Tin Tức (680)


QUANG MINH CỦA TÂM - DUDJOM DORJEE

988

QUANG MINH CỦA TÂM - DUDJOM DORJEE

Khi chúng ta nhìn vào tâm ở trạng thái tự nhiên của nó, đặc trưng định tính đầu tiên mà chúng ta thấy là sự quang minh. Mặc dù “quang minh” thoạt đầu có vẻ mơ hồ và bí ẩn, nó có một nghĩa nội hàm rất chuyên biệt trong ngữ cảnh về thiền định, nhất là khi thiền định về tâm. Bảo rằng tâm quang minh là chỉ ra rằng tâm sở hữu phẩm tính của ánh sáng. Bởi có phẩm tính của ánh sáng, chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát, và thông giải những hiện tượng khi chúng khỏi lên, định vị, và biến mất. Tâm quang minh cũng sở hữu thuộc tính về sự trong sáng; những hiện tượng không bị che đậy hoặc bao phủ, mà xuất hiện một cách tỏ rõ và sống động.

Nếu nghĩ về tâm giống như một căn phòng, chúng ta có thể nói rằng sự quang minh chỉ ra rằng có ngọn đèn sáng đang thắp ở trong đó để chúng ta có thể nhìn thấy bên trong căn phòng, là sự xuất hiện của những hiện tượng. Chúng ta chỉ có thể nói rằng sự sáng tỏ chỉ ra là không khí trong phòng trong trẻo, không có bất cứ thứ gì như khói hoặc sương mù có thể khiến chúng ta không quan sát được những gì có trong phòng. Sự phân biệt ở đây là cả sự quang minh và sự sáng tỏ phải có mặt để chúng ta có thể nhìn thấy và quan sát; chính vì tâm sở hữu sự quang minh nên chúng ta mới có thể trải nghiệm những hiện tượng khi chúng xuất hiện.

Nhiều người nói rằng đối với những người chưa đạt được sự giải thoát, tâm dường như tối ám và đầy mây mờ, tức là mâu thuẫn trực tiếp với sự mô tả về tâm là sự quang minh và sáng tỏ. Thiết yếu chúng ta phải hiểu rõ rằng sự quang minh là một mô tả về tâm trong trại thái tự nhiên, khi tâm không vướng mắc những phiền não (klesha) và nhiễu hành ( samskara) của nghiệp báo . Những thứ làm chướng ngại tối ám này khiến chúng ta thấy tâm tối tăm và bị che mờ, thay vì quang minh và sáng tỏ.Đó chỉ là do trạng thái hoang mang và vô minh khiến chúng ta trải nghiệm thực tại từ một lối nhìn thiếu sáng tỏ và thiếu quang minh; đó là những ám chướng vốn tối tăm và che mờ, chứ không phải tự thân của tâm. Khi thiền giả thực hành đạo pháp đủ để bắt đầu gỡ bỏ những tấm màn ám chướng che mờ và làm tâm đen tối, khi đó chúng ta bắt đầu trải nghiệm một cách nhìn ngày càng quang minh và sáng tỏ hơn. Chính lúc đó, sự hoàn thiện của thiền chỉ và thiền quán có thể dẫn chúng ta tới một trạng thái tâm được tinh luyện, để cuối cùng thực sự trải nghiệm tính quang minh của tâm trong trạng thái tự nhiên. Điều này sẽ đưa chúng ta tới một trạng thái gần hơn với sự giải thoát và giác ngộ, là những thứ trở nên khả dĩ với sự hoàn thiện của thiền quán.

Trích “ Thiền Chỉ Thiền Quán Và Tính Không” Nguyễn Tiến Văn Dịch, NXB Hồng Đức, 2014.

988

Nước lọc có thể phòng và trị bệnh thường gặp?

Nước lọc có thể phòng và trị bệnh thường gặp?(Dân trí) - Qua nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm phương pháp uống nước tinh khiết có định lượng 2 lần/ngày trước và

19,676
The BuDdhist Monks - CD Audio

Sakya Tashi Ling "Thích Ca Cát Tường Lâm" là tên một tu viện Phật Giáo tại Tây Ban Nha, được xem là ngôi tòng lâm trọng điểm của tổ chức Phật Giáo

14,846
TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG TỊCH HẠ TRÀNG

TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG TỊCH HẠ TRÀNGTRÚ TRÌ ĐỜI THỨ VII TỔ ĐÌNH LINH SƠNHòa thượng họ Hồ, húy Thăng, pháp danh Tâm Thanh, hiệu Tịch Tràng. Ngài sanh năm

17,913
Đại Sư Tinh Vân

Báo GN Online 26/03/2008                                                     Đại Sư Tinh VânNguyện giúp nhân gian sống trọn nghĩa tìnhGần đây đệ tử và tín đồ thường hỏi tôi về vấn đề “phong sơn” (đóng cửa núi).

20,669
The concept of emptiness is such a paradox

KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾNguyên tác: The concept of emptiness is such a paradoxTác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tân Đề

13,832
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,510
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,909
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,832
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,641
Chùa Việt
Sách Đọc