc đời này, bởi vì họ hành hạnh Bồ Tát.
Bây giờ qua một nhân vật thật sự là vua Trần Nhân Tông, mình để ý cuộc đời của ngài Trần Nhân Tông, ông ngộ khi ông còn trẻ, khi ông gặp Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông đã ngộ rồi, và trong sử có nói ông không muốn lên làm vua, ông nhường ngôi cho em hay sao đó. Nhưng mà ông là con trai trưởng, ông tài ba hơn mấy người em cho nên cha ông chọn ông lên làm vua.
Nhưng khi ông làm vua thì hoàn cảnh có chiến tranh này nọ, ông cũng cầm quân chỉ huy tướng lãnh đánh quân Mông Cổ, và cuối cùng mười năm chót ông xuất gia giữa triều đình ông hoàn thành sứ mạng là chấn hưng Phật giáo. Mình thấy đó là một cuộc đời tiêu biểu của một vị tu Bồ Tát hạnh.
Thầy sẽ lấy một vài đoạn trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, thì mình thấy là Bồ Tát hạnh như thế nào. Bồ Tát hạnh trước hết tu về trí huệ, để mà đắc được phần nào Pháp thân, bao nhiêu phần đó thì mình không biết, mình cứ nói Pháp thân đi. Nếu đắc hoàn toàn Pháp thân là Phật, mà tám phần thì gọi là Đệ Bát Địa, ba phần thì gọi là Đệ Tam Địa…
Trích:
“Sách dịch xem chơi, yêu tính sáng hơn yêu châu báu.
Kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàn kim.
Biết vậy, miễn được lòng rồi chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng tính mới hầu an…”
Ngài nhấn mạnh cái chữ tính sáng này rất nhiều, bởi vì tính sáng này nói theo như Tây Tạng đây là cái quang minh của tâm. Ngài hay nhấn mạnh vậy, đó cũng là một điểm đặc sắc bởi vì những vị Trung Hoa cũng ít nhấn mạnh cái tính sáng này lắm.
Và trong hội thứ hai và hội thứ ba cũng vậy:
“Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo.
Chỉn Bụt là lòng, xá ướp hỏi đòi cơ Mã Tổ.
Án tư tài tính sáng chẳng tham…”
Ngài nhấn mạnh cái tính sáng này nhiều lần lắm.
“Hỏi pháp chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc”
Vì đạt tới cái tánh Không thì không có lánh ngại thanh và sắc. Bởi vì tánh Không nó lấn át cái thanh cái sắc. Người phàm phu như mình thì thanh sắc nó nổi bật lên, còn với cái những vị đã chứng Pháp thân thì cái tánh Không nó nổi bật lên còn thanh sắc nó chìm xuống. Phật nổi lên mà ma chìm xuống.
“Thực thế cứ vô tâm tự nhiên hợp đạo.
Dừng thân nghiệp mới lặn thân tâm, đạt một lòng thì không Tổ giáo”
Nghĩa là vô tâm thì hợp đạo, còn dừng ba nghiệp thân khẩu ý, không lăn xăn nữa thì đạt một lòng, hay còn gọi là nhất tâm. Đạt tới nhất tâm thì không còn Tổ giáo, không cái giáo của Tổ.
“Dù cho vằng vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo”
Ngài cũng nói cái tâm mình y như cái gương tất cả các bóng nó chẳng có nhuốm gì hết, chẳng có ô nhiễm gì hết. Thành ra tu hành của một vị Bồ Tát là làm sao phát ra được trí huệ để mà thấu đạt tánh Không đó, như ngài dạy:
“Dứt trừ nhân ngã thì ra tướng thực kim cương.
Dừng hết tham sân mới rõ lòng màu viên giác.
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương.
Di Đà là tính sáng soi, nào phải nhọc tìm về cực lạc.”
Người tu hành Bồ Tát quan trọng cái trí phải đạt tới Pháp thân, đạt tới tánh Không, đạt tới tánh sáng, để mà lấy cái đó làm huệ mạng cho mình, cái mạng bằng trí huệ, và sống trên cái nền tảng trí huệ đó mình mới sống được ở cõi đời này, chớ không thôi làm cái gì nó cũng dính tùm lum hết.
Thành ra cái quan trọng nhất của một vị tu hạnh Bồ Tát là phải đạt tới tánh Không, đạt tới Pháp thân, để cuộc đời mình luôn luôn nó nằm trên nền tảng tánh Không đó, nó không bị ô nhiễm. Thì lúc đó mình mới làm việc được, mới sống được. Và khi mình sống được rồi thì mình mới giúp đỡ người khác được mới giác tha được.
Tánh Hải
Kính ghi
QUÁN ĐẢNH VÀ TỰ QUÁN ĐẢNH_Thưa thầy con hỏi tịnh hóa tâm mình thì đi quán đảnh hoặc thầy tổ cũng tịnh hóa, nhưng mà mình cứ nhờ cái trợ lực bên
Trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng này, chúng ta đang phải đối mặt với các mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta và những nỗi đau buồn về
Pháp của Vua AśokaGiác Ngộ - Sắc lệnh ở trụ đá XII ghi rằng, người dân không nên chỉ trích và chê bai tôn giáo của nhau. Những ai chỉ biết có
(Bồ Tát Hạnh là tự giác và giác tha, phần này là bài giảng chung về hạnh của Bồ Tát, trong đó nhấn mạnh về tự giác, hay khả năng chứng nhập
Bộ phim không đi theo một số quy tắc làm phim thông thường và gần như không có kịch bản cụ thể. Nhưng chính cái phi cấu trúc đó lại đúng với
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt