Tin Tức (680)


Không Đắc Không Thuyết - Đương Đạo, Thiện Tri Thức

1,987

Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để chỉ bày sự thực tuyệt đối cho chúng ta. Trong chân lý tương đối hay quy ước thì thấy có sanh ra và có diệt mất, có đến cuộc đời này có đi khỏi cuộc đời này, có tăng thêm có giảm bớt, có một có nhiều…

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không? Như Lai có thuyết pháp không?

Tu Bồ Đề thưa: như con hiểu nghĩa Phật nói, thì không có pháp nhất định nào gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định nào để Như Lai có thể nói. Vì sao thế? Pháp mà Như Lai nói trọn không thể nắm lấy, không thể nói được, không phải là pháp, cũng không phải ‘ chẳng phải là pháp’. Vì sao như vậy? Tất cả hiền thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Sau khi tuyên thuyết thực tại tánh Không, gồm cả pháp không (Phàm hể có tướng đều là hư vọng, đoạn 5) và ngã không (không có tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, đoạn 6), hàng hữu học còn tu không thể không khỏi khởi nghi. Nếu tất cả là Không, vô tướng, không thể nắm, không thể bỏ, không có một pháp gì có thể đắc, thế thì phương tiện tu hành và cứu cánh của tu hành còn có ý nghĩa gì. Biết được mối nghi do còn vướng mắc chấp tướng này, đức Phật lấy ngay sự chứng đắc của mình để tuyên thuyết một cách rốt ráo, nhằm đưa thính chúng hoàn toàn lọt vào thực tại.

Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để chỉ bày sự thực tuyệt đối cho chúng ta. Trong chân lý tương đối hay quy ước thì thấy có sanh ra và có diệt mất, có đến cuộc đời này có đi khỏi cuộc đời này, có tăng thêm có giảm bớt, có một có nhiều…

Nhưng ở trong chân lý tuyệt đối hay tối hậu, tức là tánh Không, thì trọn không có các tướng và tưởng ấy. Tất cả chẳng thể sanh ra chẳng thể diệt mất, chẳng thể đến chẳng thể đi, chẳng thể tăng chẳng thể giảm, chẳng thể một, chẳng thể nhiều, chẳng thể là pháp chẳng thể là không phải pháp.

Tất cả tướng và tưởng đều bất khả đắc, chẳng thể đắc. Đây là giải thoát.

Cho nên người tha thiết cầu giải thoát, chỉ cần thiền định mãnh liệt về một trong hai câu hỏi của đức Phật, “Như Lai có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?”,

“Như Lai có thuyết pháp không?”  Tùy theo mức thiền định đến đâu, nghĩa là phá được các phiền não chướng và sở tri chướng đến đâu, thì thực tại tánh Không hiển lộ ngay trước mắt đến đó. Vì xưa nay chúng ta vẫn sống trong tánh Không đấy thôi.

Thế nhưng, tuy cùng sống trong tánh Không hay pháp vô vi, chẳng có chúng sanh nào hoặc bậc thánh giải thoát nào có thể ra khỏi nó, nhưng vẫn có sự sai biệt giữa chúng sanh và hiền, thánh, là do tin được, thể nghiệm được, sống được nhiều hay ít cái tánh Không hay pháp vô vi đang bao phủ đầy dẫy trong ngoài mỗi chúng ta mà thôi.

 

THỰC HÀNH KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ

Đương Đạo
NXB: Thiện Tri Thức 2015

1,987

Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo..

Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo dựa vào văn hóa dân gian hiện đại để khôi phục lại tín đồ Hip hop, thời trang , các quán ca phê thiền Nhật Bản (Zen),

18,048
CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh

428
LẮNG NGHE TIẾNG NÓI NỘI TÂM - Thích Phước Đạt

Xem ra, lắng nghe tiếng nói từ nội tâm là cái chìa khóa vàng dẫn tới cánh cửa giác ngộ và giải thoát hiện hữu ngay giữa cõi đời này, chứ không

18,830
KỶ NIỆM 80 NĂM TÂY DU PHẬT QUỐC -

Sáu mươi lăm năm kể từ ngày Sư Ông dịch xong Lăng Nghiêm Tông Thông. Sáu mươi lăm năm không lâu hơn nửa hơi thở của Sư Ông. Không lâu hơn một

1,404
Về minh triết phương Đông - Nguyễn Khắc Thạch, Văn Hóa

Niệm thức hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt đã được “ám định” từ bao đời trong câu châm ngôn Nhất tự vi sư, bán tự vi

1,341
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,465
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,874
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,791
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,599
Chùa Việt
Sách Đọc