Tên thường gọi: Thiền viện Thường Chiếu
Thiền viện tọa lạc tại số 001, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện ở bên trái đường Quốc lộ 51, giữa cây số 76 – 77, cách TP. Biên Hòa 44km, cách thị trấn Long Thành 14km. ĐT: 061.841071, 061.841079. Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông.
Thiền viện mang tên một danh tăng thời Lý. Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203) họ Phạm, quê làng Phù Ninh. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Cao Tông, sau từ quan, xuất gia ở chùa Tịnh Quả, thuộc đời thứ 12, dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Trên một khu đất rộng 52 hecta do mẹ con bà Huỳnh Thị Nhơn cúng dường để xây dựng các tự viện ở Long Thành, Thiền viện Thường Chiếu có diện tích 13 hecta, do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập vào năm 1974.
Hòa thượng Thích Thanh Từ tên Trần Thanh Từ, sinh năm 1924 ở Trà Ôn, Cần Thơ (nay là Vĩnh Long). Ngài xuất gia năm 1949 tại chùa Phật Quang ở rạch Bang Chang, Thiện Mỹ, Trà Ôn. Bổn sư của ngài là cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hiện nay, Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là một Thiền sư giảng sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam suốt 35 năm, từ năm 1970.
Điện Phật thiền viện kiến lập năm 1986, tháp chuông dựng năm 1988. Thiền viện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện khang trang vào năm 1994 dựa trên bản vẽ thiết kế của nhóm kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam. Tường xây gạch, cột bê tông cốt thép giả gỗ, mái cổ lầu lợp ngói. Tượng đức Bổn sư Thích Ca tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu, tôn trí ở án giữa Phật điện do nghệ nhân Minh Dung thực hiện. Thiền viện cho mở rộng tổ đường năm 1998.
Từ ngoài vào, các công trình xây dựng chính của thiền viện được bố trí như sau: Qua cổng tam quan là ngôi chánh điện và tổ đường. Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống; hai bên và phía sau có các công trình: Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư, trai đường, nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá…
Trụ trì thiền viện từ năm 1975 đến năm 1980 là Thượng tọa Thích Nhật Quang, từ năm 1980 đến năm 1989 là Thượng tọa Thích Thiện Phát, và từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Nhật Quang. Thượng tọa còn đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai.
Thiền viện tổ chức các vị tăng tu học theo tinh thần thiền tông thời Trần. Đây là đường lối tu tập do sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông sáng lập, nhấn mạnh ở sự tu tập nội tâm, đưa đến thanh tịnh hóa bản thân, khiến lòng không còn vướng bận ngoại cảnh thì tự tánh hiển lộ. Đây cũng là phương pháp thực tiễn tu tập ba pháp học Giới, Định, Tuệ phù hợp với giáo lý nguyên thủy được Thiền tông thời Trần ứng dụng. Nay được Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khởi xướng khôi phục và duy trì những đặc điểm của Thiền tông Việt Nam trong việc tu tập của tăng, ni tại thiền viện Thường Chiếu, thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt, Lâm Đồng), thiền viện Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh) cùng nhiều thiền viện khác như: thiền viện Chơn Không, thiền viện Liễu Đức, thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu…
Tại thiền viện có tổ chẩn trị y học dân tộc điều trị miễn phí cho khoảng 300 bệnh nhân mỗi ngày ở khắp nơi về chữa bệnh.
Lễ giỗ tổ hằng năm được thiền viện tổ chức trọng thể vào hai ngày 19 và 20 tháng 12 (âm lịch).
Thiền viện Thường Chiếu là một trung tâm thiền học nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam. Hằng năm, thiền viện đã đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, sinh hoạt, chiêm bái…
Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh
Không có niềm vui nào lớn hơn cảm thấy mình là người sáng tạo. Vinh quang của đời sống được biểu lộ bằng sự sáng tạo. _ Henri Bergson🌞 Nơi nào có
_Thì cũng thấy tâm bên trong và tâm bên ngoài, vấn đề là mình có thấy được tâm mình trong từng phút giây không? Mà khi mình thấy nó, là người chứng
Vĩnh Phúc: Truyền quán đảnh A Di Đà tại Tịnh viện Vân SơnNgày 15/04/2013, Đức Nhiếp Chính Vương cùng Tăng đoàn Truyền thừa quang lâm đến Tịnh Viện Vân Sơn-Tam Đảo. Tịnh
Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Nam(Phunutoday) - Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt