Tin Tức (680)


Ngài Lạt ma Dhakpa Tulku Rinpoche thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai

14,092

Cung nghinh Ngài Lạt ma Dhakpa Tulku Rinpoche

Tại buổi tiếp đón phái đoàn TT.Thích Huệ Thông – Phó ban Thường trực BTS đánh giá cao chuyến viếng thăm của phái đoàn đến Việt Nam lần này. thượng tọa cũng thông tin đến phái đoàn về những hoạt động Phật sự của Bình Dương trong năm nay và không khí đón mừng đại lễ Phật đản PL2554.

 

 

Đông đảo Phật tử đất Thủ đón Ngài Dhakpa Tulku Rinpoche

 

 

Đáp lại Ngài Dhakpa Tulku Rinpoche chân thành cảm ơn BTS tỉnh Bình Dương đã dành thời gian đón tiếp phái đoàn và cho rằng dù khác nhau ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán nhưng chư Tăng Ni đều giống nhau việc áp dụng giáo lý của Đức Bổn Sư vào để chuyển hóa thân tâm con người, làm lợi ích cho chúng sanh.

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche được xác nhận là hóa thân Ngài Gaden Tripa Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49 - vị lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng. Từ nhỏ Ngài đã thể hiện được khả năng hơn người của mình khi 10 tuổi vào học viện Sera Mey. Năm 26 tuổi Ngài đậu thứ hạng cao nhất trong cuộc khảo sát Geshe. Đến năm 1962, Ngài được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chỉ định làm Tu viện trưởng đầu tiên của Tu viện Sera Mey ở hải ngoại. Một tu viện lớn của Ấn Độ thời bấy giờ tại hải ngoại, lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.

 

WTKP (5).JPG

TT. Thích Huệ Thông phát biểu chào mừng

WTKP (6).JPG

Sau buổi tiếp đón, Ngài Rinpoche sẽ lưu trú tại Bình Dương 2 ngày để thuyết giảng và giới thiệu về Quan Âm Bồ Tát đồng thời làm lễ cầu nguyện quốc thái dân an trước khi thăm Thành hội Phật giáo TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu.

Tin, ảnh: Thái An, Hạnh Ý

Nguồn: giacngo.vn

Scaned by Thị Đức

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche
Nguyên tác: “Venerable Dhakpa Tulku Rinpoche”
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

DHARPA_TULKU2_521219807

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche được xác nhận là hóa thân của Gaden Tripa (1) Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49 – vị lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng. 

Thân mẫu ngài là Shelo Dolma đã hạ sinh ngài năm 1926 tại Kongpo, miền nam Tây Tạng. Khi ngài được năm tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã xác nhận ngài là hóa thân của Gaden Tripa Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49. Sau khi được xác nhận không lâu, ngài được đưa tới Lhasa để làm lễ đăng quang, có cha mẹ và những vị trợ tá trong đời trước của ngài đi cùng. 

Sau đó ngài trở về Tu viện riêng Dhakpa Namdol Ling ở Meldro Gungkar, phía bắc Lhasa, ở đó ngài nhận những giới nguyện Sa Di và bắt đầu học thuộc lòng những bài cầu nguyện đầu tiên của ngài. Khi Dhakpa Rinpoche được mười tuổi, ngài tới Học viện Sera Mey và trải qua mười sáu năm ở đó để nghiên cứu triết học Phật giáo. Năm 26 tuổi, ngài thành công trong kỳ khảo sát Geshe và nhận thứ hạng cao nhất là Lharampa Geshe. Năm 1952, Rinpoche vào Học viện Mật thừa Gyuto và trải qua bảy năm nghiên cứu toàn bộ các nghi lễ Mật thừa, nhận thứ hạng Ngagrampa trong các Nghiên cứu Mật thừa. Ngài tới Ấn Độ năm 1959. 

Năm 1962, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chỉ định Đức Dhakpa Rinpoche là Tu viện trưởng Tu viện Sera Mey, Tu viện trưởng đầu tiên của Tu viện Sera Mey ở hải ngoại. Rinpoche đảm nhiệm chức vụ Tu viện trưởng trong ba năm nhưng bởi sức khỏe không tốt nên ngài đã rời Tu viện và tới miền đông bắc Ấn Độ để điều trị tại Kalimpong. Trong thời gian ở Kalimpong, nhiều người Tây Tạng ở địa phương đã tạo được mối nối kết chặt chẽ với Rinpoche nhờ những giáo lý và gia hộ tâm linh của ngài. Cho tới năm 1990 Rinpoche đã sống một cuộc đời hết sức trầm lặng ở Kalimpong và dùng hầu hết thời gian để nhập thất và thiền định. Mặc dù Rinpoche là một trong những vị Thầy tâm linh cao quý và quan trọng nhất sống ở Ấn Độ, nhưng bởi bản tánh khiêm tốn và những thực hành cá nhân của ngài nên ngài ít được bên ngoài biết tới. Tuy nhiên, trong thực tế ngài là một trong những vị Thầy vô cùng hiếm hoi hộ trì các giáo lý từ những dòng truyền thừa bí mật, quan trọng và quý báu bậc nhất mà ngài đã nhận lãnh từ Pabongka Rinpoche và nhiều Lạt ma hóa thân chứng ngộ cao cấp khác ở Tây Tạng. Trong suốt đời ngài, Rinpoche đã tích cực tìm kiếm giáo lý từ các Đạo sư tâm linh của những truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác, khiến cho sự hiểu biết và giáo lý của ngài càng thêm phong phú. Hiện tại, ngài đang trao truyền tất cả những giáo lý bí mật này cho các Lạt ma và Geshe trẻ tuổi trước khi ngài quá già. Vì thế, Rinpoche được khẩn cầu trao truyền tất cả những giáo lý và những nhập môn Mật thừa khác cho các Rinpoche trẻ ở Tu viện Sera Mey, là nơi ngài an cư ba tháng mỗi mùa đông. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tán thán Dhakpa Rinpoche về sự dâng hiến các thực hành và bố thí Pháp của ngài.

Nguyên tác: “Venerable Dhakpa Tulku Rinpoche”
http://www.fpmt.org/teachers/lineage_lamas/dhakpa_rinpoche.asp

Chú thích: 
(1) Gaden Tripa: vị Hộ trì Pháp tòa Gaden, người lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng. 

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Scan and Edited by Thị Đức (Thủ dầu Một BD ngày 01/07/2010)

 

14,092

KINH NGHIỆM TÁNH KHÔNG

_Khi mà mình nói về bản tâm đó thầy, các kinh điển mô tả nó rỗng lặng, trong sáng, thanh tịnh, và nhiều phản ứng tốt đẹp, và mình tu tập trên

742
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014 TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾNĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014 TẠI VIỆT NAM Chủ đề: "PHẬT GIÁO GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH TỰU CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC" (Buddhist Perspective towards

20,316
Bát Nhã và Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã và Bát Nhã Tâm KinhBát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh là một cuốn Kinh rất phổ cập trong mọi giới Phật Tử. Các Tông phái như Thiền Tông,

18,920
HẾT LỜI

Thứ nhất, mình phải tin là mình luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác, chẳng qua là mình bỏ lơ nó thôi, mình chạy lung tung chớ luôn luôn có một chánh

744
HÀNH GIẢ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA TÂY TẠNG CÓ THỂ DẠY TA ĐIỀU GÌ VỀ CUỘC ĐỜI

Milarepa là ai? Kẻ sát nhân  Milarepa sinh năm 1052 trong một gia đình giàu có ở xứ tuyết Tây Tạng. Cha ngài mất khi ngài còn nhỏ và bởi không có

14,938
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,473
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,880
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,795
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,607
Chùa Việt
Sách Đọc