Other (439)


XUÂN MÃI XUÂN - Nguyễn Thế Đăng

16,998

Các pháp từ xưa nay

Tướng thường tự tịch diệt

Xuân đến trăm hoa khai  

Hoàng oanh cành liễu hót.

`           Đây là một bài thơ xuân.

Hai câu đầu từ bài kệ trong phẩm phương tiện kinh Pháp hoa. Hai câu sau là do một thiền sư thêm vào. Theo A-di-đà sớ sao của Đại sư Châu Hoằng (1535-1615) thì: “Xưa có một vị Tăng. Do nghi một câu trong kinh Pháp Hoa, ‘Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt’, vị ấy tìm xét hết sức lâu mà chưa tỏ ngộ. Một hôm, đột nhiên nghe tiếng chim oanh kêu, liền đại ngộ, bèn ứng khẩu thêm hai câu sau.”

Ngộ là ngộ “các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt”. Khi thấy ra thật tướng của các pháp là tánh Không, “không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi”, đó là ngộ được thật tướng, khuôn mặt xưa nay của đời sống này.

Như vậy là thấu đạt căn bản trí, tự nhiên trí, hay vô phân biệt trí. Trí này thông đạt, ngộ vào tánh không.

Kinh Lăng Già nói, “Cái sanh diệt là thức, cái chẳng sanh diệt là Trí”. Vì thức sanh diệt nên thấy thế giới này sanh diệt, cho nên thế giới thành ra khổ đau sanh tử. Còn trí chẳng sanh diệt cho nên thấy thế giới này chăng sanh diệt, do đó, thế giới hiện nguyên hình là thanh tịnh, Niết-bàn. Chữ Niết-bàn nghĩa là tịch diệt, như trong câu Tướng thường tự tịch diệt ở trên.

Do lâu ngày tham thiền “tìm xét” cho nên những đám mây che chướng vẹt ra, thấy được bầu trời. Bầu trời ấy là tánh Không. Trong tánh Không thì “Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt”. Các pháp hay các tướng cũng không đến cũng không đi, không động chuyển. Không đông chuyển nên không có thời gian và không gian thường tục, nghĩa là không có sanh tử.

Ngộ là vượt qua tổ sư quan hay sanh tử quan; từ nay sanh tử mất đi cơ sở, căn cứ của nó, mất dần ảnh hưởng cho đến cuối cùng thì sanh tử “tướng thường tự tịch diệt”, là giải thoát hoàn toàn.

Ngộ là ngộ tánh Không, thấy trực tiếp tánh Không. Với người còn luân lạc trong thức như chúng ta, chúng ta dễ tưởng rằng tánh Không là chẳng có gì cả. Ở đây, nhờ hai câu sau của vị thiền sư vô danh nọ, chúng ta có thể mường tượng ra phần nào tánh Không.

Tánh Không không phải không có gì cả. Tánh Không bao trùm tất cả là tất cả sinh vật và sự vật:

Xuân đến trăm hoa khai

Hoàng oanh cành liễu hót.

Sắc tức là Không, đó là chân Không. Không tức là Sắc, đây là Diệu Hữu. Tánh Không là Chân Không Diệu Hữu. Đại sư Trí Khải nói, “Một sắc một thanh đều là Trung đạo, tức là Chân Không Diệu Hữu”.

Tất cả sinh vật và sự vật là hiện tướng của tánh Không. Cho nên thấy Sắc là thấy Không, chứng Không là chứng Sắc.

“Xuân đến trăm hoa khai, hoàng oanh cành liễu hót” là hiện tướng của tánh Không, thế nên nó không khác với tánh Không “các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt”.

Thế nên trăm hoa khai, hoàng oanh hót mà chẳng động chẳng lìa ngoài tịch diệt.

Trăm hoa khai, hoàng oanh hót tưởng là thế giới chuyển động của sanh tử. Nhưng ở đây, với người ngộ, người thấy thật tướng của các pháp, thì trăm hoa khai hoàng oanh hót vẫn là chẳng sanh chẳng diệt, không thường không đoạn, không một không khác, không đến không đi.

Thế nên, ở đoạn sau của cùng bài kệ trên, kinh Pháp Hoa nói:

Pháp ấy trụ vị pháp

Tướng thế gian thường trụ.

Đó là cái thấy (Kiến đạo vị; Tây Tạng; Dava) của người ngộ đạo. Cái thấy ấy là một mùa xuân bất tử. Một mùa xuân không sanh không diệt, không thường, không đoạn, không một không khác, không đến không đi.

Một mùa xuân vĩnh viễn, xuân mãi xuân.

 

(Xuân giáp ngọ Văn Hóa Phật Giáo)

16,998

Phát triển Kinh tế và Văn hóa

Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ

13,523
Phật giáo VN truyền thống và thành tựu 30 năm qua

Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại thủ đô Hà Nội trong thời gian từ 4 – 7/11/1981, với đại diện của chín tổ chức, hệ phái

1,463
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG

Nơi nào có tình thương, nơi đó là đời sống. -- Gandhi🕵️‍♂️ Bất kể bao nhiêu kế hoạch bạn làm hay nhiều bao nhiêu sự kiểm soát của bạn, đời sống luôn

905
TRẬT TỰ CUỘN LẠI VÀ CÁC THỰC TẠI MỞ RA (VŨ TRỤ TOÀN ẢNH) - MICHAEL TALBOT

Một trong những khẳng định đáng ngạc nhiên nhất của Bohm là thực tại hữu hình của cuộc sống hằng ngày của chúng ta thực sự là một loại ảo giác, giống

1,102
TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308)

TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308)Trần Nhân Tông là con đầu Trần Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu ngọ (1258), lên làm vua từ năm Kỷ mão (1279). Niên hiệu

1,122
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc