Tin Tức (680)


VIÊN NGỌC NHƯ Ý

636

Viên ngọc như ý nó vốn nằm nơi mình, nó là cái tâm bất sanh bất diệt: chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm, và chính viên ngọc như ý nó chiếu hiện ra tất cả những cái thứ gì mình sống đây. Nên nhớ những màu sắc, những cảnh giới, những hình tướng nó đều đươc chiếu hiện từ viên ngọc đó. Lâu nay mình cứ “Bội giác hợp trần”, cứ chạy theo trần ở bên ngoài mà phản bội lại cái viên ngọc, viên ngọc đó nó như ý là bởi vì nó có tất cả trong đó, muốn gì nó có nấy. Nhưng mà mình lại không quay lại cái gốc mà mình chạy theo những hiện hình của viên ngọc đó. Nó có đủ thứ, cho nên nó chiếu đủ màu hết, muốn cái gì có cái đó. Mình không biết mình chạy theo những hình bóng trong viên ngọc mà mình quên bẳng là tất cả những hình tướng, màu sắc, những cái gì gì đó, là của viên ngọc hết. Viên ngọc đó nó có tất cả, nhưng nó không có cái gì hết.
Bên Tây Tạng phái Đại Toàn Thiện nói: một viên pha lê để trên bàn này vàng thì nó có màu vàng, để trên tấm thảm màu lục thì nó có màu lục, để trên tấm thảm màu đỏ thì nó có màu đỏ, nhưng nó không có màu gì hết. Muốn cho nó màu gì thì nó có màu đó nhưng mà thiệt ra nó không có màu gì hết. Mình thì ham những màu bên ngoài mình cứ chạy theo bên ngoài mà mình quên mất đi viên ngọc. Chính tất cả màu đó nó ở nơi viên ngọc, chớ không ra ngoài viên ngọc.
Viên ngọc như ý đó chính là Tâm, tất cả nó đều nằm trong tâm mình hết, mà mình không biết mình cứ chạy theo ra ngoài, mình đâu có biết nó nằm trong viên ngọc đó. Cái gì mình thấy là đều nằm trong viên ngọc đó hết. Mình thấy cái gì, mình nghe cái gì, mình thích cái gì, mình ghét cái gì nó trong viên ngọc đó hết. Rồi mình không biết mình tưởng nó ở ngoài thiệt. Và mình chạy theo nó hết đời này sang đời khác, mình chạy theo mấy cái ở ngoài đó, quên hẳn viên ngọc, đâu biết những cái bên ngoài nó có đó là nhờ viên ngọc.
Tất cả mọi thứ này có, là nhờ cái tâm của mình mà mình không lo cái tâm của mình, mình không biết đó là ai, rồi mình gặp cái này chạy theo cái này, gặp cái kia chạy theo cái kia. Cả đời mình cứ chạy, mà thiệt ra mình là chủ nhân của tất cả mọi sự. Vì mình là viên ngọc, viên ngọc là chủ nhân của tất cả mọi hiện hình trong đó. Mình không biết mình lo chạy theo ba cái hiện hình đó, một chập ngọc nó biến đâu mất.
Viên ngọc như ý trong đó nó có đủ màu sắc, trong đó nó có anh giàu như Bill Gates cho tới cái anh nghèo nhất thế giới. Tại sao mình không nhận mình là tất cả cho nó khỏe mà mình cứ nhận là: thích anh này ghét anh nọ rồi cuối cùng mình càng ngày càng chạy theo trần mà phản bội lại tánh giác, phản bội lại viên ngọc của mình? Trong viên ngọc đó có đủ mọi thứ hết, vấn đề là qui nguyên trở về lại nguồn, trở về viên ngọc tâm của mình.
Viên ngọc đó là như ý bởi vì trong đó có đủ hết, kể cả những thứ mà mình chưa bao giờ mình tưởng tượng ra nữa. Bây giờ ông có biến công nghiệp bốn không, vài bữa là sáu không hay tám không gì đó, thì nó không nằm ngoài viên ngọc đó. Nếu cái gì không nằm trong viên ngọc thì nó không bao giờ còn. Đơn giản như trong kinh nói: tất cả như hoa đốm trong hư không. Nó phải nằm trong hư không, chớ nó không nằm trong hư không thì mình chẳng bao giờ thấy hoa đốm đó.
Mình nói sơ sơ về viên ngọc đó đó, rồi chút nữa mình sẽ tụng kinh Duy Ma Cật phẩm các đệ tử Phật đến gặp ngài Duy Ma Cật. Mình tụng để mà mình soi chiếu lại mình, tại sao những vị đó sai? Tại sao ngài Duy Ma Cật lại nói mấy vị đó? Nói gì nói, mấy vị đó vẫn tìm ở ngoài, ví dụ như trong đó ngài Duy Ma Cật có nói cái thiền định của ngài Xá Lợi Phất, cái thiền định của ngài Xá Lợi Phất vẫn là thiền định tìm ở ngoài, tạo ra một cảnh giới thiền định nào đó chớ không hẳn thiền định của viên ngọc, vì viên ngọc đó đâu cần thiền định. Nó tự sáng vậy thôi, chớ không cần tạo ra cái gì hết. Muốn cho nó màu đỏ thì đem cái màu đỏ tới thì nó ra màu đỏ, muốn xanh thì đem xanh tới, vậy thôi. Nhưng mà viên ngọc đó nó không có màu mè gì trong đó. Nó là không ô nhiễm, còn mình bị ô nhiễm, cứ thấy xanh thì chạy theo xanh, thấy đỏ thì chạy theo đỏ, thấy trắng chạy theo trắng vậy thôi, chớ mình không biết viên ngọc. Cho nên mình tụng kinh đó để mình thấy viên ngọc rõ ràng. Viên ngọc đó ngài Duy Ma Cật ngài chỉ ra, thật ra viên ngọc đó nó vẫn hiện tiền nơi mình, kinh điển nói chuyện đó rất nhiều, chẳng qua mình không chịu tư duy kỹ, rồi mình không thực hành đủ sâu để mà chứng nghiệm ra được điều đó.
Thí dụ kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn”. Nghĩa là mình đang thấy biết đây, nó chính là viên ngọc chớ không có lôi thôi gì hết. À, đang thấy biết, tri kiến là thấy biết, nó chính là viên ngọc. Nhưng mà lập tri, là đây là ông Trọng ông này có ân oán giang hồ với tôi, cái gì gì đó, bắt đầu nó sinh sự ra, bắt đầu lập cái phân biệt. Thấy biết, tri kiến là thấy biết mà lập ra cái biết, cái biết này là cái biết phân biệt đó, thì đó là gốc của vô minh. Còn tri kiến vô kiến, tri kiến là cái thấy biết mà không có cái thấy biết phân biệt, thì đó là Niết bàn. Đơn giản vậy, nếu như tôi dòm ông Trọng mà tôi không lập ra một cái thấy biết nào hết, tôi không lập ra cái phân biệt nào hết thì cái thấy biết ông Trọng của tôi đó là cái thấy biết của Phật. Tôi chỉ làm chúng sanh khi bắt đầu tôi sanh sự, tôi lăng nhăng, tôi nghĩ ông Trọng thế này thế nọ. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn, nếu mà mình thấy mà không có cái thấy phân biệt thì đó chính là Niết bàn, đơn giản Niết bàn nó gần với mình lắm chớ đâu có xa đâu, cần gì phải tìm tòi, nó ngay đây bởi vì nếu không có Niết bàn đó, làm sao mà sống? Chỉ có sai lầm là khi mình thấy biết nó lập ra phân biệt, lúc đó mới bắt đầu lộn xộn, sanh tử nó vô. Sanh tử là anh tạo lấy chớ có ai tạo đâu?
Trong kinh Nikaya: Khi thấy chỉ là cái thấy, khi nghe chỉ là cái nghe, thì đó là cái thấy biết của Niết bàn, mình bắt đầu sanh sự là khi mình thấy một cái gì đó là nó không chịu yên. Thật sự, anh không trụ trong cái thấy biết ban đầu, ban sơ đó, cái đó là Niết bàn mà không chịu. Đó chính là thiên đường rồi, anh khởi lên phân biệt là anh ra khỏi thiên đường, là anh tạo ra sanh tử, nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Niết bàn là nó ngay cái thấy biết của mình, mà mình khởi lên phân biệt là mình tạo ra sanh tử, mà mình tạo cho đến cái độ mình thấy hầu như là mình không thể nào chấp nhận được mình là viên ngọc, mình cứ chạy theo hình tướng cho đến cái độ mình không thể nào tin nổi, mình là viên ngọc. Mình không thể nào tin nổi Niết bàn nó vốn có như vậy, nó vốn như vậy, chẳng qua là mình lầm bước, bước… nó thành sanh tử, chớ Niết bàn đâu có ai lập ra đâu. Nó là bất sanh bất diệt, không dơ không sạch không tăng không giảm. Không ai lập được, kể cả những bậc thánh những bậc giác ngộ cũng là chứng ngộ cái đó thôi, chớ những bậc đó không lập ra được. Thành ra Phật giáo không dùng lập ra cái này cái nọ mà chỉ dùng chữ chứng ngộ, nghĩa là cái đó nó có sẵn như vậy, bây giờ tôi biết tôi chứng ngộ nó, vậy thôi. Mình sai lầm ở chỗ, thầy đã nói đi nói lại, trong Phật giáo nó có một nguyên lý là: cái gì làm ra được, sanh ra được thì cái đó phải tiêu diệt. Cái này nó không sanh cho nên nó không diệt. Nếu bất kỳ cái gì kể cả vũ trụ này do nó sanh ra thì nó phải tiêu diệt. Cái gì có sanh thì có diệt, cụ thể nhất là cái thân mình có sanh ra đây tới lúc nào đó nó sẽ diệt.

Tiến lên một mức nữa của viên ngọc như ý, đối với vị A la Hán, viên ngọc đó không có màu sắc, không có hình tướng gì trong đó hết, còn với vị Bồ Tát thì viên ngọc đó như ý, bởi vì nó có đủ thứ hằm bà lằn trong đó hết. Vì có đủ thứ trong đó cho nên Đại thừa nó mới kêu “Chân không diệu hữu”. Chớ nó không có kêu chân không thôi, mà nó chân không diệu hữu, viên ngọc đó nó có đủ màu sắc thậm chí nó đủ màu trong đó hết, nó mới kêu viên ngọc như ý. Còn viên ngọc chỉ một cục sáng quắc mà không có gì trong đó hết, nớ không có hình bóng, không có phản chiếu cái gì hết sao kêu là như ý được? Thành ra dòm thì nó khác nhau lắm, vị A la Hán viên ngọc nó không có màu mè gì không có phản chiếu cái gì hết, còn vị Bồ Tát trong đó nó có phản chiếu những quyến thuộc những đệ tử, những chùa chiền, kinh điển, tùm lum trong đó hết. Như vậy Đại thừa nó mới kêu là chân không mà diệu hữu. Chân không là cái tánh không nhưng mà nó có diệu hữu của nó nữa. Và diệu hữu nhưng mà vẫn chân không.

Tánh Hải
Kính ghi

636

Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật

Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật Đạo Phật, với muôn ngàn hướng đi, không gì khác hơn là làm cho con người càng ngày càng thực hiện được tính

31,290
Tinh Hoa

Mọi người đều có sự kích thích trở thành giới tinh hoa. _ Alfre Woodard🍀 Bí mật tương lai của bạn được che giấu trong thói quen hàng ngày của bạn. _

1,034
TỊCH DIỆT (2)

_Thưa thầy, thầy dạy lúc trước đến giờ con có một thắc mắc đó thầy? như nói tâm khi nó tịch diệt, thì nói tịch diệt tức là lúc đó tâm nó

682
VĂN TƯ TU

Như vậy hôm qua mình nói về vô tự tánh đó, mình đã hiểu nó chưa? Phật giáo là vậy, mình nghe rồi, đó là văn, đọc là văn, rồi tư duy,

736
Hải Thượng Lãn Ông Tổ của nền Đông y Việt Nam

Đi tìm hậu duệ của Hải Thượng Lãn Ông Theo: Thời LuậnHải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng và được xưng tụng là ông tổ của nền

22,097
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,374
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,795
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,703
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,487
Chùa Việt
Sách Đọc