Tin Tức (680)


ĐỨC LIÊN HOA SANH VÀ HAI MƯƠI LĂM ĐỆ TỬ

18,677

ĐỨC LIÊN HOA SANH VÀ HAI MƯƠI LĂM ĐỆ TỬ

Khi Samye (1) tráng lệ - Tu viện đầu tiên chính yếu của Tây Tạng - được xây dựng, những Đạo sư vĩ đại được thỉnh mời từ Ấn Độ: Đức Padmasambhava, Vimalamitra, Buddhaguhya và những vị khác. Những đệ tử chính người Tây Tạng của các ngài gồm cả các dịch giả Vairotsana và Yudra Nyingpo. Tất cả những Đạo sư, đệ tử, và dịch giả này đã giúp cho Giáo Pháp của Đức Phật phát triển giống như mặt trời mọc. Trong thời đại của các ngài Khyentse, Kongtrul, và Chokgyur Lingpa, hai mươi lăm đệ tử xuất sắc đó của Đức Liên Hoa Sanh từng bao quanh Ngài tại Samye gần một ngàn năm trước đã đồng thời quay trở lại trong những Hoá Thân. Dzongsar Khyentse, một trong những vị Thầy của tôi, đã nói về điều đó: “Hai mươi lăm đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh đã cùng trở lại như một bầy cừu và dê chạy ra khỏi chuồng. Những đệ tử này tái xuất hiện như những Đạo sư với kinh nghiệm, sự chứng ngộ, uyên bác, và thành tựu phi thường. Những đệ tử riêng của các ngài và những đệ tử của những đệ tử ấy cũng đáng kinh ngạc không kém.”
Thực vậy, khắp trong tỉnh Kham và phần còn lại của Tây Tạng, những tulku (tái sinh) của tất cả hai mươi lăm vị đã được nhận ra và được công nhận. Nghịch lý thay, sự nở rộ này là một điềm báo rằng thời đại mà vai trò của Tây Tạng như một phạm vi ảnh hưởng để làm lợi lạc chúng sinh hầu như đã suy tàn.

Vua Trisong Deutsen. Những Hoá Thân Khyentse: Dzongsar Khyentse Chokyi Lodro, Dilgo Khyentse, Alak Zenkar, Dzongsar Khyentse Norbu, Jigme Khyentse, Tulku Hungkar Dorje, Adzom Rinpoche.

Vimalamitra. Những Hóa Thân gần đây gồm có: Khenpo Ngagchung Rinpoche, Dilgo Khyentse.

Bồ Tát Khenpo Shantarakshita. Hóa Thân gần đây gồm có Karmey Khenchen và Trulkshik Rinpoche.

Denma Tsemang (LDAN MA RTSE MANG). Dịch giả Tam Tạng (Kinh, Luật, Luận) Tây Tạng quan trọng lúc ban đầu, thư ký và người sao chép của Vua Trisong Drutsen và Đức Padmasambhava. Cực kỳ điêu luyện trong nghệ thuật viết chữ – bản văn Sanglingma nhắc tới ngài: “Tsemang xứ Denma là người lỗi lạc nhất trong nghệ thuật viết nhanh.” – kiểu thư pháp của ngài vẫn được duy trì tới ngày nay. Sau khi nhận sự truyền dạy Kim Cương thừa từ Đức Padmasambhava, ngài chứng ngộ và thành tựu sự hồi tưởng hoàn hảo. Ngài được coi là người sao chép chính yếu đã chép lại nhiều terma, kể cả Tập hội Các Đấng Thiện Thệ, được nối kết với Tám Giáo lý Sadhana (2). Ngài cũng được mô tả là Denma Tsemang song ngữ, một người trợ giúp cho các dịch giả, ngài được Guru Rinpoche - vua của những giáo huấn xứ Oddiyana - chấp nhận là một đệ tử. Denma Tsewang trở thành người kế thừa chính yếu những giáo huấn thiền định Bổn Tôn Thần chú Phẫn nộ, và phục vụ với tư cách một người sao chép nhiều bản văn viết trên giấy da.” Những Hoá Thân sau này của ngài gồm có các vị Situpa lừng lẫy.

Dorje Dudjom xứ Nanam (SNA NAM PA RDO RJE BDUD ‘JOMS). Một trong những thượng thư của vua Trisong Deutsen, được phái tới Nepal để mời Đức Padmasambhava tới Tây Tạng. Là một mantrika (3) đã đạt tới sự viên mãn trong hai giai đoạn phát triển và thành tựu, ngài có thể bay với tốc độc của gió và đi xuyên qua vật chất cứng rắn. Rigdzin Godem (1337-1408) và Pema Trinley (1641-1718), vị vidyadhara (Trì Minh Vương) vĩ đại của Tu viện Dorje Drak ở miền trung Tây Tạng, là những Hóa Thân của Dorje Dudjom. Dorje Dudjom có nghĩa là ‘Vị Điều phục Bất Hoại của Ma quân.’ Những Hoá Thân gần đây gồm có Lerab Lingpa, Sogyal Rinpoche.

Drokben Khyeuchung Lotsawa. Khiu Chung Lotsawa thuộc bộ tộc Drogmi. Khi còn rất trẻ ngài đã trở thành một dịch giả, vì lý do đó danh hiệu của ngài có nghĩa là “dịch giả bé con.” Ngài nhận những giáo lý từ Guru Rinpoche và sống như một tantrika (4)  gia chủ. Nhờ sự thành tựu năng lực bí truyền, bằng một cử chỉ của những ngón tay ngài có thể triệu tập chim chóc đang bay trên trời. Trong số những Hóa Thân của ngài có Terchen Dudul Dorje (1615-1672), Zhechen Rabjam Tenpe Gyaltsen (1650-1704), Khordong Nuden Dorje (thế kỷ 18-19), Dudjom Lingpa (1835-1904) và Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987). Những Hoá Thân khác gồm có Khordong Terchen Tulku Chhimed Rigdzin, Lho Drikung Ontul Rinpoche, Dudjom Yangsi.

Gyalwa Jangchub xứ Lasum (la gsum rgyal ba byang chub). Một trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên thọ Cụ túc giới từ ngài Shantarakshita. Ngài cực kỳ thông tuệ, đã viếng thăm Ấn Độ vài lần và dịch nhiều Thánh điển. Là một đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava, ngài đã thành tựu siddhi và có thể bay qua bầu trời. Rigdzin Kunzang Sherab, vị sáng lập Đại Tu viện Palyul ở tỉnh Kham, được coi là một trong những Hóa Thân của ngài. Gyalwa Jangchub có nghĩa là ‘Sự Giác ngộ Chiến thắng.’ (Cũng đánh vần là Gyalwa Changchub), đồng-tác giả của Phu nhân của Đức Liên Hoa Sanh. Hóa Thân gần đây là Jamme Lhamchog Tulku.

Gyalwa Choyang. Gyalwa Cho-Yang xứ Nganlam (NGAN LAM RGYAL BA MCHOG DBYANGS). Là một đệ tử của Guru Rinpoche đã đạt được những thành tựu nhờ thực hành Hayagriva và sau này hóa thân là các vị Karmapa. Sinh ra trong bộ tộc Nganlam trong Thung lũng Phen, ngài thọ giới xuất gia từ Shantarakshita trong nhóm bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên. Người ta nói rằng ngài giữ những giới nguyện hết sức trong sạch. Sau khi nhận sự truyền dạy Hayagriva từ Đức Padmasambhava, ngài đã thực hành trong sự cô tịch và đạt được cấp độ của một vidyadhara. Gyalwa Cho-yang có nghĩa là ‘Tiếng nói Siêu phàm của sự chiến thắng.’ Những Hóa Thân gần đây gồm có những vị tulku Karmapa, Karma Chagme, các tulku Chagdud, Sang Ngak Rinpoche, Namkha Drimed.

Gyalwey Lodro xứ Drey (‘BRE RGYAL BA’I BLO GROS). Bắt đầu là Gonpo, một người hầu tin cậy của Vua Trisong Deutsen, ngài trở thành một trong những người Tây Tạng đầu tiên thọ giới xuất gia, có danh hiệu là Gyalwey Lodro, Sự Thông tuệ Chiến Thắng. Ngài trở nên uyên thâm trong việc dịch thuật và đã đạt được thành tựu sau khi nhận sự truyền dạy từ Hungkara (5) ở Ấn Độ. Người ta nói rằng ngài đãviếng thăm xứ của Yama, Thần Chết, và cứu thân mẫu của ngài thoát khỏi các cõi địa ngục. Sau khi nhận những giáo lý từ Đức Padmasambhava, ngài thực hiện một kỳ công là chuyển hóa zombie (người chết sống lại) thành vàng, một số trong đó sau này được khám phá trong các kho tàng terma. Ngài đã thành tựu cấp độ vidyadhara của sự trường thọ và được coi là sống cho tới thời của Rongzom Pandita Chokyi Sangpo (rong zom chos kyi bzang po) (1012-1088) và ban giáo lý cho vị này. Gyalwey Lodro có nghĩa là ‘Trí tuệ Chiến thắng.’

Jnanakumara xứ Nyak. Cũng gọi là Bende Drimey Dashar (BAN DE DRI MED BRDA SHAR). Được hóa thân là những tulku Dabzang Rinpoche.

Kawa Paltsek (SKA BA DPAL BRTSEGS). Đệ tử trực tiếp của Đức Padmasambhava và Shantarakshita; người đóng góp quan trọng cho việc dịch thuật Tam Tạng Tây Tạng và Nyingma Gyubum (6). Sinh trong Thung lũng Phen, ngài trở thành một dịch giả lỗi lạc phù hợp với tiên tri của Đức Padmasambhava, và là một trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên thọ giới xuất gia từ Shantarakshita. Ngài nhận những giáo lý Kim Cương thừa từ Đạo sư vĩ đại Padmasambhava và đạt được sự thấu thị không bị chướng ngại. Kawa là một địa danh và Paltsek có nghĩa là ‘Ngọn Núi Rực rỡ.’

Khandro Yeshe Tsogyal, công chúa xứ Karchen.

Konchog Jungney xứ Langdro, Langdro Lotsawa. Konchok Jungney xứ Langdro (LANG GRO DKON  MCHOG ‘BYUNG GNAS). Lúc đầu ngài là một thượng thư của triều đình Vua Trisong Deutsen, về sau là một trong những đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava và đã đạt được sự thành tựu. Những Đại Terton Ratna Lingpa (1403-1471) và Longsal Nyingpo (1625-1692) được coi là hai vị trong số những Hóa Thân của ngài. Konchok Jungney có nghĩa là ‘Nguồn mạch của Những Bậc Cao quý.’ Những Hóa Thân gồm có Ratna Lingpa, và mới đây là Drubwang Tsoknyi, Kunzang Dechen Lingpa.

Sokpo Lhapal. Padma Lhundrup Gyatso, Hóa Thân của Sokpo Lhapal, là vị trì giữ Pháp tòa thứ hai của Tu viện Palyul. 

Namkhai Nyingpo xứ Nub (GNUBS NAM MKHA’I SNYING PO). Sinh trong miền Nyal Hạ, ngài là một trong những người Tây Tạng đầu tiên thọ giới xuất gia. Là một dịch giả lão luyện, ngài du hành tới Ấn Độ ở đó ngài nhận sự truyền dạy từ Hungkara và đạt được thân trí tuệ bất nhị. Namkhai Nyingpo cũng được coi là một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Khi nhận sự truyền dạy của Tâm Vishuddha (2), ngài có thể bay trên những tia sáng mặt trời. Khi thiền định trong Động Dài Tráng Lệ của Kharchu tại Lhodrak ngài có những thị kiến về nhiều Bổn Tôn và đã đạt được cấp độ vidyadhara của Mahamudra (Đại Ấn). Cuối cùng ngài lên đường tới những cõi linh thánh mà không để lại xác. Namkhai Nyingpo có nghĩa là ‘tinh tuý của không gian.’ Hoá Thân gần đây là Namkha Drimed.

Nanam Zhang Yeshe De (zhang sna nam ye shes sde). Nanam Yeshe, cũng được gọi là Yeshe Dey xứ Nanam (sna nam ye shes sde). Cũng được biết tới là Bandey Yeshe Dey xứ Shang (zhang gi bhan dhe ye shes sde). Là một dịch giả sung mãn của hơn 200 Kinh sách và là một đệ tử của Đức Padmasambhava, tu sĩ uyên bác và thành tựu này có lần đã phô diễn những năng lực kỳ diệu mà ngài đạt được nhờ thông suốt pháp Vajra Kilaya, bằng cách bay vút qua bầu trời như một con chim. Yeshe có nghĩa là ‘sự tỉnh giác nguyên sơ.’ 

Palgyi Dorje xứ Lhalung. Palgyi Dorje (Wangchuk) xứ Lhalung, cũng gọi là Lhalung Palgyi Dorje (LHA LUNG GYI  RDO RJE). Sinh tại Drom Thượng, ngài phục vụ với tư cách một người bảo vệ biên giới nhưng đã phát triển sự từ bỏ và cùng với hai anh thọ giới xuất gia từ ngài Vimalamitra. Ngài nhận giới nguyện Bồ Tát từ Đức Padmasambhava cũng như sự quán đảnh và những giáo huấn khẩu truyền trong Kim Cương thừa. Ngài đã thực hành thiền định trong Hẻm Núi Trắng xứ Tsib và tại Yerpa, ở đó ngài thành tựu pháp di chuyển tự do qua những tảng đá rắn. Những năm về sau ngài ám sát Vua ác Langdharma. Palgyi Dorje có nghĩa là ‘Kim cương Rực rỡ.’ Trong số những Hóa Thân của ngài có những tulku Drubwang Pema Norbu (Penor Rinpoche), Taklung Phakchok, Kusum Lingpa. 

Palgyi Senge xứ Lang (RLANGS DPAL GYI  SENG GE). Phụ thân ngài là Amey Jangchub Drekhol, một mantrika đủ năng lực để sai sử tám loại trời và quỷ ma như những người phục vụ của ngài. Palgyi Senge xứ Lang là một trong tám đệ tử chính (7) của Đức Padmasambhava khi được ban quán đảnh của Tập Hội các Đấng Thiện Thệ. Ngài đã đạt được những thành tựu thông thường và siêu việt tại Paro Taksang nhờ thực hành Người Điều phục Mọi Tinh linh Kiêu ngạo. Các vị Dzogchen Rinpoche được coi là những Hoá Thân của ngài. Palgyi Senge có nghĩa là ‘Sư tử Vinh quang.’

Palgyi Wangchuk xứ Kharchen (MKHAR CHEN DPAL GYI DBANG PHYUG). Trong tiểu sử Sanglingma ngài là thân phụ của Yeshe Tsogyal; ở nơi khác ngài được mô tả là anh của bà. Ngài là một đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava đã đạt được siddhi (thành tựu) bằng thực hành Vajra Kilaya. Palgyi Wangchuk có nghĩa là ‘Bậc Rạng rỡ.’

Palgyi Wangchuk xứ O-Dren (‘O DRAN DPAL GYI DBANG PHYUG). Một học giả và tantrika vĩ đại, ngài đã đạt được siddhi bằng cách thực hành Guru Drakpo, phương diện phẫn nộ của Đức Padmasambhava. Palgyi Wangchuk có nghĩa là ‘Bậc Rạng rỡ.’

Palgye Yeshe (DPAL GYI YE SHES). Sinh ra trong bộ tộc Drogmi, ngài cũng được gọi là Palgye Yeshe xứ Drogmi. Ngài là một dịch giả lão luyện và đã dịch nhiều Kinh điển và tantra sang tiếng Tây Tạng kể cả Tantra Những Bổn Tôn Mẹ Mamo. Ngài đã nhận sự truyền dạy các Bổn Tôn Mẹ từ Đức Padmasambhava và trở thành một mantrika thành tựu.

Rinchen Chok xứ Ma (RMA RIN CHEN MCHOG). Dịch giả Tây Tạng lúc ban đầu, trong số bảy người Tây Tạng đầu tiên thọ giới xuất gia từ Shantarakshita và là người kế thừa chính của Mạng lưới Huyền diệu của Mahayoga. Ngài nổi tiếng trong việc dịch thuật Tinh túy của Tantra Guhyagarbha Bí mật, tantra chính của Mahayoga. Nhờ những giáo lý nhận lãnh từ Đức Padmasambhava, ngài đã đạt được cấp độ của một vidyadhara. Rinchen Chok có nghĩa là ‘Viên ngọc Siêu phàm.’

Sangye Yeshe xứ Nub (GNUBS SANGS RGYAS YE SHES). Một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Padmasambhava, ngài là người kế thừa chính những giáo lý Anu Yoga cũng như  Yamantaka của Mahayoga. Ngoài Guru Rinpoche, những vị Thầy khác của ngài là Traktung Nagpo và Chogyal Kyong xứ Ấn Độ, Vasudhara xứ Nepal, và Chetsen Kye ở xứ Drusha. Ngài đã viếng thăm Ấn Độ và Nepal bảy lần. Khi vua ác Langdharma cố gắng tiêu diệt Phật Giáo ở Tây Tạng, với một cử chỉ duy nhất của bàn tay phải Sangye Yeshe đã làm xuất hiện thật thần diệu một con bọ cạp lớn bằng chín con bò yak khiến nhà vua khiếp sợ. Nhờ đó, vua Langdharma không còn can đảm để khủng bố giáo đoàn Kim Cương thừa là những người mặc y trắng và để tóc dài. Sangye Yeshe có nghĩa là ‘Trí tuệ Phật.’ Những Hóa thân gồm có Tulku Urgyen, Padgyal Lingpa, Adeu Rinpoche, Barway Dorje.

Shuwu Palgyi Senge. Palgyi Senge xứ Shubu (SHUD BU DPAL GYI SENG GE). Là một trong những thượng thư của Vua Trisong Deutsen, thành viên trong số những nhà thương thuyết đầu tiên được phái đi để mời Đức Padmasambhava tới Tây Tạng. Ngài học dịch thuật từ Đức Padmasambhava và đã dịch nhiều giáo lý Mamo, Yamantaka và Kilaya sang tiếng Tây Tạng. Sau khi đạt được những thành tựu nhờ pháp Kilaya và Mamo, ngài có thể tách những hòn đá cuội lớn và phân chia dòng sông bằng con dao găm của ngài. Palgyi Senge có nghĩa là ‘Sư tử Vinh quang.’ Những Hóa Thân của ngài gồm có Đại Terton Mingyur Dorje thuộc truyền thống Namcho, và những tulku Thrangu.

Vairotsana. Dịch giả vĩ đại sống trong triều đại Vua Trisong Deutsen. Là một trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên, ngài được phái sang Ấn Độ để nghiên cứu với Shri Singha. Cùng với Đức Padmasambhava và Vimalamitra, ngài là một trong ba Đạo sư chính yếu mang giáo lý Dzogchen tới Tây Tạng. Những Hóa Thân gồm có các Hóa Thân Kongtrul, Minling Trichen, Zha Deu Trulshik Rinpoche, Shichen Vairo Tulku.

Yeshe Yang xứ Ba (SBA YE SHES DBYANGS). Dịch giả Tây Tạng đã được Đức Padmasambhava tiên đoán. Là người sao chép chính ghi lại những trema của Đức Padmasambhava, ngài là một yogi thành tựu, có thể bay như một con chim tới những cõi linh thánh. Cũng được gọi là Atsara Yeshe Yang. Yeshe Yang có nghĩa là ‘Trí tuệ Du dương.’

Yudra Nyingpo xứ Gyalmo (G.YU SGRA SNYING PO). Một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche; Hóa Thân của Lekdrup xứ Tsang. Sinh trong miền Gyalmo Tsawarong, ngài được Vairochana nuôi dạy và đã đạt được sự viên mãn trong việc học tập và thành tựu du già. Ngài được coi là một trong 108 lotsawa (8) và là một trong những vị trì giữ dòng truyền thừa chính yếu của Bộ phận Tâm của Dzogchen từ đại dịch giả Vairochana. Những Hóa Thân gần đây gồm có Tersey Tsewang Norbu, Jigmey Norbu Rinpoche.

Những đệ tử khác vào thời đó:

Arye Sale, Achrya Salee. Những Hóa Thân gần đây gồm có Namkha Drimed, Jamme Lhamchog Tulku.

Nyangben Tingdzin Zangpo.

Chokro Luyi Gyaltsen là một dịch giả Tây Tạng rất quan trọng lúc ban đầu và một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Padmasambhava. Ngài làm việc rất gần gũi với những Đạo sư vĩ đại Ấn Độ Vimalamitra, Jnanagarbha, Jinamitra, và Surendrabhodhi. Ngài rất quan trọng trong việc duy trì dòng truyền Vinaya (dòng tu sĩ) ở Tây Tạng. Sau khi đạt được sự chứng ngộ tại Chuwori ở miền trung Tây Tạng, ngài trợ giúp Đức Padmasambhava trong việc sao chép và cất dấu những kho tàng terma. Đại terton Karma Lingpa (thế kỷ 14) được coi là một Hóa Thân của Đạo sư vĩ đại này.

Thái tử Damdzin, Yeshe Rolpa Tsal. Những Hóa Thân gần đây gồm có các tulku Chokling, các tulku Dodrupchen.

Thái tử Mutri Tsenpo. Yongey Mingyur Dorje.
Công chúa Pema Tsal. Thinley Norbu Rinpoche, Gangteng Tulku./.

Nguyên tác: “Padmasambhava and his Twenty-Five Disciples”
http://www.rangjung.com/gl/25_disciples-incarnations.htm
Bản dịch Việt ngữ: Thanh Liên

Chú thích:

(1) Samye (bsam yas):  Một quần thể đền chùa kỳ lạ mô phỏng Tu viện Ấn Độ Odantapuri, được Vua Trisong Deutsen (790-844) xây dựng và Đức Padmasambhava hiến cúng năm 814. Nằm ở miền Trung Tây Tạng gần Lhasa, Samye là một trung tâm chính yếu của việc truyền dạy Phật Giáo lúc ban đầu ở Tây Tạng. Cũng được gọi là Chùa Vinh Quang Samye, Sự Đáp Ứng Bất biến và Tự nhiên Vô lượng Ước nguyện.  Ba tầng của nó được xây theo kiểu mẫu Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng.

(2) Tám Giáo lý Sadhana (sgrub pa bka’ brgyad): Tám Bổn Tôn chính của Mahayoga và những tantra và sadhana tương ứng với các ngài: Thân Văn Thù, Ngữ Liên Hoa, Tâm Vishuddha, Phẩm tính Cam lồ, Hoạt động Kilaya, Huyền thuật Giải thoát, và sự Tôn kính Thế tục. Danh hiệu thường ám chỉ một thực hành duy nhất bao hàm những mạn đà la phức tạp với nhiều Bổn Tôn.

(3) Mantrika: Một hành giả Kim Cương thừa.

(4) Tantrika (sugags pa): ‘Hành giả Mật thừa,’ ngakpa. Một người đã nhận quán đảnh, tiếp tục thực hành sadhana và duy trì những giới nguyện linh thánh. Đặc biệt, đó là một môn đồ lão luyện của Mahayoga Tantra.

(5) Hungkara (Phạn ngữ): Một trong Tám Vidyadhara (Manjushrimitra, Nagarjuna, Hungkara, Vimalamitra, Prabhahasti, Dhana Sanskrita, Shintam Garbha, và Guhyachandra). Người nhận lãnh các tantra của Tâm Vishuddha bao gồm Heruka Galpo.

(6) Nyingma Gyubum (rnying ma rgyud ‘bum): ‘Một Trăm ngàn Tantra của Cổ Phái.’

(7) Tám Đệ tử chính (rje ‘bangs brgyad): Tám vị kế thừa chính ở Tây Tạng của Tám Giáo lý Sadhana được Guru Rinpoche truyền dạy: Vua Trisong Deutsen, Namkhai Nyingpo, Sangye Yeshe, Gyalwa Cho-yang, Yeshe Tsogyal, Palgyi Yeshe, Palgyi Senge, và Vairotsana.

(8) Lotsawa(lo tsa ba, Phạn ngữ: locchava): Những dịch giả Tây Tạng dịch thuật các bản văn Kinh điển thường làm việc thân thiết với các học giả Ấn Độ. Danh hiệu có nghĩa đen là ‘song ngữ’ (skad gnyis smra ba) hay đôi mắt của thế giới (‘jig rten mig).

18,677

Hải Phòng khởi động mùa Vu lan báo hiếu mẹ cha

Hải Phòng khởi động mùa Vu lan báo hiếu mẹ cha(Dân trí) - Ngày 7/8, tại chùa Hang - TX Đồ Sơn, Đại đức Thích Giác Hiệu đã cùng chư tôn đức

14,080
.E.Gene Smith, người thành lập các TT Tài nguyên PG Tây Tạng

Theo : PGVNĐạo hữu E.Gene Smith sinh ra ở Ogden, Utah, Hoa Kỳ. Người thành lập các Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng (TBRC). Đạo hữu E. Gene Smith diện kiến

1,373
Chùa Bửu Phong - TP Biên Hòa, Đồng Nai

Tên thường gọi: Chùa Bửu PhongChùa tọa lạc trên núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chùa nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai, hướng

1,603
Danh ngôn của Aristote (384 - 322 trước TL) - Nhã Chân chuyễn ngữ

Kẻ nào không còn là bạn của ta nữa đã chẳng bao giờ là bạn ta cả.Sự giận dữ là cần thiết: ta không thắng được gì cả  khi không có nó

1,201
Hiệu ứng Con bướm -

Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của

1,345
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,376
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,798
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,704
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,489
Chùa Việt
Sách Đọc