Theo đài Fox News (Mỹ), nhà lập trình này từng chia sẻ trong một bài viết của anh: "Việc thiết kế phần mềm nhằm giúp sử dụng thời gian hiệu quả thay vì đơn thuần tiêu tốn thời gian là một thách thức, ngay cả với những sáng tạo tốt nhất".
Kỹ sư Rosenstein từng sáng tạo ra nút Like cho mạng xã hội Facebook trong một dự án "hackathon" tổ chức năm 2008 khi anh vẫn còn đang làm việc tại Facebook.
Mặc dù thừa nhận nút Like đã thành công ở một số phương diện như thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người đối với những quan tâm của bạn bè họ, hoặc đóng vai trò như một chất xúc tác cho những cảm xúc tích cực, nhưng anh Rosenstein cũng thừa nhận, nút Like đó đã dẫn tới việc người dùng tiêu tốn hàng đống thời gian khi xem những video "chẳng bổ béo gì với đời sống", cũng như thường xuyên bị phân tâm bởi những điều vô vị.
Những điều hối tiếc mà cha đẻ của nút Like thừa nhận gần đây đã lại được bàn luận sôi nổi trở lại trên báo Guardian của Anh.
Theo đó, bài báo nói rằng việc sử dụng smartphone (và công nghệ nói chung) đã không chỉ gây nghiện mà còn là nhân tố đáng kể làm phát sinh tình trạng phân tán mức độ tập trung của mọi người, từ đó ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tập trung của mọi người trong các công việc cần tư duy của họ.
Bài báo trên Guardian viết: "Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ đơn thuần sự hiện diện của các smartphone cũng đã gây ảnh hưởng xấu tới năng lực nhận thức của mọi người, ngay cả khi thiết bị đã tắt".
Rất nhiều các chuyên gia công nghệ "đời đầu" hiện nay đã chọn cách tự tránh xa các sản phẩm công nghệ do chính họ tạo ra, đồng thời dạy con họ tránh xa iPhone, IPad và laptop.
Tuy nhiên điều đáng nói là ở chỗ các hãng công nghiệp lớn hiện nay thường định nghĩa thành công chính là "khoảng thời gian tiêu tốn trên các trang web", kỹ sư Rosenstein viết.
Anh Rosenstein hiện là nhà đồng sáng lập của một hãng khởi nghiệp phần mềm dành cho công sở có tên Asana.
Công ty của anh đang nghiên cứu phát triển các ứng dụng nhằm tìm cách giải quyết một số những vấn đề liên quan tới sự phân tán của người dùng trên mạng Internet.
ĐỖ DƯƠNG
PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁChúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước sự
Kim Cương thừa Tenzin Gyatso, Đức Dalai Lama thứ XIVThừa Thần Chú Bí Mật được ẩn dấu bởi vì nó không thích hợp với tâm thức của nhiều người. Những thực hành để
VẮNG THIỆN MỸ VÀ LÒNG YÊU THƯƠNG THÌ KHÔNG CÓ GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮNTác giả: Jiddu Krishnamurti Ngồi trên một cái bục, anh đang chơi một loại nhạc cụ bảy dây trước một
Văn hóa vốn là sản phẩm tinh thần của nhân loại trong sự điều hòa thích ứng với hoàn cảnh địa lý lịch sử để sinh tồn. Nó là sản phẩm tập
Thi Ca Huyền Không và với tuổi thơ học Đạo Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt