Tăng Trí Thường, người ở Quý Khê, Tín Châu, xuất gia lúc thiếu niên, chí cầu thấy tánh, một ngày nọ đến tham lễ.
🔔 Sư hỏi: Ông từ đâu đến, muốn cầu sự gì?
🔻 Trí Thường thưa: Lúc gần đây kẻ học đạo này đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu, đảnh lễ Hòa thượng Đại Thông, nhờ ngài chỉ bài nghĩa ‘thấy tánh thành Phật’, nhưng chưa giải quyết được chỗ nghi, nên từ xa đến đây đảnh lễ Hòa thượng, cúi mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
🔔 Sư nói: Hòa thượng nói gì, ông thuật lại ta xem.
🔻 Tăng thưa: Trí Thường này đến đó, trải qua ba tháng mà chưa được chỉ dạy. Vì lòng tha thiết học pháp nên một hôm một mình vào nhà phương trượng thưa hỏi, "cái gì là bản tâm, bản tâm của con'?
Hòa thượng Đại Thông nói: Ông thấy hư không chăng?
Đáp rằng: Thấy.
Vị ấy hỏi rằng: Ông thấy hư không có tướng mạo gì không?
Đáp rằng: Hư không không hình, làm gì có tướng mạo.
Hòa thượng nói: Bản tánh của ông cũng như hư không, trọn không có một vật có thể thấy, đó gọi là chánh kiến; không có một vật có thể biết, đó gọi là chân tri; không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy giác thể tròn sáng, bản nguyên thanh tịnh tức gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là cái thấy biết của Như Lai.
🔻 Kẻ học đạo tuy nghe nói như vậy mà cũng chưa xác quyết rõ ràng, xin Hòa thượng khai thị cho.
🔔 Sư nói: Chỗ vị sư kia nói cũng còn sự thấy biết (trên tướng) nên khiến ông chưa rõ. Nay ta chỉ bày cho ông một bài kệ:
Chẳng thấy một pháp còn (cái) không thấy
Giống như mây nổi che mặt trời
Chẳng biết một pháp giữ không biết
Lại như hư không sanh điện chớp.
Cái thấy biết này bỗng dấy lên
Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện
Ông phải một niệm tự biết sai
Linh quang chính mình thường hiển hiện.
🔻 Trí Thường nghe kệ, tâm ý rỗng rang, bèn nói bài kệ:
Không đâu khởi thấy biết
Bám tướng cầu Bồ đề
Tình còn một niệm ngộ
Sao thoát khỏi xưa mê.
Tự tánh nguyên thể giác
Theo chiếu uổng trôi lăn
Chẳng vào Tổ Sư thất
Mông lung chạy hai đầu.
Một ngày kia Trí Thường hỏi Sư rằng: Phật nói pháp ba thừa, lại nói tối thượng thừa. Đệ tử chưa hiểu, xin nhờ ngài chỉ dạy.
🔔 Sư nói: Ông hãy quán bản tâm mình, chớ bám chấp tướng ở ngoài. Pháp không có bốn thừa mà tâm con người tự có các sai khác.
Chuyển tụng theo thấy nghe là Tiểu thừa. Ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừa. Y pháp tu hành là đại thừa. Muôn pháp đều thông, muôn pháp đều sẵn đủ, tất cả chẳng nhiễm, lìa các pháp tướng, một mảy không có chỗ đắc, gọi là Tối thượng thừa.
🔔 Thừa nghĩa là làm, chẳng phải nơi miệng tranh luận. Người cứ tự tu, chớ hỏi ta làm gì. Trong tất cả thời gian tự tánh tự như.
Trí Thường lễ tạ theo hầu hạ Sư đến trọn đời ngài.
Trích "LỤC TỔ PHÁP BẢO ĐÀN KINH GIẢNG GIẢI"
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức
Giáo huấn của Đức Phật liên quan đến việc tu tập về tánh Không chính là cốt lõi của toàn bộ giáo huấn Phật giáo: «Không được bám víu vào bất cứ
Vui thay, Phật ra đời!Vui thay, Pháp được giảng!Vui thay, Tăng hòa hợp!Hòa hợp tu, vui thay! (194)Vui thay, chúng ta sống,Không hận, giữa hận thù!Giữa những người thù hận,Ta sống, không
Hỏi: Nếu thâm ái chúng sanh như vậy, sao lại còn thực hành tâm xả?🔻 Đáp: Hành giả thường quán sát như vậy: Thường không xả bỏ chúng sanh, mà chỉ xả
1. TÂM LÀ CHÌA KHÓA1) Này các Tỷ kheo, ta không thấy một pháp nào khác khó sử dụng như tâm không tu tập. Tâm không tu tập quả thật khó sử
A Nan bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy, muốn cầu quả thường trụ thì giác tâm nhân địa cần phải tương ứng với danh mục quả vị. Bạch
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt