_ Từ hôm qua đến giờ, anh em có gì cần hỏi thì mình hỏi.
_Thưa thầy con người tu trong đời này quan trọng nhất là làm sao giải quyết bài toán sanh tử đến với mình, nhưng nếu như suốt cuộc đời tu hành của mình chưa đủ sáng suốt để có thể vượt qua sanh tử quan (cửa sống chết) thì cái tâm mình lúc đó có thể sẽ rất thất vọng thưa thầy.
Xin thầy dạy chúng con cách thức tu hành để chúng con có được động lực, nếu như suốt cuộc đời này mình không vượt qua được cửa sanh tử, thì mình sống hằng ngày mình phải làm quen với cái chết như thế nào, để lúc ra đi mình tỉnh giác hơn, an bình hơn?
_Cái này hồi sáng anh Phong cũng có nắm vấn đề này vững vàng, bây giờ nhờ anh Phong giải quyết giùm, nếu như đời này mình không vượt qua sự che chướng của tâm thức để nhận ra nền tảng, thì bây giờ mình làm sao để mà ra đi?
_Thưa thầy, theo ý con thì mình chết trong từng giây, cái chết nó không có đợi khi tắt thở nó mới chết.
_Vậy bây giờ mình làm sao, khi chết nó như vậy còn bây giờ thì mình làm sao? Thái?
_Con tu tập thì…
_Không có nói tu tập, bây giờ đây nè, bây giờ là sao?
Bây giờ là sao thì khi ra đi, mình đi như vậy thôi chớ gì đâu. Mà làm sao thực hành mỗi lần nó phải mạnh mẽ thêm, nó phải cường độ thêm, nó sáng sủa thêm; bây giờ mình sống ra sao, thì lúc ra đi mình như vậy, còn mình sống mà ngoi ngóp quá thì phải phóng sanh (Thầy cười).
Đâu có cần gì lâu xa, nghĩa là, tâm anh khi cao điểm nhất, nó là sao? Và khi mình ra đi nó cũng sẽ như vậy. Cho nên bây giờ mình phải luôn luôn giữ cái cao điểm của tâm mình, cái tâm của mình luôn luôn như vậy, luôn luôn ở trong nền tảng, thì đi đứng nằm ngồi gì cũng ở trong nền tảng, lúc ra đi cũng chết, chết trong nền tảng thôi.
Mình đừng có đặt ra sanh tử quan gì cho nó mệt. Mình tin là mình ở trong cái nền tảng đó, mà cái nền tảng đó, thầy nói cũng đã nhiều lắm rồi, và bây giờ mình phải sống làm sao liên tục trong đó, đến khi mình chết thì nó cũng ở trong đó chớ nó đi đâu bây giờ?
Chỉ có mình bỏ cái thân này thôi, khi ngồi thiền mình đâu có chú ý tới cái thân mình nữa, khi ngồi thiền thì cái thân mình bỏ qua một bên rồi phải không? Lúc đó, có cái tâm mình thôi, thì khi đi lúc đó cũng có cái tâm mình thôi chớ có gì đâu.
Còn như mình thấy chưa chắc ăn nữa, ông nào niệm Phật thì niệm Phật, cho nó thêm thuốc bổ, cho nó sáng thêm nữa, để đi cho nó mạnh vô; ông nào quen trì chú mình sợ lúc đó nó loạn tâm hay gì đó, mình phải uống cái chú đó vô cho sức khỏe nó mập thêm, nó mạnh thêm thì mình đi nó dễ dàng thôi.
Tất cả những cái đó đều hỗ trợ cho mình, nhưng mà quan trọng nhất là cái tâm mình luôn luôn lành mạnh, sẵn sàng ra đi; nghĩa là nó lành mạnh, nó đi là nó đi hà. Còn bây giờ chẳng hạn như mình có nằm liệt giường, nhưng muốn đi chơi, thì kêu ai đó xách xe hơi tới chở mình đi chơi.
Đó, cái tâm mình nó luôn luôn khỏe mạnh, mà muốn như vậy thì mình phải làm hằng ngày, hằng ngày; chớ không cần sanh tử quan gì hết. Sanh tử quan nào cũng nằm trong cái nền tảng đó, và mình có đi có đến gì, thì cũng nằm trong nền tảng đó. Bởi vì, trước khi mình sinh ra, cũng đã có nền tảng đó rồi, mình sinh ra cũng ở trong nền tảng đó, và mình chết đi cũng trong nền tảng đó.
Cái quan trọng nhất là mình tin nền tảng đó và mình chứng thực nó, chứng thực càng sâu, thì tin càng dễ dàng, phải không? Thành ra mình đừng có bỏ qua cái cơ hội nào hết, cứ mỗi giây, mỗi phút là luôn luôn cái nền tảng đó hiện tiền, cả cái kho tàng nó hiện tiền trước mắt ngay đây này, mỗi giây mỗi phút là nó do mình ra công tu hành thôi, tu hành cái kiểu nào đó không biết, mà cứ mỗi giây mỗi phút nó luôn luôn hiện tiền; xin lỗi, khi mà nó hiện tiền rõ ràng rồi; thậm chí nó không có cái chết nữa, phải không?
Phải hông? Trong ánh sáng làm gì có cái chết trong này? Nếu như mình thấy rõ thật tướng của tất cả mọi sự rồi, thì cuộc sống của mình đây là một vọng tưởng chớ gì nữa, chẳng lẽ sáng đến giờ, ăn uống gì đó là thiệt, duy nhất thiệt? Nó chỉ là vọng tưởng vậy thôi.
Hơn nữa như Phong nói đâu phải đợi tới chết cái thân này đâu? Luôn luôn cái tâm mình nó sinh diệt, sanh diệt, mỗi lần sanh diệt là mỗi lần nó chết một lần, thì mình cứ coi lại mỗi lần nó chết là gì, mỗi lần nó sanh ra nó diệt, thì giữa cái diệt này và cái sanh kia; bây giờ mình nói tới cái chết nè: giữa cái diệt này và cái sanh kia gọi là trung ấm. Giữa cái diệt này và cái sinh của ông Đăng nào đó gọi là trung ấm; thì trong một niệm của mình khi sanh khi diệt mất; trước khi nó diệt rồi, nó chờ một giây phát sanh ra, cái khoảng giữa rất nhỏ giữa cái diệt và cái sanh đó gọi là trung ấm, thì trong trung ấm đó vẫn là bản lai diện mục (bộ mặt thật xưa nay) của mình, thế thôi. Nên nhớ, là tâm mình mỗi ngày nó sanh diệt, sanh diệt không biết bao nhiêu; và sự sanh diệt đó nó nằm trên nền tảng bất sanh bất diệt.
Đó là nguyên lý, bây giờ mình sống làm sao để thấy cái chuyện sanh diệt là chuyên thường, đâu có chờ cái thân này, mình quí nó mình chờ nó diệt mới có sanh diệt, chớ thật ra một ngày mình sanh diệt biết bao nhiêu lần, phải không? Sanh diệt; nhưng sanh diệt đó nó sanh diệt trên cái nền tảng không sanh, không diệt; phải không?
Như là điện tâm đồ nó dao động nhấp nhô lên xuống, nhưng nó luôn dao động lên xuống trên cái đường thẳng ngang đó; thành ra, mình phải tập quen với sự sanh diệt của tâm mình lúc này, chớ đợi tới khi mà thân nó diệt thật, mình hoảng hồn lúc đó còn nói sanh tử quan gì?
Sanh diệt mỗi ngày này mình phải tập làm quen với sanh diệt đó, sự sanh diệt của các tư tưởng, giữa tư tưởng này diệt cho tới tư tưởng sau sanh, là trung ấm, mà đó, trung ấm có nghĩa là nó xảy ra trong cái tâm thuần túy của mình, cái chân tâm của mình.
Không có cái chân tâm đó làm nền tảng, thì nó không thể khởi. Nó sanh là phải sanh từ nền tảng nào? Cái đó là khoa học, muốn làm cái gì được anh phải có không gian cho nó, anh muốn sanh ra một tư tưởng, là phải sanh ra trên một nền tảng, một không gian nào đó, mà không gian đó nó luôn luôn thường trực như vậy; chớ không phải nó diệt mất mới là cái nền tảng không gian cho tất cả những nhấp nhô sanh diệt đó.
Thành ra mình học hành, cái chuyện chết, không đợi tới chết mình mới lo mà bây giờ mình phải coi sanh diệt của mình một ngày; trời ơi, mình thí nghiệm biết bao nhiêu lần sống chết. Mình cứ thí nghiệm đi!
Khởi lên diệt xuống, rồi ngày mai mình thấy việc đó nhiều hơn, rồi một chập mình thấy việc đó là bình thường; khi thấy sanh diệt đó là bình thường là mình thoát khỏi sống chết, phải không?
Một ngày mình có biết bao nhiêu lần sanh diệt là cơ hội cho mình biết bao nhiêu lần, đó là cơ hội làm người của mình đó. Cơ hội làm người là cơ hội lớn nhất, là một ngày mình sống rất nhiều lần sanh diệt.
Khi mình coi cho kỹ thì mình sẽ thấy nó sanh diệt trên cái gì? Và từ cái diệt này qua cái sanh kia nó qua bằng cái gì? Cái trung ấm, nó là cái quái gì, phải không? Trung ấm nó hiển lộ rất rõ ràng! Vấn đề là mình phải quan sát cho kỹ để mình như vậy đó.
Thành ra nên nhớ, một ngày sống của mình, nếu như mình chăm lo, mình gọi là biết học, thì mình thấy rất nhiều lần sanh diệt, thành ra một lần sanh diệt như vậy là mình chứng nghiệm cái chết, phải không?
Đó, không có lôi thôi gì hết, sinh diệt là chết chớ gì nữa, biết cái chết của mình ở tư tưởng, bữa nào nó tới cái chết của thân này thôi; thân này chắc nhiều tư tưởng lắm. Thậm chí hồi sáng mình nói rồi, ngay cả tư tưởng, lần lần mình sẽ thấy, tư tưởng đó chính là thiền định.
Lúc nào mình hô: a lê hấp, chết hả?
Thì lúc đó chính là thiền định!
Cuộc đời người ta nó quí giá là sao? Nó có rất nhiều cơ hội để mà học, chớ không đợi bữa nào ông sắp chết, lúc đó mới học đâu; một ngày mình sống chết rất nhiều lần, thì mình phải học chớ.
Nó sanh ra ở đâu, rồi nó tồn tại, tồn tại chút xíu nó tồn tại chỗ nào, nó chết đi, nó diệt, nó diệt đi ở đâu?
Rồi khoảng cách giữa cái diệt và cái sanh này cái đó là cái gì? Đó, mình phải học, học lần lần, cái bản lai diện mục đó thôi chớ có gì đâu?
Đó là đại dương, còn sanh diệt chỉ là chuyện của sóng thôi, phải không? Sóng tư tưởng ở trong này, rồi sóng của thân mình cũng là các loại sóng mà người ta gọi là bất tịnh; nhưng mà nó cũng lên xuống, lên xuống; sóng nó lên xuống, nó sanh diệt ở trong đâu? Nó phải có cái môi trường của nó chớ, nó không thể sinh trong bầu trời này được. Sóng nó sanh diệt trong đại dương, thì giữa cái sanh và cái diệt; nó sanh ra trong đại dương, nó hiện hữu trong đại dương, và nó diệt trong đại dương; giữa cái diệt này để qua cái sanh khác của làn sóng, thì cũng vẫn là đại dương.
Thì học Phật giáo là học vậy đó, và một ngày mình mới thấy quí; một ngày mình sẽ thấy cái sanh diệt đó rất nhiều lần, thấy rất nhiều sóng; mà mình không nhận ra đại dương đó là chuyện của mình, chớ bây giờ đừng có trách ai hết, phải không?
Nếu thấy một hai làn sóng mà mình không nhận ra đại dương được, còn đây mình thấy túa lua, y như ngồi trên máy bay nhìn xuống vậy mà không nhận ra đại dương, đó là lỗi tại mình.
Thành ra sanh tử quan là cái gì? Bây giờ, thôi mình nói kỹ thuật đi, dùng từ kỹ thuật đi, sanh tử là anh thấy tất cả các làn sóng đó là đại dương; đó là anh vượt qua sanh tử quan, bởi vì qua sanh tử quan, anh không còn bị mắc trong hình tướng nữa. Tất cả hình tướng đều sanh diệt, tất cả mọi tưởng niệm của mình đều sanh diệt; nhưng mà anh nhận ra,vượt qua sanh tử quan là anh thấy tất cả những sóng đó là đại dương.
Đại dương đó chính là cái không sanh không diệt, cái đó chính là giải thoát; thoát khỏi sanh tử quan là thoát khỏi cái cửa sống chết đó.
Sóng chết là sóng chết của sóng, còn đại dương có sống chết đâu? Thì bây giờ lo lần mò đi, cứ mỗi lần sóng mỗi lần chết như vậy, trời ơi, trời ơi, tái sanh, tái sanh ngon luôn! Chớ cái thân này nó kém lắm, nó sống chết một lần tới mấy chục năm mới thí nghiệm được một lần, còn ý tưởng của mình đây nó sống chết, sống chết liên tục, mình thí nghiệm mau lắm.
Thành ra người ta quí cái thân này, cái thân vật chất, nói thẳng ra là dỡ; sống chết của thân vật chất nó chậm lắm, ý tưởng mình mới nhanh, một ngày mình sống chết biết bao nhiêu lần với ý tưởng này phải không? Còn cái thân mình phải chờ nó chết để mình thí nghiệm, mầy chết làm sao để tao giải thoát làm sao, thì đợi mấy chục năm lâu lắm.
Rồi, bây giờ có vị nào hỏi thêm, một người nữa được rồi, nói nhiều quá rồi. Thôi bây giờ cứ bàn cái đề tài đó (làm cách nào hàng phục và an trụ tâm), có đồng ý như vậy không? Như hồi sáng anh Phong nói đó là chiến lược. Mình chơi là mình chơi chiến lược thôi, chớ còn chiến thuật thì nói thẳng ra; mình phải dùng chiến lược còn mình dùng chiến thuật mình phải vật lộn với mấy thằng du côn thì mệt lắm, nhiều khi nó vật mình chết đó; còn chiến lược là nhắm ngay cái thằng chỉ huy điều động tất cả mọi thứ đó.
_Rồi, cho ông này ở xa xôi (người hỏi ở ngoài Bắc), thêm một câu hỏi nữa đi, một năm sau mới gặp lại ông, sống chết biết bao nhiêu lần.
_Thưa thầy, hôm qua đến nay chúng con bàn về chủ đề làm sao hàng phục và an trụ tâm, như vậy mọi thứ theo con hiểu nó đã sẵn hết rồi làm sao mình phải, con nghĩ là phải thay chữ làm sao để hàng phục, làm sao để an trụ tâm. Vì tất cả đã có sẵn hết rồi, mình cứ để nó phát triển và cứ sử dụng; mình sử dụng nó càng mạnh, mình không cần thiết phải hàng phục.
_Thì không cần thiết phải hàng phục là cách tối ưu để hàng phục, hôm qua thầy nói: mây thì nó hiện ra rồi nó tan đi, hiện ra rồi tan đi; đó là một cách hàng phục, chớ không phải mình đem máy bay lên lấy chổi quét tùm lum, túa lua trên đó.
Nhưng mà nó càng ngày càng sanh ra thì càng mạnh đi, nhưng thầy thấy cụ thể nhiều người: nó càng sanh ra, thì càng tiêu tóp lại, xơ xác ra; thành ra mình phải hàng phục hà, chớ còn không phải mình cứ nói cái cao nhất là không hàng phục.
Mình phải hàng phục rồi cuối cùng, mình mới biết cách hàng phục tốt nhất là cái gì? Mình phải thực hành nó mình mới biết được, chớ mình không thực hành, mình ngồi mình nói vặn cái đinh vít đó dễ lắm (Thầy chỉ trên cao thí dụ như vặn một con vít ở độ cao), nhưng khi mình lên mình vặn, rồi cuối cùng mình mới biết cách vặn hay nhất là như thế nào.
Mình phải thực tập chớ không làm mà mình cứ nói cái tối ưu, giống như là cái anh bàn chuyện ở khách sạn năm sao, nhưng mà không có tiền, thì làm sao biết khách sạn năm sao là cái gì. Gọi là năm sao nhưng mình đâu có biết quái gì đâu, mình ngồi mình bàn cái này của Pháp cái này của Ý… gì đó, cái này ngon lắm…nhưng thiệt ra mình vẫn xơ xác như thường.
Thành ra mình phải làm, làm mới mở ra được cái đó, nên nhớ, tu hành không có gì là lạ hết, khi mình làm nó nhuẫn nhuyễn, thì nó trở thành tự nhiên thôi, cũng như hồi sáng thầy nói vậy; mấy người ngoại quốc họ chế tạo xe hơi cả trên một trăm năm nay rồi, ông cha, ông cố họ đã có cái gien xe hơi rồi. Thành ra khi họ mở cửa xe, phong cách họ nhuần nhuyễn lắm, đến độ họ không để ý đến chuyện đó; còn mình thấy chiếc xe hơi là mình có ý, mình làm sao cho phải dáng.
Tu hành nó phải nhuẫn nhuyễn, cũng giống như mình cầm đũa, nó nhuần nhuyễn cho đến mình đừng bàn đến chuyện tu nữa, mà phải tu cho tới không bàn phải cằm đũa gắp làm sao, tự động đưa lên, lúc đó chỉ cần nhìn thấy món ăn gì mình thích, thì mình gắp thôi chớ không có bàn. Đó, tu hành là nó vậy đó; nó nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn; cho đến khi nó tự động luôn. Cái bộ máy nào ngon là bộ máy tự động; nhanh, tự động nó giải quyết nhanh, ở đời nếu anh giải quyết nhanh thì anh hơn đối thủ cạnh tranh; còn trong này nè, ai giải quyết nhanh thì anh đỡ, mà càng ngày, càng ngày nó quen đến độ nó tự động hà.
Ông nào biết bơi, tự nhiên rớt xuống sông thì nó biết bơi, chớ mình không nghĩ mình bơi kiểu gì, hay bơi làm sao, không có nghĩ sao hết, tu hành riết nó thấy tự động vậy.
_Rồi thôi, chút nữa có cô nào đó lên dẫn chúng để tụng kinh A Di Đà để mình rải tâm từ bi ra. Hồi sáng là mình phóng sanh, đó là mình bắt đầu rải cái tâm từ bi, để cái tâm từ bi của mình càng rộng ra, thầy hay nói, cái tâm của người chật hẹp thì cái khổ nó nhiều. Ví dụ, một cái phòng chật, bây giờ mình đá một trái banh vào trong đó là nó bể đồ tùm lum hết phải không? Còn như mình đá ra ngoài sân nó rộng hơn, nó không gây ảnh hưởng bao nhiêu hết; cho tới cái thế giới mênh mông này đối với một trái banh, nó có đi với tốc độ 120 km/giờ, thì nó không có nghĩa lý gì hết.
Thành ra tụng kinh là mình tập tỏa tâm từ ra, tỏa ra một chập, nó thành quen hà, quen rồi tự nhiên mình đi đâu tâm từ bi nó tỏa ra; tới khi bắt đầu là mấy cô theo mình, còn từ bi hơn nữa thì chim chóc nó theo. Như các vị thiền sư ở núi từ bi thì cọp nó theo. Còn từ bi như ngài Quán Thế Âm Bồ tát thì tất cả chúng sanh theo; cũng là từ bi từ thấp đến cao, vậy thôi, cũng chỉ là một tâm từ bi.
Thí dụ như mình không có tâm từ bi, thì cô nào đó dòm cái mặt của mình, cô không thể theo làm vợ mình được, mình phải có tâm từ bi ở mức độ nào đó thì mới có người theo, nói theo miền Bắc là mặt mình máu quá, nó đâu có dám tới mà nó theo mình, thành ra từ bi từ thấp cho đến cao; cho đến khi tất cả vấn đề từ lúc bắt đầu, cho tới cuối cũng là một tâm từ bi thôi.
Nhưng mà từ thấp đến cao, cho nên, trong kinh Phật có nói đó: “Con đường này toàn thiện từ lúc bắt đầu, toàn thiện ở chặn giữa, và toàn thiện ở chặn cuối cùng”; mà mình thấy toàn thiện cả ba chặn; cuối cùng thì mình thấy con đường này nó ngắn, bởi vì, nó chỉ có một vị thôi (Thầy cười).
Đầu tiên và cuối cùng chỉ có một vị thôi, tu hành càng ngon thì mình thấy một vị đó càng rõ ràng; cho nên, con đường đó nó một vị từ cái đầu tiên cho đến cái cuối cùng, nó một vị cho đến không có con đường nữa, không có thời gian nữa!
Hết phần câu hỏi thắc mắc sau một ngày đêm tu tập.
Kính ghi Tánh Hải
Chúng ta thường tất bật lăng xăng tìm kiếm hạnh phúc mà không thấy nó ở ngay trước mắt mình. Hạnh phúc như những giọt sương trên cỏ, đọng ở đó một
Người làm marketing là những người đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu hay tạo ra những nhu cầu mới cho người tiêu dùng. Và để làm được điều ấy thì một marketer
Mọi người đều có sự kích thích trở thành giới tinh hoa. _ Alfre Woodard🍀 Bí mật tương lai của bạn được che giấu trong thói quen hàng ngày của bạn. _
_Thưa thầy khi nói chuyện với anh em ở đây con mới thấy có một vấn đề, trong tham thiền phần lớn anh em chỉ chú trọng tới trạng thái của tâm,
Chúng ta tu hành nhiều khi cứ nghĩ là tìm kiếm cái gì xa xôi ở bên ngoài, nhưng thật ra tất cả mọi cái nó đã có sẵn ở nơi mình.Vì
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt