Other (439)


TENZIN SHERAB RINPOCHE TÁI SANH Ở TÂY PHƯƠNG - VICKI MACKENZIE (Ký Giả Người Anh)

1,150

Tenzin Sherab là vị “tulku” đầu tiên trong danh sách những nhân vật tái sinh tôi muốn tìm hiểu. Cậu là một thanh niên 21 tuổi (tính theo thời điểm tác giả tìm hiểu về nhân vật này) người Canada ở thành phố Montreal. Chín năm về trước tôi đã gặp cậu ở buổi tang lễ của thầy Lama Yeshe ở Boulder Creek, California nhưng đã chín năm qua tôi không có tin tức gì của cậu. Khi nghe tôi điện thoại xin được gặp, cậu vui vẻ nhận lời, nhưng tôi thật sự không biết sẽ tìm thấy gì ở cậu thanh niên phương Tây này, người được chính thức công nhận là hóa thân của một Lạt Ma cao cấp Tây Tạng đã viên tịch hơn 30 năm về trước.

Lúc đã yên vị trong phòng khách, tôi quyết định sẽ vào đề ngay với câu hỏi anh có biết anh là ai không. Tôi biết hỏi như vậy cũng hơi đường đột nhưng đây là một vị hóa thân đã trưởng thành. Ở tuổi 21, chắc anh đã đủ trí tuệ để tự chiêm nghiệm về hiện tượng chuyển thế mà anh đóng vai chính.

- Anh có tin anh là hậu thân của Geshe Jatse không? Tôi hỏi.

- Tôi biết tôi là ai mà. Anh trả lời một cách dứt khoát.

- Anh thực sự biết chắc như vậy à? Tôi ngạc nhiên hỏi lại trước câu trả lời khẳng định chắc nịch của anh.

- Tôi biết chắc mà. Anh lập lại.

Rồi anh đi lấy một tấm ảnh của Geshe Jatse và chỉ cho tôi xem dung mạo anh ở kiếp trước.

- Xem hình tôi đây này, cô thấy cặp mắt ti hí không - tôi không ăn ảnh mấy. Anh nói tiếp và chỉ vào bức hình đã phai màu của một Lạt ma Tây Tạng với khuôn mặt dài và đôi mắt lim dim nằm sâu vào vầng trán rộng, rất giống đôi mắt của Tenzin Sherab bây giờ.

Tôi ngẩn người khi nghe anh dùng đại từ ngôi “tôi” và “của tôi” một cách tự nhiên. Tôi hỏi anh có biết anh đang nói gì không thì anh trả lời: “Tôi thường dùng đại từ ‘tôi’ khi nói đến ông ấy như chính ông ấy là tôi, mà cũng có lúc tôi dùng đại từ ‘ông ấy’ (him). Thường thì ta người dễ theo dõi câu chuyện hơn nếu ‘ông ấy’ được dùng thay vì chữ ‘tôi”’. Rồi anh nói thêm rằng bức hình này có nhiều lúc lạc mất đâu rồi tự nhiên lại xuất hiện!

Tôi hỏi tiếp lý do tại sao anh khẳng định rằng vị Lạt ma ấy là anh thì anh đáp: “ Chúng tôi có nhiều nét giống nhau lắm - nhất là nhìn từ mũi trở lên. Cách chúng tôi suy nghĩ, cách chúng tôi nhìn sự vật cũng giống nhau. Tôi nghĩ điều này, dù qua nhiều đời nhiều kiếp, cũng không thay đổi mấy”. Sự tự tin của anh làm tôi rất ngạc nhiên.

Tôi tìm hiểu về cuộc đời của Lạt ma Geshe Jatse để xem tại sao ông ta lại chọn tái sinh thành chàng thanh niên đang ngồi trước mặt tôi đây.

Tenzin không biết gì nhiều về tiền thân của mình ngoại trừ việc ông ấy sinh trưởng ở Tây Tạng vào đầu thế kỷ XX, và cũng như phần đông những thanh niên Tây Tạng khác, ông quyết định trở thành tu sĩ rất sớm. Về sau ông lên chức Gegu - phó trụ trì coi về kỷ luật - của Tu viện Sera ở thủ phủ Lhasa. Ông nổi tiếng là một thiền sư cao thâm, một học giả uyên bác. Ông không hay nhiều lời, không thích thì phi, chỉ chú tâm vào việc thực tập thiền định, nhưng người ta cũng biết là ông rất trực tính, dám nói thẳng, khác với phần đông các tu sĩ.

Công phu tu hành của Geshe Jatse cũng đạt đến mức thần thông. Tenzin dùng đại từ nhân xưng ‘tôi’ khi nói đến thần thông của Geshe Jatse , Tenzin nói: “Tôi có một cái tượng mọc răng và một cái tượng khác thì có nước cam lồ, về sau tôi phải tặng cho Tu viện vì nhiều người đến xem ồn ào quá!” Tenzin nhắc đến chi tiết này một cách bình thản.

Geshe Jatse rời tu viện vào nhập thất trong một hang động. Người ta nghĩ rằng ông viên tịch vào khoảng năm 1959 – 1960. Không ai nói đến ông nữa cho đến khi người ta khám phá ra Tenzin Sherab là hậu thân của ông ở Canada.

Nhưng tại sao Geshe Jatse lại chọn tái sinh ở phương Tây, một nơi quá xa quê hương của ông, một nơi quá khác với lối sống tại quê hương ông? Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác. Có một điều ai cũng biết là Geshe Jatse tu theo phái Đại thừa - nghĩa là họ không muốn trụ ở Niết Bàn (nói theo phương tây thì họ không ở lại Thiên đường) mà nguyện ở lại cõi Ta bà để hướng dẫn chúng sanh tu tập giải thoát. Ai cũng thắc mắc tại sao ông lại chọn một nơi sao lại như thế để tái sinh. Tôi nêu lên câu hỏi này với Tenzin Sherab thì anh nói rằng: “Trước khi viên tịch, Geshe Jatse cho biết ông sẽ sinh ra lại ở một nơi mà phải có ‘thuyền không gian’ (sky boat) mới tới được. Như vậy, rõ ràng là ông ấy nói về vùng tây bán cầu. Cô biết không, khó mà đoán được tính tình của ông ấy. Nếu ông muốn làm điều gì thì ông lặng lẽ hành động. Vả lại, ở Tây Tạng có một câu sấm truyền là “Khi nào thuyền bay trong không gian và ngựa sắt chạy trên bánh xe là khi giáo pháp của Đức Phật sẽ được truyền bá khắp mọi nơi. Chắc Geshe Jatse cũng đã biết điều này”. Rồi anh nói tiếp như chính anh là Geshe Jatse: “Cũng như lúc ấy, bây giờ tôi cũng thấy là tôi muốn giúp đỡ tất cả mọi người. Để có thể giúp một người một cách hữu hiệu thì mình phải sống trong xã hội ấy. Kiếp này tôi muốn là một người phương Tây với một vốn liếng trí thức của một người Tây Tạng”. Như vậy, chúng ta đã thấy Tenzin Sherab biết rõ mình là ai và còn biết mình cần làm gì trong kiếp tái sinh này.

Người Canada thường nói đùa rằng đất nước họ không có gì hấp dẫn, nhưng câu chuyện Tenzin Sherab tái sinh ở Canada thì quá hấp dẫn. Cậu bé Elijah, con trai của Carol và Isaac Ary ra đời ngày 17 tháng 6 năm 1972, nhằm ngày Sakadawa là một ngày tốt nhất theo lịch Tây Tạng, là ngày vía Đản sanh, Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật. Vì cái thai quá lớn, người ta phải mổ lấy đứa bé ra. Cha mẹ của bé rất lo lắng khi bác sĩ cho biết là khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ngồi xếp bàn chân theo tư thế hoa sen như ngồi thiền nên bác sĩ nói sau khi sinh ra, cần mổ chân thì sau này bé mới tập đi được.

Carol và Isaac lập gia đình rất sớm. Họ đã có một con gái trước khi Elijah ra đời. Carol làm nghề y tá còn Isaac có một cửa tiệm bán sơn. Cũng như Paco và Maria, cha mẹ của Lama Osel ở Tây Ban Nha, Carol và Isaac chỉ mới biết đến Phật giáo. Họ giúp mở một trung tâm học Phật ở nhỏ ở Vancouver, nơi họ sinh sống. Carol lớn lên trong một gia đình theo Cơ đốc giáo còn Isaac người gốc Do Thái. Cả hai cùng thích tìm hiểu đời sống tâm linh. Họ rất thích giáo lý uyên thâm của Phật giáo. Họ học hỏi với những Lạt ma Tây Tạng mới qua phương Tây. Như vậy, chuyện một Lạt ma Tây Tạng chọn nơi để tái sinh thì cũng dễ hiểu thôi.

Carol kể: “Ngày con trai tôi ra đời, vị Lạt Ma ở đây muốn đặt tên cho cháu là Tashi Lumpo. Cái tên nghe rất buồn cười vì đó là tên một Tu viện ở Tây Tạng. Ông nói rằng kiếp trước cháu là một Thầy tu và dặn chúng tôi phải săn sóc cháu cẩn thận. Lúc ấy tôi nghĩ vị thầy này chỉ nói đùa cho vui vì muốn dùng tên này đặt cho cháu, nhưng bây giờ tôi mới hiểu ông ấy là người đầu biết gốc tích của cháu”.

Elijah ra là một đứa bé ngoan. Carol dùng hai chữ ‘thiên thần’ để tả sự ngoan ngoãn của con mình. Bà nói từ ngày ẵm bé về, bé ít quấy, rất dễ nuôi, dễ ăn, dễ ngủ, ban đêm ngủ yên giấc.

Mẹ của Elijah nói: “Có một điều ở Elijah làm cậu khác hẳn với những đứa trẻ khác. Cậu hiền lành ít nói nhưng cũng rất cởi mở. Cậu có một đầu óc quan sát nhạy bén, hay quan tâm đến người khác và hay thích gần những đứa trẻ kém may mắn, nhất là những đứa trẻ bị bắt nạt. Cậu không ưa gây sự nên ở trường thường bị chúng bạn trêu chọc, nhưng cậu tránh không đánh lộn mà tìm cách giải quyết mọi việc ôn hòa. Chúng bạn còn chọc ghẹo tệ hơn khi biết Elijah đang học tiếng Tây Tạng sau khi được chính thức công nhận là một vị Lạt ma hóa thân. Điều đó làm cho chúng tôi rất đau lòng.”

Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường với gia đình nhà Ary. Sau khi sinh thêm một bé gái, gia đình Ary dọn về Quebec. Theo lời khuyên của thầy của họ là Thầy Kalu Rinpoche, Carol và Isaac giúp mở một trung tâm Phật học Tây Tạng nhỏ ở Quebec mà mọi người gọi là Trung tâm Ary. Kalu Rinpoche là một Lạt Ma theo phái Kagyu, một trong bốn tông phái lớn nhất ở Tây Tạng. Kalu Rinpoche sang phương Tây và lập tu viện tại Pháp. Với một trí tuệ khác thường, một phong thái mềm mỏng, cởi mở, thầy đã thu hút rất nhiều đệ tử.

Vừa đến thành phố Montreal, có người nói vói Carol và Isaac phải tìm gặp một Lạt Ma tên là Geshe Tenrub thuộc tông phái Gelugpa - đây cũng là tông phái của Geshe Jatse. Đây là một cuộc gặp gỡ rất có ý nghĩa vì sau này Geshe Tenrub đóng một vai trò quan trọng trong việc đi tìm quá khứ của Elijah.

Sau khi trung tâm Ary được thành lập, có nhiều vị Lạt Ma đến giảng pháp. Năm Elijah được ba tuổi thì Tenzin Pema Jeltsen, một Lạt Ma trụ trì tại Tu viện Drepung mới được thành lập ở Ấn Độ, đến thăm. Carol nói cuộc viếng thăm này đã thay đổi hẳn cuộc đời Elijah. Bà kể: “Có rất nhiều cuộc hội họp tại nhà nhưng chúng tôi không bao giờ cho mấy đứa trẻ tham dự. Nếu chúng muốn vào thì chúng tôi cũng không cản với điều kiện không được làm ồn. Có một tối, Elijah vào phòng và ngồi yên chăm chăm nhìn Tenzin Pema Jeltsen. sau khi Thầy thuyết pháp xong, tôi đem Elijah về phòng ngủ vì thấy con có vẻ mệt. Khi đưa con vào giường tôi nói rằng cuộc họp mặt hôm nay thật đặc biệt vì Geshe Tenrub là học trò của ngài Tenzin Pema Jeltsen ở Tây Tạng, hôm nay hai thầy trò lại gặp nhau ở đây. Bỗng nhiên Elijah ‘mở miệng’. Elijah nói: “Con cũng có một Geshe”. Thật à? Tôi ngạc nhiên hỏi và Elijah nói tiếp: ‘Đúng vậy, đó là Geshe Kunawa sống ở trên núi cao lắm. Geshe Kunawa có một người bạn thân tên Mahakala Nabul.” Tôi kinh nhạc lắng nghe. Elijah nói tiếp: “Mahakala Nabul có một người anh tên là Om Ah Hung. Và Mahakala Nabul có một con dao nhỏ, ở đầu chuôi dao có một cái sọ. Mỗi khi ông ta ấn dao vào bụng mình thì từ bụng ông phát ra rất nhiều tia sáng.” Rồi Elijah nói về con ngựa có cánh, và nhiều nhân vật Tây Tạng khác. Xưa nay cậu không bao giờ nói như vậy. Có lẽ việc gặp gỡ thầy Tenzin Pema Jeltsen đã đánh thức tiềm thức của cậu. “Trẻ con thường nói linh tinh và tưởng tượng nhiều chuyện nhưng trường hợp này thì khác hẳn, không giống như những câu chuyện vớ vẩn bình thường”, bà mẹ kết luận.

“Hôm sau tôi kể cho Isaac nghe. Tôi nói rằng Elijah dường như đang sống trong một thế giới khác, nó nói như trong mơ nhưng nó còn thức hẳn hoi. Tôi đoán chắc là nó đã ‘thấy’ một cái gì đó.” Sau đó chúng tôi gọi cho thầy Geshe Tenrub và Tenzin Pema Jeltsen để kể cho họ nghe những gì Elijah nói với tôi đêm trước. Tenzin Pema Jeltsen rất xúc động. Ông đòi gặp Elijah ngay. Khi chúng tôi đem cháu tới, ông chăm chú nhìn và gật gật đầu chào giống như chào người lớn, rồi bằng hai tay, ông nâng cái khăn dài trắng đưa cho cháu theo truyền thống chào đón kính trọng của người Tây Tạng. Ông nói với chúng tôi là không những ông biết Elijah là ai mà ông còn hiểu những gì cháu nói nữa. Ông sẽ về Ấn Độ điều tra thêm và sẽ liên lạc với chúng tôi. Đây là lần thứ hai có người nói con trai của chúng tôi là một đứa trẻ khác thường và dặn dò chúng tôi phải chăm sóc cháu cẩn thận. Chúng tôi cũng chỉ biết vâng dạ chứ không biết nói gì hơn.”

Trong khi gia đình Ary có vẻ bình thản với cái tin tái sinh này thì Tenzin Pema Jeltsen vui mừng quá đỗi vì ông thấy rằng đây là trường hợp rất hy hữu của một đứa trẻ tái sinh tự nhận ra mình. Ngay cả những vị Lạt Ma tái sinh ở Tây Tạng cũng hiếm có người có khả năng này. Thường thì sau khi được công nhận là một vị Lạt ma cao cấp tái sinh, người ta đưa ra nhiều đồ dùng của kiếp trước xem đứa trẻ có nhận ra không, người ta đặt nhiều câu hỏi liên hệ đến đời sống của người đó trong quá khứ xem cậu bé có biết không. Đằng này cậu bé tự động nói đến những người thân ở kiếp trước, chi tiết của những sự việc xảy ra ở kiếp trước. Đây là một dấu hiệu cho thấy Tenzin đã đạt được trình độ khá cao trên quá trình tiến hóa tâm linh.

Cha mẹ của Elijah dường như không chú trọng đến câu chuyện con trai nhớ tiền kiếp nhưng Elijah thì từ ngày gặp gỡ Tenzin Pema Jeltsen, đêm nào cũng nằm mơ về tiền kiếp, mơ về một hành tinh nơi mà cậu từng sinh sống. Cậu kể cho cả nhà nghe lời cậu đã đi về nơi ấy mỗi đêm, ở nơi có núi rất cao, cao hơn những rặng núi ở Canada, những con vật ở nơi ấy cũng khác, cây cối, nhà cửa, cái gì cũng khác cả. Cậu nhớ cả tên của mấy người Thầy, tên của bạn bè và còn nhớ mình có một con ngựa có hai cánh là vị thần hộ mạng của cậu.

Đối với Elijah thì chuyện đi thăm viếng hành tinh kia mỗi đêm là chuyện rất thật nên có một đêm cậu rủ người chị và cô em đi theo. Hai cô bé rất tò mò nên đồng ý sẽ cùng đi với Elijah .Thế là ba chị em làm bánh sandwich đem đi ăn. Elijah nói phải mặc quần áo ấm vì ở đây khá lạnh. Sửa soạn xong, ba chị em vào giường của Elijah sẵn sàng cho cuộc du ngoạn. Sáng hôm sau, hai cô bé nhìn nhau và khinh khỉnh nói rằng các cô chả thấy Hành tinh nào cả. Elijah tiu nghỉu nói: “Thế hai người không thấy gì à? Tôi có thấy mà.”

Bây giờ, ở 21 tuổi, Elijah cho rằng lúc ấy là lúc cậu nhớ lại quãng đời của tiền kiếp. Cậu nói tuy những ký ức của đời trước đến trong giấc ngủ nhưng đó không phải là những giấc mơ mà là những sự việc rất thực. Về sau, khi người ta cho tôi coi hình của xứ Tây Tạng, tôi nhận ra ngay rằng đó là nơi mà tôi đã từng sinh sống.

Trong lúc Tenzin Pema Jeltsen vẫn tiếp tục tìm hiểu xem đệ tử của Geshe Kunawa là ai thì đức Đạt Lai Lạt Ma đến Montreal. Elijah được gọi đến hội kiến với ngài. vừa nhìn thấy Elijah bước vào, đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ngay vào mặt cậu bé 7 tuổi và nói lớn trước sự kinh ngạc của những người có mặt: “Tôi biết cậu là ai! Cậu là hóa thân của Geshe Jatse!”

Trong giây phút lịch sử ấy, có người chụp được bức ảnh để lại cho hậu thế lúc đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ mặt Elijah và tuyên bố thân thế của cậu. Bức ảnh này là một bằng chứng cụ thể chứng minh một hiện tượng không hình không tướng, hiện tượng chuyển thế, bức hình mà vẫn còn giữ. Bức chụp Đạt Lai Lạt Ma đứng trước tôn tượng của Đức Phật Thích Ca trong một Niệm Phật đường ở Montreal, trước mặt ngài là cậu bé Elijah mặc quần jean áo len đang được một nhà sư Tây Tạng đẩy vào phòng; đức Đạt Lai Lạt Ma mặt mày lộ vẻ kinh ngạc vui mừng, tay chỉ thẳng vào mặt của cậu bé. Sau đó, ngài đặt tên cho Elijah Ary là Tenzin Sherab.Và từ đó cuộc đời của một Lạt ma Tây Tạng trong hình hài của một thanh niên ở xã hội Phương Tây bắt đầu.

Lúc bấy giờ, đối với cậu bé 7 tuổi, bỗng dưng được công nhận là hóa thân của một cao tăng Tây Tạng, cũng không có nhiều ý nghĩa. Thật sự cậu cũng không hiểu đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói gì. “ Bây giờ nhớ lại”, cậu cười và nói, “Hồi đó tôi tưởng Ngài nói gì về hoa ‘carnation’ [ba âm sau của reincarnation (tái sinh) là hoa cẩm chướng – ND]. Tôi cố hiểu xem mấy người lớn đang nói gì. Tuy tôi cũng lờ mờ hiểu là họ đang nói về tôi, một đứa trẻ không giống những đứa trẻ khác, nhưng tôi không biết gì về hiện tượng tái sinh.”

Tuy nhiên, càng lớn Tenzin Sherab càng chứng tỏ cậu không giống những đứa trẻ khác. Cậu biết nhiều chuyện mà những đứa trẻ đồng trang lứa không thể biết được. Thí dụ, có một hôm người cha muốn giải thích cho Tenzin Sherab biết ý nghĩa Tại sao người ta dùng 7 tô nước [theo phong tục Tây Tạng] để cúng Phật. Không phải ông muốn nhồi vào óc đứa trẻ những chi tiết nhỏ nhặt về phần nghi lễ nhưng ông muốn cho con hiểu một cách chính xác biểu tượng của mỗi cốc nước. Ông bắt đầu nói về ý nghĩa cúng dường của từng tô nước: “Tô này để rửa chân; tô này để uống; tô này tượng trưng cho hoa tươi; tô này là nước thơm; tô này là âm nhạc; tô này là thức ăn; và tôi thứ bảy là ánh sáng,” ông nhìn Tenzin xem cậu có hiểu không thì cậu nói như xác nhận: “Đúng rồi”, và bước ra ngoài.

Một hôm khác, khi cả nhà đi dạo chơi trong rừng, người cha nắm tay cậu thì bỗng dưng Tenzin nói: “Khi cha làm con của con, con cũng đã từng dắt tay cha như thế này”. Isaac sửng sốt: “Khi cha làm con của con? Mình sống ở đâu vậy?” ông hỏi: “Mình sống ở trên núi,” Tenzin đáp rồi tả phong cảnh nơi ấy và dĩ nhiên đó là phong cảnh Tây Tạng.

Trích: “Tái Sinh Ở Phương Tây” Tác giả: Vicki Mackenzie
Dịch giả:Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa - NXB: Phương Đông

1,150

CÔNG LAO - CÔNG ĐỨC

Công đức chân thật, giống như một dòng sông, nó càng sâu thì càng ít gây tiếng động._ Edward F. Halifax🌷 Một cuộc hành trình, tôi nghĩ, là luôn có giá trị

1,066
150 năm thuyết tiến hóa – Từ Darwin đến ngày nay

Những bài cùng tác giảNăm 2009 là năm kỷ niệm 150 năm ngày xuất bản quyển sách On the origin of species (“Nguồn gốc các loài”) của Charles Darwin, một công trình

15,225
NGƯỜI LẮNG NGHE TIẾNG KHÓC CỦA THẾ GIAN - SHE WHO HEARS THE CRIES OF THE WORLD (Phật giáo song ngữ Việt - Anh)

Tranh gốm nung của nghệ nhân Kubasa Kazuhisha NGƯỜI LẮNG NGHE TIẾNG KHÓC CỦA THẾ GIANTrong biểu tượng Phật giáo, tâm Đại bi được thể hiện trong Bồ tát Quán Thế Âm, người được cho

683
Kinh tế học và tài nguyên dưới góc nhìn Phật giáo

Kinh tế học và tài nguyên dưới góc nhìn Phật giáoThienNhien.Net – Trong bối cảnh của suy thoái kéo dài của nền kinh tế và những hệ lụy tới ngành nông nghiệp

22,057
TA CÓ THỂ LÀM GÌ KHI BỊ KIỆT SỨC? - WHAT CAN I DO ABOUT BURNOUT? (Phật giáo song ngữ Việt - Anh)

Tuần này, chồng tôi, anh ấy tên Fred và tôi đang đứng trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ với bác sĩ thú y, xem phim chụp X-quang của một

690
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc