GIẢI THÍCH: PHẨM PHẠM CHÍ THỨ 35
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Đạo Chơn)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Ngoại Đạo thứ 33)
KINH: Bấy giờ các ngoại đạo Phạm-chí đi đến chỗ Phật, muốn tìm chỗ dở của Phật. Khi ấy trời Thích-đề-hoàn-nhơn tâm nghĩ rằng: Các ngoại đạo Phạm-chí này đi đến chỗ Phật, muốn tìm chỗ dở của Phật. Ta nay hãy tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật đã được lãnh thọ nơi Phật, các ngoại đạo Phạm-chí ấy trọn không thể nữa chừng làm trở ngại, dứt việc nói Bát-nhã ba-la-mật.
Thích-đề-hoàn-nhơn nghĩ như vậy xong, liền tụng Bát-nhã ba-la-mật.
Bấy giờ các ngoại đạo Phạm-chí từ xa đi quanh Phật rồi trở lại đường cũ đi luôn.
Khi ấy tâm Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Trong đây vì nhân duyên gì các ngoại đạo Phạm-chí từ xa đi quanh Phật rồi trở lại đường cũ đi luôn?
Phật biết tâm Xá-lợi-phất nghĩ, bảo Xá-lợi-phất
* Trang 651 *
rằng: Thích-đề-hoàn-nhơn ấy tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật, do nhân duyên ấy, nên các ngoại đạo Phạm-chí từ xa đi quanh Phật rồi trở lại đường cũ đi luôn.
Này Xá-lợi-phất! Ta không thấy các ngoại đạo Phạm-chí có một tâm niệm thiện, các ngoại đạo Phạm-chí chỉ ôm tâm ác đi đến, muốn tìm chỗ dở của Phật.
Này Xá-lợi-phất! Ta không thấy trong khi nói Bát-nhã ba-la-mật mà có ai trong tất cả thế gian hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc chúng Sa-môn, chúng Bà-la-môn mang tâm ác đi đến có thể tìm được chỗ dở, vì sao? Này Xá-lợi-phất! Vì các trời Tứ thiên vương, cho đến trời A-ca-nị-tra, các Thanh-văn, Bích-chi Phật, các Bồ-tát ma-ha-tát trong ba ngàn đại thiên thế giới thường thủ hộ Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì sao? Vì các trời người ấy đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Chư Phật và Thanh-văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát ma-ha-tát, các trời, rồng, quỷ thần v.v... trong mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều thủ hộ Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì sao? Vì chư Phật v.v... đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.
Bấy giờ tâm ác ma nghĩ rằng: Nay Phật và bốn bộ chúng hiện tiền tập hội, có cả các Thiên tử cõi
* Trang 652 *
Dục, cõi Sắc, trong ấy chắc có vị Bồ-tát ma-ha-tát được thọ ký sẽ chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ta có thể đến chỗ Phật phá hoại ý đó. Khi ấy ác ma hóa ra bốn loại binh,[1] đi đến chỗ Phật. Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn tâm nghĩ: Bốn loại binh này hoặc là ác ma hóa làm muốn đi đến Phật, vì sao? Vì bốn loại binh ấy trang bị hơn cả bốn loại binh của vua Tần-bà-ta-la (Bimbisāra), của vua Ba-tư-nặc (Prasenajit), của các Thích-tử, của các tộc Lê-xương.[2] Ác ma ấy luôn luôn tìm chỗ dở của Phật, muốn não hại chúng sinh. Vậy ta có thể tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật.
Thích-đề-hoàn-nhơn tức thời tụng Bát-nhã ba- la-mật, ác ma nghe đúng như lời tụng, dần dần trở lại đường cũ đi luôn.
Bấy giờ trong hội các Thiên tử của Tứ thiên vương cho đến các Thiên tử trời A-ca-nị-tra, hóa làm hoa trời từ giữa hư không rải lên Phật thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nguyện làm cho Bát-nhã ba-la-mật trụ lâu cõi Diêm-phù-đề, vì sao? Vì người cõi Diêm-phù-đề thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, tùy lúc trú ở, Phật bảo không diệt, Pháp bảo, Tăng bảo, cũng trụ không diệt.
Bấy giờ chư thiên trong mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng cũng rải hoa và thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nguyện khiến Bát-nhã ba-la-mật trụ lâu cõi Diêm-phù-đề, nếu Bát-nhã ba-la-mật
[1] T. 3: Phật bản hạnh tập kinh (Buddhacarita-佛本行集經), quyển 28, tr. 785 b2-5: Bốn thứ binh chúng: tượng (voi), mã (ngựa), xa (xe), bộ.
[2] T. 40: Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký (四分律行事鈔資持記), tr. 427a27-28: Lê-xương tức các cư sĩ qúy tộc; hoặc là ngoại đạo. (梨唱即諸貴族居士; 或是外道).
* Trang 653 *
trụ lâu, Phật Pháp Tăng cũng sẽ trụ lâu, cũng phân biệt biết được đạo Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, ở trú xứ nào có thiện nam tử, thiện nữ nhân viết chép thọ trì quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật thời nơi ấy chiếu sáng, đã lìa xa mọi tối tăm.
Phật bảo các Thiên tử Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca và các Thiên tử người cõi Diêm-phù-đề thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, tùy lúc trụ ở, Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, cũng trú như vậy, cho đến trú xứ nào có thiện nam tử thiện nữ nhân viết chép thọ trì quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, chỗ ấy thời chiếu sáng, đã xa lìa mọi tối tăm.
Bấy giờ các Thiên tử hóa làm hoa trời rải trên Phật và thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng thời ma hoặc ma trời không thể tìm được chỗ tiện lợi. Bạch đức Thế Tôn! Chúng con cũng sẽ ủng hộ các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, vì sao? Vì nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, chúng con liền xem người ấy như Phật, hoặc gần Phật.
Khi ấy Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng,
* Trang 654 *
nên biết người ấy đời trước đã làm các công đức đối với Phật, thân cận cúng dường chư Phật, được thiện tri thức ủng hộ.
Bạch đức Thế Tôn! Nhất thiết trí của chư Phật, nên tìm trong Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng nên tìm trong Nhất thiết trí, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật chẳng khác Nhất thiết trí, Nhất thiết trí chẳng khác Bát-nhã ba-la-mật; Bát-nhã ba-la-mật và Nhất thiết trí không hai không khác. Vì vậy chúng con xem người ấy tức là Phật hoặc gần Phật.
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Nhất thiết trí của chư Phật tức là Bát- nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật tức là Nhất thiết trí, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Nhất thiết trí của chư Phật từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra, Bát-nhã ba-la- mật chẳng khác Nhất thiết trí, Nhất thiết trí chẳng khác Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật và Nhất thiết trí không hai không khác.[1]
LUẬN: Trong Phẩm trên[2] nói người nghe, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật thời ma hoặc ma dân, ngoại đạo Phạm-chí không tìm được chỗ tiện lợi để phá, nay muốn hiện tiền chứng nghiệm, nên dùng oai thần cảm đến chúng ma, và các ngoại đạo. Vì vậy ngoại đạo Phạm-chí nghĩ rằng: Lúc Phật ở núi Kỳ-xà-quật (Gṛdhrakūṭa) nói Bát-nhã ba-la-mật, nghĩa là nói các pháp rốt
[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, phẩm Khiển dị thứ 35: phẩm phạm chí (遣異品第三十五-丹梵志品), tr. 287a27-288a13.
[2] Đại trí độ luận, quyển 58, tr. 468c20-469a3: Bấy giờ các Thiên tử hóa làm hoa trời rải trên Phật và thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng thời ma hoặc ma trời không thể tìm được chỗ tiện lợi.
* Trang 655 *
ráo không, không có gì để dẫn dắt mười phương chúng sinh. Chúng ta cùng đến vấn nạn, phá không luận ấy. Luận ấy nếu bị phá, thời Phật tự lui, chúng ta được trở lại như cũ. Các ngoại đạo ấy chỉ có tà kiến ác tâm, kiêu mạn nên đi đến, muốn chỉ ra chỗ sai quấy của Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh ấy. Thí như người cuồng muốn làm trúng thương hư không, luống tự lấy mệt khổ .
Bấy giờ Đế-thích như lời Phật dạy, thọ trì Bát-nhã, ngoại đạo không thể tìm được chỗ tiện lợi, nay muốn nghiệm thật, khiến người ta tin biết. Đế-thích thành tựu vô lượng phước đức, nhờ căn trời lanh lợi nên rất tin Bát-nhã, liền tụng niệm, được oai lực Bát-nhã nên ngoại đạo ở từ xa đi quanh Phật, rồi lui lại đường cũ mà đi.
Hỏi: Cớ sao không quay thẳng về mà vừa nhiễu quanh Phật rồi đi trở lui?
Đáp: Do nhờ thần lực Bát-nhã nên bị hàng phục từ chỗ xa, suy nghĩ rằng: Oai đức của Phật chúng rất lớn, chúng ta đi tới đó, luống tự mình bị khổ nhục, không thành được gì, nếu chúng ta vừa trông thấy Phật, bỏ đi ngay, người đời sẽ cho chúng ta khiếp nhược, đã đến Phật mà đi về không, vì vậy trá hiện điệu bộ cúng dường đi quanh Phật, rồi trở lại đường cũ mà đi.
Xá-lợi-phất xưa vốn là Phạm-chí, thấy các ngoại đạo ở chỗ xa mà bỏ đi, tâm hơi thương xót, không thể vì việc nhỏ mà ngoại đạo đến rồi đi như vậy, nên vào Tam-muội tìm hiểu, nghĩ rằng: Các ngoại đạo này vì nhân duyên gì mà đến,
* Trang 656 *
rốt cuộc không mong được độ, mà đi trở về không. Phật bảo đó là do thần lực Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất suy nghĩ: Phật dùng Bát-nhã ba-la-mật tế độ hết mọi việc, cớ sao khiến các ngoại đạo này đi trở về không?
Phật biết ý nghĩ của Xá-lợi-phất, bảo Xá-lợi-phất rằng: Các Phạm-chí ấy cho đến không có một tâm niệm thiện, chỉ mang ác ý, tà kiến dính tâm, muốn tìm định tướng các pháp, thế nên không thích hợp được độ. Thí như bệnh chắc chắn chết tuy có lương y, thần dược mà không thể cứu khỏi.
Này Xá-lợi-phất! Khi thuyết Bát-nhã ba-la-mật không phải chỉ có Phạm-chí, mà tất cả người thế gian mang ác tâm đi đến, cũng không thể tìm chỗ tiện lợi để phá, vì sao? Vì tất cả chư Phật, chư Bồ-tát và chư thiên thường thủ hộ Bát-nhã, vì cớ sao? Vì chư Phật, Bồ-tát, trời, người nghĩ rằng: Chúng ta đều từ Bát-nhã sinh. Ma đến muốn nạn vấn phá hoại cũng như vậy.
Lúc ấy, các Thiên tử trong hội, trước chỉ nghe nói công đức Bát-nhã, nay mới thấy sự chứng nghiệm nên tâm rất hoan hỷ, hóa ra các hoa cúng dường và nguyện rằng: Nguyện Bát-nhã ba-la-mật trụ lâu ở cõi Diêm-phù-đề. Việc này như dưới đây nói rộng. Phật liền ấn khả.
Chư thiên ở trước Phật tự thề: Hành giả nếu nghe, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, chúng tôi thường thường thủ hộ, vì sao? Vì chúng tôi xem người ấy như Phật, hoặc gần Phật.
* Trang 657 *
Như Phật là thân Pháp tánh trú địa vị bất thối, được vô sinh pháp nhẫn, cho đến mười địa.
Gần Phật là nhục thân Bồ-tát hay nói Bát-nhã ba-la-mật và chánh nghĩa nó.
Bấy giờ, Đế-thích do nhân duyên đời trước đã nhóm công đức, trí tuệ, tán thán Bồ-tát ấy, trong đây lại nói nhân duyên sự tán thán.
Trí nhất thiết chủng của chư Phật nên tìm trong Bát-nhã là Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ nên khi được thành Phật, Bát-nhã biến thành Trí nhất thiết chủng, nên nói Trí nhất thiết chủng nên tìm trong Bát-nhã. Phật hay nói Bát-nhã ba-la-mật, nên nói Bát-nhã ba-la-mật nên tìm trong Trí nhất thiết chủng. Thí như sữa biến thành lạc, lìa sữa không có lạc, cũng không được nói sữa chính là lạc. Bát-nhã ba-la-mật biến làm Trí nhất thiết chủng, lìa Bát-nhã cũng không có Trí nhất thiết chủng, cũng không được nói Bát-nhã chính là Trí nhất thiết chủng. Bát-nhã làm nguyên nhân sinh Trí nhất thiết chủng, Trí nhất thiết chủng làm nguyên nhân để nói Bát-nhã. Nhân quả không rời nhau, nên nói không hai không khác.
* Trang 658 *