Gần với thời gian viết ra cuốn này (1992), có một hội nghị thượng đỉnh về môi trường được tổ chức ở Brazil, và nhiều vấn đề môi trường đã được đưa ra thảo luận. Tôi không thể để việc này trôi qua mà không tìm cách nào đó tham dự vào, thế nên tôi đã tới dự các cuộc gặp gỡ sau đây, được tổ chức trước tại Kyoto.
1. Vào tháng sáu, một ngày sau cuộc gặp của các trí thức được tổ chức bởi ông Takashita dành cho Maurice Strong, chủ tịch hội nghị thượng đỉnh Brazil, có một cuộc hội thảo nhóm, điều khiển bởi Ryu Tachibana, được tổ chức tại Đền Zojoji ở Shiba. Cuộc hội thảo đã được phát sóng toàn quốc trên kênh NHK* (Đài truyền hình quốc gia của Nhật Bản, giống như BBC ở nước Anh)
2. Cuộc gặp gỡ một ngày tại khách sạn Teikoku ở Kyoto với bộ trưởng Bộ Môi trường của Ấn Độ, để hoàn thiện các kế hoạch cho một phong trào gây rừng làm nơi trú ngụ cho loài voi.
3. Một cuộc gặp gỡ với ông Runphal của hội nghị thượng đỉnh Brazil, cùng với ba tờ báo lớn và các tay viết xã luận. Cuộc gặp này được tài trợ bởi Diễn đàn Kyoto.
4. Một cuộc gặp gỡ với các đại diện tổ chức Magsaysay Foundation của Philippines.
Khi gặp ông Strong, tôi có cho ông xem một nhánh lúa mà tôi đã trồng trên ruộng của mình và bảo với ông rằng ngay cả khi dân số thế giới có tăng gấp đôi thì chúng ta vẫn có thể nuôi sống tất cả mọi người nhờ vào làm nông tự nhiên mà không cần phải sử dụng một giọt dầu nào cả. Còn với ông Runphal thì tôi chỉ nói về những bước cụ thể cho dự án tái lập thảm xanh cho xa mạc.
Sau đó tôi đã gặp bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ và thảo luận về các điều kiện cần có để tiến hành việc tái phủ cây cho sa mạc. Rồi tôi gặp ông Singh, cùng với những người đến từ đại sứ quán, để làm việc về các kế hoạch gây rừng cho voi ở.
Đây là những gì tôi đã đề xuất:
Đầu tiên, cần thành lập một tổ chức để đảm bảo rằng hạt giống và quỹ dùng cho dự án tái phủ cây – đóng góp từ người dân Nhật Bản – được đưa một cách trực tiếp và tin cậy vào tay những người dân Ấn Độ, là những người sẽ gieo chúng. Để làm được việc này, các hạt giống phải được miễn trừ khỏi quy định kiểm dịch cách ly cây trồng, hay ít nhất thì các thủ tục phải được đơn giản hóa đi.
Thứ hai, chính phủ Ấn Độ phải mở cửa không thu phí những vùng “đất bỏ hoang” mà họ kiểm soát cho những người cam kết sẽ gieo hạt giống lên đấy, hoặc như ở Nhật Bản thì cho thuê đất với một khoản phí tượng trưng.
Lý do mà Nhật Bản thành công trong việc trồng lại rừng trên khắp đất nước là ở chỗ, các cây giống được đem phát không cho nông dân, và hợp tác xã nông nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ cho họ. Ở Ấn Độ, hạt giống cũng phải được phân phối không thu phí, và ngân hàng hạt giống phải luôn sẵn có hạt giống trong tay.
Các thủ tục đăng ký cho việc gieo hạt giống trên sa mạc phải được làm cho thật đơn giản. Ở Nhật, nông dân chỉ đơn giản trình bày trên một tờ giấy ghi ngày, nơi chốn và diện tích đất mà họ muốn trồng cây rồi nộp lại cho hợp tác xã nông nghiệp. Sau đó, hợp tác xã sẽ có trách nhiệm theo dõi và xác nhận rằng việc trồng cây đã hoàn thành.
Với chương trình hổ trợ cải tạo đất hoang ở Ấn Độ, người nông dân phải nộp lên một bản kế hoạch chi tiết dài chừng hai mươi trang giấy. Người này sẽ phải ghi lại rất chi tiết ai là người đứng đầu công việc này, bọn họ xuất thân từ tầng lớp nào, ai sẽ là người nhận được lợi nhuận nếu có, trong trường hợp thất bại thì trách nhiệm sẽ được nhận lãnh như thế nào, và đủ thứ khác nữa. Trong thực tế, với tất cả những công việc vốn đã ngập đầu của mình, chẳng có người nông dân nào có thể làm được gì với một hệ thống giấy tờ như thế. Tôi đã yêu cầu rằng người ta phải tin tưởng người nông dân hơn và các thủ tục phải đơn giản hơn, nhưng điểm đó vẫn còn chưa được ngã ngũ.
XanhShop biên dịch năm 2016
TT-Huế: BTS GHPGVN tỉnh viếng giác linh ngài Hộ Tịnh GNO - Trưởng lão Hộ Tịnh đã viên tịch vào lúc 8g15 ngày 5-8-2013 (nhằm ngày 29-6-Quý Tỵ)... GNO - Chiều 6-8, Thường
Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn
KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾNguyên tác: The concept of emptiness is such a paradoxTác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tân Đề
Khi nhắc đến THIỀN, người ta thường nghĩ ngay đến các Tu Viện, Các Chùa và Đạo tràng hay liên tưởng về các tôn giáo tín ngưỡng. Ít ai có thể hình
Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hộiKhông ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống, phát triển
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt