Đi tìm hậu duệ của Hải Thượng Lãn Ông
Theo: Thời Luận
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng và được xưng tụng là ông tổ của nền đông y Việt Nam. Nhưng có một điều ít ai biết hậu duệ của cụ có còn ai không và hiện giờ ra sao.
Lê Hữu Trác (1720 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên). Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng. Ông là nhà y học uyên bác, nhà dược học nổi tiếng, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông còn là người có ý chí độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu và đề cao nền y thuật Việt Nam. Câu nói nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông là “dùng Nam dược trị Nam nhân”. Ông đã sưu tầm phát hiện thêm 300 vị thuốc nam, đồng thời tổng hợp thêm 2.854 phương thuốc, kinh nghiệm phổ biến cho nhân dân…
Sách Danh y Việt Nam ghi lại những di ngôn của Hải Thượng Lãn Ông về nghề: “Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc hẳn phải cứu được một người thì khoa chân múa tay cho mọi người biết, còn thất bại thì giấu đi. Thường người ta hay giấu các điều xấu của mình mà không đem sự thực nói với người khác. Riêng tôi dám nói là thoát khỏi những thói đó chăng, là vì tôi không theo đường khoa cử nối dõi nghiệp nhà, chuyển hướng ra làm thuốc nên chỉ muốn hết sức làm những việc đáng làm may ra khỏi hổ thẹn với đất trời…”
Đi tìm hậu duệ của danh y
Qua thông tin của người thân, tôi mới hay cụ Hải Thượng Lãn Ông có hậu duệ hiện đang sống tại quê mẹ của ông, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thế là tôi lên đường về Hương Sơn. Tháng Giêng, tiết trời se lạnh, từng cơn mưa phùn giăng giăng bay. Con đường đất dẫn tôi đến xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trở nên trơn lầy. Tôi hỏi thăm về khu di tích Hải Thượng Lãn Ông. Họ chỉ tôi vào nhà ông Quý.
Khu di tích danh y Lê Hữu Trác ở Hương Sơn- Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu
Đón tôi là người đàn ông tầm 50 tuổi dáng tầm thước, hơi gầy, nét mặt hiền hậu. Ông giới thiệu tên mình là Lê Hữu Quý, cháu sáu đời của cụ Hải Thượng Lãn Ông. Nhìn khuôn mặt ông và bức chân dung của cụ Hải Thượng, tôi phát hiện ra rằng ông Quý có cái mũi dài thẳng, giống cụ Hải Thượng Lãn Ông.
Ông Lê Hữu Quý kể: “Cha tôi là ông Lê Hữu Tùng, hậu duệ đời thứ năm của cụHải Thượng Lãn Ông. Cha tôi cũng có hành nghề y, nhưng chủ yếu là bốc thuốc cho những người hàng xóm xung quanh. Đến đời tôi cũng nối nghiệp ông cha. Năm 1973, tôi đi học đông y ở Hà Nội. Năm 1979 tham dự một khóa học đông y nữa ở Vinh – Nghệ Tĩnh. Hiện nay tôi là chủ tịch Hội Đông y huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh”.
Tôi hỏi ông là ông có giữ được nguyên bản nào về những tác phẩm của cụ Hải Thượng Lãn Ông hay không? Ông Quý bảo không còn nữa vì do thời gian lâu ngày bị hư hỏng. Số còn lại thì bảo tàng về lấy đi. Nay ông chỉ còn giữ một số phiên bản, sách dịch của chúng thôi. Nói rồi ông đưa tôi xem một số phiên bản, sách dịch tác phẩm của cụ như “Hải Thượng Lãn Ông tâm lĩnh”, tập ghi chép “Thượng kinh ký sự vào Trịnh phủ”…
Danh y Lê Hữu Trác được tôn xưng là Đại Y tôn của Việt Nam.
Ông Quý tâm sự: “Tôi theo nghề của tổ tiên, cái trước tiên là phải noi gương vê y đức của cụ Hải Thượng Lãn Ông. Cha tôi kể, cụ thường nói với học trò: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lo việc cứu mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công””. Quan niệm của cụ về nghề thuốc rất rõ ràng và nhân đạo. Đặc biệt, ông thấu hiểu được những mánh mà người người làm nghề y vẫn lợi dụng. Ông viết: “Thường thấy kẻ làm thuốc, hoặc nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt nghèo, hoặc bắt bí người ta lúc đêm tối, trời mưa, có bệnh nguy cấp; bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là không chữa được, giở trò ấy nhằm thỏa mãn yêu cầu, rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho nhà giàu sang thì tỏ tính sốt sắng, mong được lợi nhiều, chữa cho nhà nghèo hèn thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bay. Than ôi, đem nhân thuật lừa dối, đem lòng nhân đổi ra lòng buôn bán. Như thế thì người sống trách móc, người chết oán hờn không thể tha thứ được”. Lời cảnh báo của danh y Hải Thượng Lãn Ông đến nay vẫn còn giá trị.
Lai lịch bức ảnh trong khu di tích
Nhấp xong chén nước chè xanh, ông dẫn tôi ra thăm khu thờ phụng cụ Hải Thượng Lãn Ông. Đó là mộ ngôi nhà nhỏ lợp ngói, tường xây ba gian. Hai bên con đường nhỏ dẫn vào là hai hàng cây xà cừ cổ thụ. Phía trong ngôi nhà có đặt ban thờ, ảnh chân dung của cụ, hai tấm bảng bằng sắt dựng hai bên tả hữu. Tấm bảng bên tay phải, bên hữu, ghi lạinhững cột mốc của khu di tích này. Tấm bảng bên tay trái viết về gia thế và những niên biểu của cụ Hải Thượng.
Nhờ đọc nó, tôi biết thêm được Hải Thượng Lãn Ông được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc như thế nào. Ông nội của Lê Hữu Trác là Lê Hữu Danh, đậu Hoàng Giáp năm 1670. Thân phụ ông là Lê Hữu Mưu. Bác ruột tên là Lê Hữu Hí, cũng đậu tiến sỹ. Đặc biệt nhà bác học Lê Quý Đôn là con rể của ông Lê Hữu Kiều – chú ruột của Lê Hữu Trác. Thời trẻ, Lê Hữu Trác từng theo học binh thư với một người thầy họ Võ ở thôn Đặng Xá – xã Hoài An (Hưng Yên) và từng sung vào quân đội Lê - Trịnh. Năm 1950, anh trai Lê Hữu Chuân chết ở Hương Sơn – Hà Tĩnh, Lê Hữu Trác bỏ thi về đây nuôi mẹ.
Bức ảnh trong nhà thờ danh y Lê Hữu Trác của gia đình ông Lê Hữu Quý, hậu duệ của danhy Lê Hữu Trác. Ảnh Đức Thọ
Nhà thờ Lê Hữu Trác của gia đình ông Lê Hữu Quý. Ảnh Đức Thọ
Lê Hữu Trác có ba người vợ. Ông là bậc danh y nổi tiếng nên có nhiều người theo học và được nhân dân kính trọng yêu mến, học trò ngưỡng mộ tôn sùng. Theo lời ông Quý kể thì có nhiều người ở các vùng xa vẫn tìm đến theo học. Đặc biệt, có một học trò vì quá yêu quý thầy mình đã tạc tượng cụ. “Bức tượng được làm bằng gỗ mít nghệ rất đẹp và nghe nói là rất giống cụ. Những tấm ảnh chân dung của cụ là họa lại từ bức tượng đó chứ hồi đó là gì có máy ảnh mà chụp. Hiện nay bức tượng được con cháu họ Lê Hữu đem về thờ bên nhà thờ họ ở Hưng Yên” – ông Quý cho biết.
Ông Lê Hữu Quý, hậu duệ của Lê Hữu Trác bên gò đất do cụ Lê Hữu Trác đắp. Ảnh Đức Thọ
Theo lời ông Quý thì khu di tích này được lập trên nền của khu vườn mà trước đây cụ Hải Thượng Lãn Ông tạo lập. Tương truyền, khu vườn này từng được cụ Hải Thượng Lãn Ông trồng thuốc nam. Cụ Hải Thượng Lãn Ông còn đắp một quả núi đất dựng cột đo gió, ngắm sao tính thiên văn, thả diều. Bên cạnh ngọn núi đất này có một cái ao hình bán nguyệt là nơi cụ Hải Thượng Lãn Ông thường ra uống rượu, ngâm thơ...
Cả ngọn núi và ao hiện giờ vẫn còn. Năm 1972, Hội Đông y tỉnh Nghệ Tĩnh cùng dòng họ Lê Hữu khởi công xây dựng khu di tích này. Người dân xã Sơn Hòa đã cúng ngôi nhà ba gian này làm nhà thờ. Trước đây khu di tích này còn có một nhà khách sau bị bán đi. Khu di tích sau đó được giao cho huyện quản lý. Năm 1986 thì giao lại cho gia đình ông Lê Hữu Quý trông coi cho tới nay.
Khu di tích danh y Lê Hữu Trác. Ảnh tư liệu
“Vừa qua nhà nước đầu tư mấy chục tỷ đồng để trùng tu và xây dựng lại khu di tích này và ngôi mộ của cụ. Trong đó sẽ dành 20 tỷ để làm nhà lưu niệm, lập vườn dược liệu, mô hình, làm đường… Ngôi mộ của cụ ở xã Sơn Trung hiện đang được tu sửa. Một bức tượng toàn thân của cụ cao 13 – 14m, nặng khoảng 30 tấn bằng đá hoa cương được dựng trên núi Minh Tự, cạnh ngôi mộ.” – ông Lê Hữu Quý bộc bạch.
Hiện nay những công trình này đã hoàn thành để nhân dân được chiêm bái một danh y kiệt xuất của dân tộc.
Đ.T
Tên thường gọi: Cây MítĐịa chỉ: Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 875470Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, toạ lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh
GNO - Một trận động đất cường độ 7,9 độ richter đã xảy ra ở Nepal, gây thiệt hại thảm khốc rộng lớn. Theo Bộ Nội vụ, hơn 1.900 người đã thiệt
Padmakara, đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây tạng. Ngài ban nhiều lời dạy cho vua,các lãnh chúa, và các thiện nam tín nữ nơi
Một thí dụGiả dụ tôi đang đi trên đường, thấy người kia rớt cái bóp, tôi lượm lên. – Nếu ý định, động cơ của tôi là trả lại cái bóp, tôi cúi
Những câu chuyện và những bài ca của Milarepa là một bản ghi chép hiếm có của một người đàn ông lạ thường: thiền giả, nhà thơ, và bậc thầy tâm linh
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt