Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục
56 Mind Only

Realizing that the mind is void, and the scene is still, 
you will go beyond the holy and unholy.
If your thought clings to scenes, sensations will arise, 
and ten thousand fetters will restrain you. 
The heavenly beings, human beings 
and all phenomena are ultimately in here.
The ‘I’ and the others are just one – originally, the mind only.
THONG VINH (circa 19th century)

(COMMENT: The scene is still? How can we know and experience that the scence is quiet, silent, soundless, and transquil? The world always has some noise. Listen to your mind; you could hear that the mind always makes some noise. 
Nearly thirty years ago, I asked Zen Master Tich Chieu, “Why the Shurangama Sutra says that the existence of all phenomena is the mind nature, and that the mind nature is the existence of all phenomena?”
The Zen master replied, “All the waves are water.”)

56 Duy Có Tâm Thôi

 Tâm không cảnh lặng vượt thánh siêu phàm 
 Ý nhiễm tình sanh muôn mối trói buộc 
 Trời người các pháp trọn tại trong đây 
 Ta người một thể gốc chỉ là tâm. 

 (Tâm không cảnh tịch việt thánh siêu phàm 
 Ý nhiễm tình sanh vạn đoan hệ phược 
 Thiên nhân chư pháp tận tại kỳ trung 
 Bỉ ngã nhất thể nguyên bản duy tâm.) 
Đại Sư THÔNG VINH – 19 th century – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Cảnh vắng lặng? Làm sao chúng ta có thể biết và kinh nghiệm rằng các cảnh vẫn đang vắng lặng, im lặng, vô thanh, và tịch mịch? Thế giới luôn luôn có vài tiếng động. Hãy lắng nghe tâm của bạn; bạn có thể nghe rằng tâm luôn luôn gây ra vài tiếng động.
Gần ba mươi năm trứơc, tôi hỏi Thiền Sư Tịch Chiếu, “Tại sao Kinh Lăng Nghiêm nói rằng toàn tướng tức tánh, và rằng toàn tánh tức tướng?
Thiền Sư trả lời, “Toàn sóng tức nước.”)

57 The Serene Mirror

Serene, serene – that mirror has no shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is not a thing; it is not nothing. 
Tranquil, tranquil – it is emptiness; it is not emptiness. 
NGUYEN THIEU (1648 – 1728)

(COMMENT: The mind nature is serene and luminous; however, the mind nature is not a thing, and not nothing. How can we realize the mind nature? Many Zen masters say that that is gateless, that everyone has to jump into it alone, and that there is no step-by-step to enter it. Why gateless? Because it is originally emptiness, and it is not a thing. Let’s suppose you have meditated for a long time, and now you know how to keep your mind pure and calm, but you could not realize the mind nature. The koan some Zen masters prefer to give you in this case might be “At the top of a 100-foot pole, how can you step forward?”

After practicing breathing meditation for a while, you can feel the breath smoothly coming and going, feel some parts of your body moving accordingly to the spreading breath, see the thought emptying itself when you watch it; now try this approach: listen to the silence. You know that we always hear something, even in city or in forest, the lovely sound or the unpleasant noise. Sometimes we hear from the past we love to recall, the songs we wrote decades ago or the sweet voices of our childhood friends.

Now listen to the silence, to the state of mind before any sound arising. If you hear some weird sound in the head, just ignore it; only listen to the silence before the sound arising. Feel the breath spreading in and out you body, and listen to the silence.

Any sound coming and going is just a state of mind; the silence before the sound is also a state of mind. You are listening to the mind, and you are listening to the nature of listening. The Shurangama Sutra taught this way of meditation. Just listen to the state of mind before the sound arising. This is not different from the Thoai Dau Meditation, or Huatou Meditation, when you observe the mind before any thought arising. Now listen to the silence all day and night. Try it.)

57 Gương Lặng Lẽ

 Lặng lẽ gương không bóng 
 Rỡ rỡ châu chẳng hình 
 Rõ ràng vật phi vật 
 Vắng vẻ không chẳng không.

 (Tịch tịch kính vô ảnh 
 Minh minh châu bất dung 
 Đường đường vật phi vật 
 Liêu liêu không vật không.) 
Thiền Sư NGUYÊN THIỀU (1648 - 1728) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Bản tâm, còn gọi là tự tánh, thì vắng lặng và chiếu sáng; tuy nhiên, bản tâm không phải là một vật, và cũng không phải không có gì. Làm sao chúng ta có thể chứng ngộ bản tâm? Nhiều Thiền Sư nói rằng đây là không cửa, rằng mọi người phải nhảy vào đất này đơn độc, và rằng không có lối đi từng bước để vào. Tại sao không cửa? Bởi vì nó vốn là rỗng rang, và vì nó không phải là một vật gì. Giả thiết rằng bạn đã tập thiền từ lâu rồi, và bây giờ bạn biết cách giữ cho tâm thanh tịnh và bình lặng, nhưng bạn chưa có thể chứng ngộ được bản tâm. Công án mà một số Thiền sư lựa chọn để trao cho bạn trong trừơng hợp này có thể là “Nơi đỉnh đầu sào trăm trượng, làm sao ngươi có thể bước tới trứơc?”

Sau khi thiền tập hơi thở một thời gian, bạn có thể cảm thấy hơi thở dịu dàng đến và đi, cảm thấy một số nơi trong thân chuyển động theo hơi thở đang lan tỏa, thấy niệm tự biến mất khi bạn nhìn tới; bây giờ hãy thử cách này: lắng nghe sự vắng lặng. Bạn biết rằng chúng ta luôn luôn nghe tiếng gì đó, dù trong thành phố hay trong rừng, âm thanh dễ thương hay tiếng ồn khó chịu. Đôi khi chúng ta nghe từ quá khứ mà chúng ta ưa thích nhớ lại, các ca khúc mà chúng ta đã viết nhiều thập niên trứơc hay là giọng nói ngọt ngào của các bạn thời thơ trẻ.

Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng, nghe trạng thái của tâm trứơc khi bất kỳ âm thanh nào khởi dậy. Nếu bạn nghe vài âm thanh kỳ dị trong đầu, cứ bỏ mặc chúng; chỉ lắng nghe sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy. Hãy cảm thấy hơi thở lan tỏa vào và ra thân bạn, và hãy lắng nghe sự vắng lặng.

 
 

Bất kỳ âm thanh nào đến và đi đều chỉ là một trạng thái của tâm; sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy cũng là một trạng thái của tâm. Bạn đang lắng nghe tâm, và bạn đang lắng nghe tánh nghe. Kinh Lăng Nghiêm dạy cách thiền tập này. Hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi âm thanh khởi dậy. Pháp này không khác pháp Thiền Tham Thọai Đầu, khi bạn nhìn vào tâm trứơc khi niệm khởi. Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng suốt mọi thời. Hãy tập thử đi.)

58 Practice

You should know that the way of Zen must be asked, investigated and enlightened by yourself, neither by others nor by things.

Layman Pang once asked Zen Master Mazu, “Who is companionless among all phenomena?” 
Mazu said, “After you swallow all the water in West River in one gulp, I will tell you.”

 Is that the answer? Or something marvellous here? Or pointing directly to the person not making friends with all phenomena? Or implying in that the secret not for transmission?

Investigate every bit of that koan, seek to get to the ultimate; don’t distort intentionally, don’t explain wrongly with your own opinion, also don’t throw it all away.

Even busy at work, you should keep your mind on the koan like that; even at leisure time, keep investigating like that. 

Disregard the spot almost-cooked, disregard the spot near-raw; also don’t discuss that “the person going to the ultimate, and the story of the ultimate” is whether one or two, whether existence or non-existence, whether unholy or holy, whether reasonableness or sensibleness, whether secularness or Buddhist dharma. Keep observing your mind like that, then suddenly you would see the mind blossom vastly -- and you will get enlightened profoundly, and laugh joyfully. 
THACH LIEM (circa 17th century)

(COMMENT: Zen Master Thach Liem had a heart of a loving grandmother, and gave very clear instructions on how to do koan practice. Just investigate a koan all day and night. Always keep your mind on the koan, watch it, observe it, investigate it, but don’t cling to any thought. No further comment should be given here.)

58 Thiền Tập

Nên biết rằng thiền đạo quí tự mình tham cầu, tự mình giác ngộ, chẳng phải do ở người khác, do ở sự vật vậy. 

Chẳng thấy Bàng Công hỏi Mã Đại Sư rằng: “Cái người chẳng làm bạn cùng vạn pháp ấy, là người thế nào?” 
Đại Sư nói rằng : “Bao giờ ngươi uống một hơi hết cả nước sông Tây Giang, ta sẽ nói với ngươi.” 

Lời nói ấy, có phải là câu trả lời chăng ? Hay tỏ ra một cơ vi mầu nhiệm gì khác chăng? Hay chỉ thẳng cái người chẳng cùng vạn pháp làm bạn chăng ? Hay có cái bí mật chẳng truyền, ngụ ở trong ấy chăng ? 

Thử đem ra suy gẫm từng lẽ, tìm cho đến cứu cánh; chẳng khá xuyên tạc một cách cưỡng ép, đem ý thức riêng mà giải nghĩa quấy quá, lại chẳng nên nhất thiết bỏ qua; 

nên làm sao trong bận rộn cũng cứu cánh như thế, nhàn hạ cũng cứu cánh như thế, dầu gặp cảnh nghịch bế tắc chẳng thông cũng cứu cánh như thế; mặc kệ chỗ sống gần chín, chỗ chín gần sống, lại chớ bàn đến “con người đi đến cứu cánh và câu chuyện cứu cánh” ấy là một là hai, là có là không, là phàm là thánh, là lý là tình, là đời là phép Phật; dụng tâm đến đó, rồi bỗng nhiên trong trí mở mang rộng rãi, đại giác ngộ và cười xòa lên.
THẠCH LIÊM (~ 17th century) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Thiền Sư Thạch Liêm có quả tim của một bà cụ yêu thương con cháu, và đã cho hướng dẫn rõ ràng về cách tập thiền công án. Hãy khảo sát một công án súôt mọi thời. Luôn luôn chú tâm vào công án, nhìn nó, quan sát nó, khảo sát nó, nhưng đừng dính vào bất kỳ niệm nào. Không nên đưa thêm lời bình nào nơi đây.)

59 Going Home

Over seventy years in this realm, 
living harmoniously with emptiness and existence, 
I now fulfill the vow, prepare to go home, 
and don’t need to ramble about for the way of Patriarchs.
LIEU QUAN (? – 1743)

(COMMENT: When you realize the true nature of phenomena, you see that emptiness and existence are inseparable. Living harmoniously with emptiness and existence is indeed living with the realization that emptiness is inseparable from existence.
From that realization, wisdom arises along with compassion, and you understand that wisdom is inseparable from compassion. You are inseparable from the world.

Buddha says that we all have had countless lives, and that we and all sentient beings have been former relatives in some ways. In another explanation, we should see that all beings have been our fathers or mothers in previous lives. 

Think of that, have that feeling, see that feeling spreading throughout your body and the world, and wish for all beings to be happy and liberated.) 

59 Về Nhà

 Hơn bảy mươi năm ở cõi này, 
 Không không sắc sắc thảy dung thông 
 Hôm nay nguyện mãn về quê cũ 
 Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông. 

 (Thất thập dư niên thế giới trung 
 Không không sắc sắc diệc dung thông 
 Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý 
 Hà tất bôn man vấn tổ tông.)
Thiền Sư LIỄU QUÁN (? - 1743) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Khi bạn nhận ra tánh thật của vạn pháp, bạn thấy rằng Không và Có không hề tách rời nhau. Sống hòa hợp với Không và Có thực sự là sống với chứng ngộ rằng Tánh Không thì không hề lìa xa cái Đương Hữu, cái Đương Thể.
Từ chứng ngộ đó, trí tuệ khởi lên cùng với từ bi, và bạn hiểu rằng trí tuệ thì không tách rời từ bi. Bạn không hề tách rời với thế giới.

Đức Phật nói rằng chúng ta đều đã từng trải qua vô lượng kiếp, và rằng chúng ta và tất cả chúng sinh nguyên là quyến thuộc xa xưa trong cách nào đó. Trong một giải thích khác, chúng ta nên xem rằng tất cả chúng sinh đã từng là cha hay là mẹ chúng ta ở các kiếp trứơc.

Hãy nghĩ như thế, hãy có cảm giác như thế, hãy thấy cảm giác đó lan tỏa tòan thân chúng ta và khắp thế giới, và hãy ước nguyện cho tất cả chúng sinh hạnh phúc và được giải thóat.)

60 Six Words

Sitting still on Dai Hung Mountain so many years, 
my body is ending; but truly the way is not.
Holding the six words constantly, being preordained, 
I now pass them on to future generations, revealing the way of Zen.
PHO TINH (circa 19th century)

(COMMENT: Nowadays, a majority of Vietnamese Buddhists practice the Pure Land teachings, keep “holding the six words” -- reciting the name of Amitabha Buddha and wishing to be reborn in the Pure Land. Many of them practice together Zen and the Pure Land. Is Zen different from the Pure Land school? The debate is still going on. Some, including Zen Master Pho Tinh, say the two schools are not different.) 

(To be continued)

60 Sáu Chữ

 Nhiều năm ngồi tịnh núi Đại Hùng 
 Quả thật thân cùng đạo chẳng cùng 
 Sáu chữ chuyên trì thân thọ ký 
 Truyền mãi đời sau sáng Tổ tông. 

 (Kinh niên tĩnh tọa Đại Hùng phong 
 Thật thị thân cùng đạo bất cùng 
 Lục tự chuyên trì thân thọ ký 
 Lưu truyền hậu thế hiển tông phong.)
Đại Sư PHỔ TỊNH (circa 19th century) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Hiện nay, đa số Phật Tử Việt Nam tu theo pháp Tịnh Độ, liên tục “thọ trì sáu chữ” – niệm danh hiệu Phật A Di Đà và nguyện sinh vào cõi Tịnh Độ. Trong đó, nhiều người song tu cả Thiền Tông và Tịnh Độ. Có phải Thiền khác với Tịnh Độ? Cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn. Một số vị thầy, trong đó có Thiền Sư Phổ Tịnh, nói rằng hai tông phái này không khác gì nhau.)

61 The Mind Seal

The mind seal of Buddhas is unfeigned, encompassing the universe, neither deficient nor excessive, neither going nor coming, neither gaining nor losing, neither one nor difference, neither infinite nor finite, having nowhere to arise or vanish, and neither far apart nor close by. It is grudgingly named like that, just only for comparison with unreal circumstances.

TỲ-NI-ĐA-LƯU-CHI (VINITARUCI) (? - 594)

(COMMENT: We came to this world, and will be gone some day. Millions of children around the world are suffering from hunger and abuse, while other millions enjoy the luxury and comfort. The suffering is real. Then, what is companionless among all those phenomena? What is unmoving while we come and go? Could we swallow all the water in a river in one gulp to have the answer?

Look at the river: the waves arise and vanish, but the nature of water is unmoving; the waves constinuously transform into countless forms, but the wetness always encompasses all them. Look at the mirror: the images appear and disappear, but the nature of mirror is unmoving; the images constinuously transform into countless forms, but the luminousness always encompasses all them. Look at that and feel that, with all things in front of your eyes, and with all feelings in your body.

If you think that explanation is too abstract, you can try something more concrete. You know, Zen should be fun. Now relax, breathe gently, and feel the breaths coming and going. Feel that. Gently feel the breaths coming and going. Try to see as an outsider that the body, not your body, is breathing, while the breath is transforming endlessly. You would feel that the breath becomes one with your body, and then later the breath becomes one with your body and your mind. 

Now you feel that you are the river and all the waves; also you feel you are the mirror and all the images. You feel that the breath is tranforming endlessly, and your body and your mind too. You feel that you have no self at all, and you are changing constinuously. The question here is: what is unmoving alongside all the waves and images?
Now watch your mind: thought comes and goes, tranforming endlessly. Now see the mind seal – unborn, uncreated, undying.)

61 Tâm Ấn

Tâm ấn của chư Phật, không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa, mà chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi.

TỲ-NI-ĐA-LƯU-CHI (VINITARUCI) (? - 594) - Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Chúng ta tới thế giới này, và sẽ có ngày ra đi. Hàng triệu trẻ em khắp thế giới đang thọ khổ vì đói và lạm dụng, trong khi nhiều triệu người khác hưởng dụng xa hoa và tiện nghi. Đau khổ có thực. Vậy, pháp gì không cùng muôn pháp làm bạn? Pháp gì bất động trong khi chúng ta tới và đi? Chúng ta có thể hớp một ngụm cạn hết dòng sông để có câu trả lời không? 

Hãy nhìn dòng sông: các đợt sóng khởi lên và biến mất, nhưng tánh của nước vẫn bất động; sóng liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh ướt luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vào gương: ảnh hiện ra và biến đi, nhưng tánh của gương vẫn bất động; ảnh liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh sáng luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vạn pháp trứơc mắt bạn, và hãy cảm nhận như thế, với tất cả cảm xúc trong tòan thân của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng giải thích như thế quá trừu tượng, bạn có thể thử nghiệm cụ thể hơn như sau. Bạn biết, Thiền nên là vui chứ. Bây giờ hãy thỏai mái, thở dịu dàng, và hãy cảm nhận hơi thở vào và ra. Hãy cảm nhận như thế. Hãy dịu dàng cảm nhận hơi thở đến và đi. Hãy thử thấy như một người đứng ngòai nhìn vào thân, như không còn là thân của bạn, đang thở, trong khi hơi thở chuyển hóa không ngưng nghỉ. Bạn sẽ cảm nhận rằng hơi thở trở thành một với thân của bạn, và rồi hơi thở trở thành một với thân và tâm của bạn.

Bây giờ bạn cảm nhận rằng bạn là dòng sông và là tòan bộ sóng; bạn cũng cảm nhận rằng bạn là gương và là tòan bộ ảnh. Bạn cảm nhận rằng hơi thở đang chuyển hóa không ngưng nghỉ, và thân bạn và tâm bạn cũng như thế. Bạn cảm nhận rằng bạn không có tự ngã nào cả, và bạn đang thay đổi liên tục. Câu hỏi tới đây là: cái gì bất động xuyên suốt tất cả sóng và ảnh?
Bây giờ hãy nhìn tâm bạn: niệm đến và đi, chuyển hóa không ngưng nghỉ. Bây giờ hãy nhìn vào dấu ấn của tâm– bất sinh, vô tác, bất diệt.)

62 This Land, This Mind

People elsewhere rumor, falsely say our Patriarch came from the West.

It is true that the Patriarch transmitted the Eye Treasure of Dharma, named it Zen, and foresaw it as a flower with five petals and countless seeds.

It is true that tens of thousands of auspicious people have fathomed the secret words, practiced the teachings of mind, and realized the originally spontaneous purity.

The West is this land; this land is the West. 
Oh -- anciently and now, the sun and the moon; 
anciently and now, the mountain and the river. 

It’s wrong to touch it [this land or this mind]; thus Buddha will be misunderstood.
Such a tiny mistake leads to hundreds, thousands of losses.

You should observe skillfully; don’t deceive future generations. Otherwise you ask me, the answer is that I originally have no words.

VÔ NGÔN THÔNG (? - 826)

(COMMENT: Did Zen Master Vo Ngon Thong say a lot of words, or without any word? Did Buddha say a lot of words, or without any word? The name Vo Ngon Thong means “Understanding without a word.” You should try that way.
Listen to your mind. Listen gently to your mind right now. You would hear some voices, some sounds, some noises. When you hear something, you know you are hearing the manifestation of the mind. All the sounds from the birds, the cars, the winds, and so on are all your mind. Also, all the sounds from your memories, your imaginations, your dreams, and so on are all your mind. Listen. Breathe in and out gently, and listen to the mind. 
You might remember the koan that asks about your face before you were born. You can try another version: listen to where before a sound arises; listen to your mind before it manifests. Try that. Don’t say that it ever has a sound or a word.) 

62 Đất Này, Tâm Này

Các nơi đồn đại 
 Dối tự huyên truyền 
 Rằng Thủy Tổ ta 
 Gốc từ Tây Thiên. 

 Truyền pháp Nhãn tạng 
 Gọi đó là Thiền 
 Một hoa năm cánh 
 Hạt giống liên miên. 

 Thầm hợp lời mật 
 Muôn ngàn có duyên 
 Đều gọi tâm tông 
 Thanh tịnh bản nhiên. 

 Tây Thiên cõi này 
 Cõi này Tây Thiên 
 Xưa nay nhật nguyệt 
 Xưa nay sơn xuyên. 

 Chạm đến thành trệ 
 Phật tổ thành oan 
 Sai đó hào ly 
 Mất đó trăm ngàn. 

 Ngươi khéo quán sát 
 Chớ lừa cháu con 
 Ngay như hỏi ta 
 Ta vốn không lời. 

 Chư phương hạo hạo 
 Vọng tự huyên truyền 
 Vị ngô thủy tổ 
 Thân tự Tây thiên. 
 Truyền pháp nhãn tạng 
 Mục vị chi thiền 
 Nhất hoa ngũ diệp 
 Chủng tử miên miên. 
 Tiềm phù mật ngữ 
 Thiên vạn hữu duyên 
 Hàm vị tâm tông 
 Thanh tịnh bản nhiên. 

 Tây Thiên thử độ 
 Thử độ Tây Thiên 
 Cổ kim nhật nguyệt 
 Cổ kim sơn xuyên. 
 Xúc đồ thành trệ 
 Phật tổ thành oan 
 Sai chi hào ly 
 Thất chi bách thiên. 
 Nhữ thiện quán sát 
 Mạc trám nhi tôn 
 Trực nhiêu vấn ngã 
 Ngã bổn vô ngôn.) 

VÔ NGÔN THÔNG (? - 826) - Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Có phải Thiền Sư Vô Ngôn Thông đã nói nhiều lời, hay không một lời? Đức Phật đã nói nhiều lời, hay không một lời? Tên ngài Vô Ngôn Thông mang ý nghĩa “Hiểu biết không qua lời nói.” Bạn nên thử cách này.
Hãy lắng nghe tâm bạn. Hãy dịu dàng lắng nghe tâm bạn ngay lúc này. Bạn có thể nghe ra vài giọng nói, vài âm thanh, vài tiếng ồn. Khi bạn nghe ra một tiếng nào, bạn biết bạn đang nghe tâm hiển lộng. Tất cả âm thanh từ những con chim, những chiếc xe, gió thổi, và vân vân đều là tâm bạn. Thêm nữa, tất cả những âm thanh từ trí nhớ của bạn, từ tưởng tượng của bạn, từ giấc mơ của bạn, và vân vân đều là tâm bạn. Hãy lắng nghe. Hãy thở vào và ra dịu dàng, và lắng nghe tâm.
Bạn có thể nhớ tới công án hỏi về khuôn mặt của bạn trứơc khi bạn sinh ra đời. Bạn có thể thử một phiên bản khác: hãy lắng nghe nơi trứơc khi một âm thanh khởi lên; hãy lắng nghe tâm bạn trứơc khi nó hiển lộng. Hãy thử như thế. Đừng nói rằng nó có một âm thanh hay một chữ nào.)

63 Fire

There is fire in the wood.
The fire is there, then the fire is born.
If you say the wood has no fire, 
how could you make fire by friction?

KHUÔNG VIỆT (933 - 1011)

(COMMENT: Fire in the wood? Some Zen masters prefer to say that you have been a Buddha since long, long time ago.) 

63 Lửa

 Trong cây sẵn có lửa, 
 Có lửa, lửa lại sanh. 
 Nếu bảo cây không lửa, 
 Cọ xát làm gì sanh. 

 (Mộc trung nguyên hữu hỏa, 
 Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh. 
 Nhược vị mộc vô hỏa, 
 Toản toại hà do manh.) 

Đại Sư KHUÔNG VIỆT (933 - 1011) - Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Lửa trong cây? Một số Thiền Sư lại thích nói rằng bạn đã từng là một vị Phật từ khi thật xa xưa lắm vậy.)

64 The Rise and Decline

Human body is like a lightning flash, appearing then disappearing.
All trees bloom in the spring, then decay in the autumn.
Live accordingly with the rise and decline, and have no fear.
The rise and decline – just like a drop of dew on a blade of grass.

VẠN HẠNH (? - 1018)

(COMMENT: See your body as a vehicle, and know that it will wear out over time. Buddha says in The Dhammapada that the body grows old and decays, but the Dhamma does not. You should believe in Buddha, and live the undying Dhamma with your whole body and mind. Keep trying this constantly: feel the Dhamma with your whole body, breathe in and out with the Dhamma, shower your whole body and mind with the Dhamma. Then you will have no fear. How can we feel the Dhamma? Watch your mind constantly, and feel the whole life around. See your mind just like an ox. Meditation is like taming an ox, but you don’t need to tame anything; just watch the ox constantly. You know you see the mind when a thought arises. Until you see the ox has no head, no body, and no tail, then you know how to feel the Dhamma. Try that.)

64 Thạnh Suy

 Thân như bóng chớp có rồi không, 
 Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng, 
 Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi, 
 Thạnh suy như cỏ hạt sương đông. 

 (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô 
 Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô, 
 Nhậm vận thạnh suy vô bố úy 
 Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.) 

Thiền Sư VẠN HẠNH (? - 1018) - Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Hãy nhìn thân bạn như một cỗ xe, và biết rằng nó sẽ hư mòn với thời gian. Đức Phật nói trong Kinh Pháp Cú rằng thân già đi và hư họai, nhưng Chánh Pháp không như thế. Bạn hãy tin vào Đức Phật, và hãy sống Chánh Pháp bất diệt với trọn thân tâm của bạn. Hãy thử cách này liên tục: hãy cảm nhận Chánh Pháp với tòan thân, hãy thở vào và ra với Chánh Pháp, hãy tắm gội trọn thân tâm bạn với Chánh Pháp. RồI bạn sẽ không sợ hãi gì. Làm sao chúng ta có thể cảm nhận Chánh Pháp? Hãy nhìn vào tâm liên tục, và hãy cảm nhận toàn bộ đời sống quanh bạn. Hãy thấy tâm như một con trâu. Thiền định thì hệt như thuần hóa trâu, nhưng bạn không cần phải thuần hóa gì cả; hãy quan sát con trâu này liên tục. Bạn biết là bạn thấy tâm khi một niệm khởi lên. Cho tới khi nào bạn thấy con trâu không đầu, không mình, và không đuôi, thì bạn biết cách cảm nhận Chánh Pháp. Hãy thử như thế.)

65 Illusory

Originally there is no place [for the six senses dwelling].
Any place is true dharma.
True dharma is thus illusory.
Illusory existence is not nothing.

ĐỊNH HƯƠNG (? - 1051)

(COMMENT: If you say that you are living in a dream, then what is outside this dream? Is this world illusory? Don’t try to answer that question. Just practice hard, and don’t mind anything else. Buddha said, “I am awake.” We are not awake yet, so we should leave that question for Buddha.)

65 Huyễn

Xưa nay không xứ sở 
 Xứ sở là chân tông, 
 Chân tông như thế huyễn 
 Huyễn có là không không. 

 (Bản lai vô xứ sở 
 Xứ sở thị chân tông 
 Chân tông như thị huyễn 
 Huyễn hữu tức không không.)

Trưởng Lão ĐỊNH HƯƠNG (? - 1051) - Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Nếu bạn nói bạn đang sống trong một giấc mơ, thì cái gì ở ngòai giấc mơ này? Có phải thế giới này là huyễn? Đừng cố gắng trả lời câu hỏi đó. Hãy tinh tấn tu tập, và đừng bận tâm gì khác. Đức Phật nói, “Ta đã tỉnh thức.” Chúng ta chưa tỉnh thức, do vậy nên để câu hỏi này lại cho Đức Phật.

Xem mục lục