Trí ấy đi vào giải thoát với sự thù thắng của một trong ba căn, tùy theo quán tuệ sanh khởi theo một trong ba cách.*
👉 [Chú Thích: Khi tuệ đạt đến tột đỉnh, nó an trú vào một trong ba quán: vô thường, khổ, vô ngã, và ở giai đoạn này của sự tu tập, bảy quán và 18 quán đều bao gồm trong ba quán này. Ba căn là tín, định và tuệ. “Với sự thù thắng” có nghĩa là, sự ưu thắng của các pháp tương ứng, như tín căng mạnh nơi người quán vô thường nhiều, định căn mạnh nơi người quán khổ và tuệ căn mạnh nơi người quán vô ngã. Bởi vậy cả ba căn này được tăng cường về ba quán ấy, làm phát sinh sự thể nhập ba giải thoát môn. (Pm. 844)]
Vì chính ba pháp quán được gọi là Ba cửa đi đến giải thoát, như được nói: “ Những ba cửa ngõ đến giải thoát này dẫn đến lối ra khỏi thế gian, nghĩa là (1) đưa đến sự thấy được các hành đếu bị giới hạn, bị bao vây, và đưa đến sự thâm nhập của tâm vào “vô tướng giới”, (2) đưa đến sự khởi dậy của ý đối với tất cả các hành, và đến sự thâm nhập vào “ly dục giới” (3) đưa đến sự thấy tất cả pháp là xa lạ, và đến sự thâm nhập của tâm vào “Không giới”. Ba giải thoát môn này đưa đến lối ra khỏi thế gian.*” (Ps 2, 48).
👉 [* Chú Thích: Quán vô thường thấy các hành là bị hạn cuộc bởi sanh ở đầu và diệt ở cuối, và thấy rằng, chính vì chúng có đầu và cuối nên vô thường. “Vào vô tướng giới” : là vô vi giới, được cái tên “vô tướng” vì nó đối lại với tướng các hành. “Đến sự thâm nhập của tâm” : đến sự hoàn toàn thâm nhập của tâm tăng thượng, nhờ trí thuận thứ, sau khi định giới hạn. “Vào ly dục giới” là vào vô vi giới, được cái tên “ly dục” do không có dục tham, v.v.. “Vào không giới” cũng là vô vi giới, được cái tên “không” vì không ngã. Pm.845.]
Ở đây, “bị giới hạn, bị bao vây” nghĩa là vừa bị giới hạn bởi sinh diệt, vừa bị vậy bủa bởi sinh diệt. Vì quán vô thường giới hạn các hành như sau: Các hành không hiện hữu trước khi chúng sinh ra, và khi tìm hiểu số phận chúng, thấy chúng “bị vây bủa” như sau: Chúng không thoát khỏi diệt, chúng tan biến sau khi diệt. “Đưa đến sự khơi dậy của ý”: bằng cách đem lại cho tâm một ý thức khẩn trương, vì, với pháp quán khổ, tâm có được ý thức khẩn trương đối với các hành. “Đưa đến sự thấy xa lạ”: nghĩa là đưa đến sự thấy rằng các hành không là tôi hay của tôi.
Vậy , ba mệnh đề này cần hiểu là diễn đạt các pháp quán vô thường, khổ, vô ngã. Do đó, trong câu trả lời cho câu hỏi kế tiếp (được nêu trong luận Patisambhidà) nói: “Khi hành giả tác ý vô thường, các hành đối với vị ấy là khả hoại, khi hành giả tác ý khổ, các hành đối với vị ấy là kinh khủng, khi hành giả tác ý vô ngã, các hành đối với vị ấy là trống không.” (Ps. 2, 48)
Những pháp quán này là cửa ngỏ đưa đến những thứ giải thoát nào? Đó là ba thứ, vô tướng, ly dục và không. Vì có câu: “Khi một người có đức tin hay quyết tâm lớn, tác ý các hành là vô thường, vị ấy đắc vô tướng giải thoát. Khi một người có năng lực tịnh chỉ lớn, tác ý chúng là khổ, vị ấy đắc vô nguyện giải thoát. Khi một người có tuệ lớn tác ý các hành là vô ngã, vị ấy đắc Không giải thoát.” (Ps2, 58)
Và ở đây, vô tướng giải thoát cần được hiểu là thánh đạo đã phát sinh nhờ lấy niết bàn làm đối tượng cho nó qua khía cạnh vô tướng, vì đạo lộ ấy là vô tướng bởi do vô tướng giới đã khởi lên, và đó là một sự giải thoát do thoát khỏi cấu uế phiền não. Tương tự, thánh đạo phát sinh nhờ lấy niết bàn làm đối tượng qua khía cạnh ly dục, là vô nguyện và đạo lộ đã phát sinh nhờ lấy niết bàn làm đối tượng, qua khía cạnh Không là Không.
Nhưng trong Abhidhamma lại nói: “Vào lúc vị ấy tu tập thiền siêu thế, - một ngõ đưa đến sự phân tán (ra 7 cấp) sau khi từ bỏ tà kiến với sự đạt đạt đến cấp bực thứ nhất, ly dục…vị ấy chứng và trú sơ thiền, không có dục,… trống không.” (Dhs., 51O) Như vậy chỉ đề cập hai giải thoát. Điều này ám chỉ cái cách mà tuệ đạt đến đạo lộ, và được diễn đạt theo nghĩa đen.
Tuy nhiên trong Patisambhidà, quán trí được diễn tả như sau: (1) Trước hết nó được tả là không giải thoát vì thoát khỏi tà giải về các hành: “Trí quán vô thường là Không giải thoát vì nó giải thoát khỏi lối (tà) giải các hành là thường. Trí quán khổ là Không giải thoát, vì nó thoát khỏi tà giải chúng là lạc. Trí quán vô ngã là Không giải thoát, vì nó thoát khỏi tà giải các hành là ngã.” (Ps. 2,67). (2) Rồi nó lại được diễn tả là vô tướng giải thoát nhờ thoát khỏi các tướng: “Trí quán vô thường là Vô tướng giải thoát, vì nó giải thoát khỏi các hành là thường. Trí quán khổ là Vô tướng giải thoát, vì nó giải thoát khỏi tướng các hành là lạc. Trí quán vô ngã là Vô tướng giải thoát, vì nó giải thoát khỏi tướng các hành là ngã.” (Ps. 2,86). (3) Cuối cùng, nó được diễn tả là ly dục giải thoát do sự giải thoát dục vọng của nó:
“Trí quán vô thường là ly dục giải thoát (hay vô nguyện Giải thoát) vì nó giải thoát khỏi dục đối với các hành được xem là thường, trí quán khổ là ly dục giải thoát vì nó giải thoát khỏi dục đối với các hành được xem là lạc. Trí quán vô ngã là ly dục giải thoát, vì nó giải thoát khỏi dục đối với các hành được xem là ngã. (Ps. 2,68) Nhưng, mặc dù được nói như vậy, quán trí không phải vô tướng theo nghĩa đen, vì không có sự từ bỏ tướng các hành (kể như hữu vi, ở đây, để phân biệt với hành kể như vô thường v.v.). Nhưng Không và Ly dục thì theo nghĩa đen. Và chính vào sát na đạo lộ mà sự giải thoát được phân biệt, tùy theo cái cách mà quán trí đạt đến đạo lộ.* Đó là lý do tại sao A tì đàm chỉ đề cập hai giải thoát là Không và Ly dục.
🍁 Đây là luận về các giải thoát.
👉 [Chú Thích: “Tại sao vô tướng tuệ không thể đem lại tên nó cho đạo lộ khi nó đã đạt đến đạo lộ? Dĩ nhiên, tuệ vô tướng được nói đến trong kinh như sau: “Hãy tu tập vô tướng, từ bỏ mạn tùy miên.” (Sn. 342) Nhưng mặc dù nó loại bỏ các tướng thường, bền bỉ và ngã, chính nó vẫn còn có tướng, và bận tâm đến các pháp có tướng. Lại nữa, Abhidhamma là giáo lý theo nghĩa tối hậu (tuyệt đối), và theo nghĩa tối hậu, thì cái nhân của một đạo lộ vô tướng không có. Vì vô tướng giải thoát được nói phù hợp với quán vô thường, và trong pháp quán này, tín căn thạnh. Nhưng tín căn không được đại biểu bởi bất cứ yếu tố nào của đạo lộ, nên không đem lại cho đạo lộ cái tên của nó, vì nó không thuộc thành phần nào trong đạo lộ. Trong trường hợp hai cái kia, thì Ly dục Giải thoát là do quán khổ. Không Giải Thoát là do quán vô ngã. Trong Ly dục Giải thoát, thì định là thù thắng và trong Không Giải Thoát, tuệ căn thù thắng. Vì định và tuệ cũng là những chi phần của đạo lộ, nên chúng có thể được lấy làm cái tên của đạo lộ, nhưng không có vô tướng đạo lộ, vì chi phần “vô tướng” không có. Nhưng lại có người nói rằng, có một đạo lộ vô tướng, và, mặc dù nó không có tên này do cách thức tuệ đạt đến đạo lộ, nó cũng được tên này một đức đặc biệt của riêng nó, và từ đối tượng của nó. Theo quan niệm những người này thì đạo lộ Ly dục và Không đáng lẽ cũng được tên ấy từ các đức đặc biệt, và từ đối tượng của chúng. Như vậy là sai. Tại sao? Bởi vì đạo lộ có tên của nó theo hai lý do: do bản chất của chính nó, và do cái nó khắc chế. Có nghĩa là do tự tánh của nó, và do cái ngược lại với nó. Vì đạo lộ Ly dục là thoát khỏi dục do tham, vv.. và đạo lộ “Không” cũng thoát khỏi tham, cho nên cả hai đều có tên từ tự tánh của chúng. Tương tự như thế, đạo lộ Ly dục là ngược với dục và đạo lộ “Không” là ngược với sự tà giải rằng có ngã, bởi thế chúng được tên của chúng từ những gì chúng khắc chế. Còn trái lại, đạo lộ vô tướng chỉ được tên của nó từ tự tính của chính nó, do ở trong nó không có cái tướng của tham, vv.. hay của thường vv.. nhưng không do cái mà nó chống lại. Vì nó không chống lại quán vô thường, pháp quán này có đối tượng của nó là tướng của các hành kể như hữu vi – mà còn thỏa hiệp với các pháp quán ấy. Bởi vậy, một đạo lộ vô tương là hoàn toàn không thể chấp nhận, theo quan điểm các Luận sư A tù đàm. Do đó nói “Điều này ám chỉ cái cách tuệ đạt đến đạo lộ và được diễn tả theo nghĩa đen” (đ.72).]
Trích dẫn từ: Thanh Tịnh Đạo (của Ni sư Trí Hải dịch từ bản The Path of Purification của thượng tọa Nànamoli)
Chương XXI: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh
I CHÚNG ĐẲNG OAN GIA TRÁI CHỦ:Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia, dân tộc, đều không ngoài "báo ân, báo oán,
1.Tánh thấy là gì? Ba thời kỳ thuyết pháp của Đức Phật để thiết lập nên Phật giáo là:- Thời kỳ thứ nhất nói về ba pháp ấn vô thường, khổ, vô
Mùa xuân , năm Tân Mão(1951), trong lúc mở Giới đàn, tứ chúng vân tập, lúc này Tăng trong chùa có hơn 120 vị.Thứ bảy, ngày 24/2/1951 ÂL bỗng có hơn trăm
Trong bài giảng nhập môn này, tôi dùng hai khái niệm "Nhân minh học" và "logic học" như là đồng nghĩa, với dụng ý để cho các bạn quen thuộc với môn
I. KHÔNG NGỘ CHẲNG PHẢI THIỀNTinh yếu của Thiền cốt ở một nhỡn quang mới phóng vào cuộc sống, và vũ trụ nói chung. Thế nghĩa là, để thâm nhập trong đạo
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt