Lần chuyển pháp luân thứ ba chứa đựng nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh điển về Như Lai tạng, mà đấy thật sự là cội nguồn cho tập hợp những bài tán dương của Long Thọ[1], và cũng là giáo pháp của Di-lặc, Mật Điển Tối Thượng[2]. Trong kinh điển này, đức Phật khám phá xa hơn những chủ đề mà Ngài đã đề cập trong lần chuyển pháp luân thứ hai, nhưng không phải từ quan điểm khách quan về tính Không, bởi vì tính Không đã được giải thích đến trình độ hoàn hảo nhất, cao nhất, và thâm sâu nhất của nó trong lần chuyển pháp luân thứ hai. Điều riêng biệt về lần chuyển pháp luân thứ ba là đức Phật đã dạy những phương cách cụ thể của việc nâng cao trí huệ thực chứng về tính Không từ quan điểm của tâm thức chủ quan.
Sự giải thích của đức Phật về khái niệm tính Không trong lần chuyển pháp luân thứ hai, mà trong ấy Ngài dạy về sự thiếu vắng của một sự tồn tại tự tính, là vô cùng thậm thâm cho nhiều hành giả lĩnh hội. Đối với một số người, nói rằng các pháp thiếu vắng một sự tồn tại tự tính dường như bao hàm rằng chúng hoàn toàn không hiện hữu. Cho nên, vì lợi ích của các hành giả này, trong lần chuyển pháp luân thứ ba đức Phật mô tả phẩm chất đối tượng của tính Không với những giải thích khác nhau.
Thí dụ, trong Kinh Giải Thâm Mật[3], Ngài đã phân biệt nhiều loại tính Không bằng việc phân chia tất cả các pháp thành ba loại: Các hiện tượng quy gán [danh định, biến kế sở], các hiện tượng phụ thuộc [y tha khởi], và các hiện tượng đã xác lập [viên thành thật][4], vốn là bản tính Không của chúng. Ngài nói về những loại Không khác nhau của các pháp khác nhau này, nhiều phương cách thiếu vắng sự tồn tại tự tính này, và các ý nghĩa khác nhau của sự thiếu vắng sự tồn tại tự tính của những pháp khác nhau. Do thế, hai trường phái chính yếu của Đại thừa là Trung Quán [Mādhyamika] và Duy Thức [Cittamātra] phát khởi ở Ấn Độ trên căn bản của những sự trình bày khác nhau này.
Tiếp theo là Mật thừa, là điều mà tôi cho rằng có một số liên hệ đến lần chuyển pháp luân thứ ba. Từ ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. Mật Điển Du-già có tên gọi là Trang Nghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật Điển giải thích rằng giải thích rằng tantra là một sự tương tục được định nghĩa là sự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm thức này, mà với cấp độ phát khởi chúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều đó, chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm linh, cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của đạo pháp và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể đạt đến thể trạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế, sự tương tục này của tâm thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục.
Chúng tôi cảm thấy có một cầu nối giữa kinh điển và mật điển trong lần chuyển pháp luân thứ hai và lần thứ ba, bởi vì trong lần thứ hai, đức Phật đã dạy những kinh điển có những cấp độ khác nhau về ý nghĩa. Ý nghĩa hiển lộ [hiển nghĩa] của Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tính Không, trong khi hàm ý [mật nghĩa] là những tầng bậc của đạo pháp, được đạt đến như một kết quả của sự thực chứng tính Không[5]. Lần chuyển pháp luân thứ ba được nối kết với những phương cách khác nhau của việc nâng cao trí huệ thực chứng tính Không. Vì thế chúng tôi nghĩ có một liên kết ở đây giữa kinh điển và mật điển.
[1] Long Thọ (nāgārjuna), dịch âm là Na-già-át-thụ-na, thế kỷ 1-2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Sư là người sáng lập Trung quán tông (mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ.
“Long Thụ“. Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5>
[2] Tên Phạn là Ratnagotravibhāga và bản chú giải (vyākhyā) của nó. Đây là luận quan trọng về Như Lại Tạng giải thích giáo thuyết Phật giáo về khái niệm Phật tính được xem là thuộc về lần chuyển Pháp Luân thứ 3. Phiên bản Phạn ngữ của bản luận này tại Tây Tạng là Uttara-tantra-shastra. Đây là một trong năm giáo pháp [Ngũ Luận] của ngài Di-Lặc.
“Uttaratantra Shastra”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Uttaratantra_Shastra>.
[3] Tên Phạn là Saṃdhinirmocana Sūtra. Chữ Giải Thâm Mật có nghĩa là ‘giải thích về các bí mật sâu xa’ là bản kinh được phân loại thuộc về Du-già Hành Tông [Duy thức, Yogācāra]. Kinh này được dịch nhiều lần ra tiếng Hán mà phiên bản được tin tưởng nhất là do Ngài Huyền Trang dịch.
"Sandhinirmocana Sutra".Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Sandhinirmocana_Sutra>.
[4] Còn gọi là Tam Tự Tánh hay ba bản tính (trisvabhāva) được giảng giải nhiều trong các tác phẩm Duy Thức. Các bản tính kể trên có tên Phạn ngữ lần lược là Parikalpita, Paratantra, và Pariniṣpanna.
"Three natures". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_natures>.
[5] Chẳng hạn có thể xem thêm các chi tiết về hiển nghĩa và mật nghĩa của Tâm Kinh qua tác phẩm "Essence of the Heart Sutra: The Dalai Lama's Heart of Wisdom Teachings". Dalai Lama. Eng Trans. Thupten Jinpa. Wisdom Publications.2005.ISBN 0861712846.
Bản dịch Việt Hồng Như tải về qua địa chỉ <http://nalanda.batnha.org/sach/27-dalai-lama/166-tinh-tuy-bat-nha-tam-kinh-essence-of-the-heart-sutra->.
Cách đây vài giờ, CEO của Facebook - Mark Zuckerberg - đã kết thúc buổi trả lời câu hỏi của người dùng trên trang cá nhân của mình (Q&A). Điểm thú vị
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ Vesak được tổ chức tại Việt Nam, sáng 7/5/2014, BTC đã mở hội thảo “ECAI” tiếng Anh dành cho các học giả, nhà
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:
Thu phí đọc báo online sẽ là bắt buộc Khi đưa ra quan điểm này tại một hội thảo quốc tế về công nghệ và nội dung số, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên
Những con đường đi đến Phật tánh Những cổng vào của các giai đoạn khác nhau để thâm nhập giáo pháp Phần này có hai đoạn : phân chia các thừa về đại
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt