Tin Tức (680)


TRÍ VÀ BI

1,010

Bồ Tát hạnh là hạnh của Bồ Tát từ đạo tràng mà lại, đúng như ngài Duy Ma Cật nói. Cái đạo tràng này chính là cái tâm của mình, hỏi ông: từ đâu đến? Thì nói: từ đạo tràng mà lại. Đạo tràng là tâm này, nó gồm tất cả công đức trong đó hết. Nó vừa cả trí huệ: “Tất cả các pháp là đạo tràng vì biết tất cả pháp không vậy” đó là trí huệ, và:
“Từ là đạo tràng vì bình đẳng với tất cả chúng sanh vậy, bi là đạo tràng vì chịu khổ nhọc vậy” thì mình thấy đạo tràng là cái tâm này nó gồm cả trí là thấy được tánh Không, và nó có cả cái bi nữa, từ bi nữa chớ không phải chỉ tánh Không thôi đâu.
Thì cái trí nó làm cho mình thấy tánh Không của tất cả các pháp, và từ bi là nó làm cho mình trở thành một với tất cả các pháp.
Chỉ có khi nào làm một với tất cả các pháp, một với ông chồng, một với bà vợ, một với người nào đó, một, một, một…thì lúc đó mình thấy từ bi đó mới an toàn và không bị sứt mẻ. Thành ra cái từ bi là cái quan trọng để làm mở rộng tâm mình ra. Cái tâm nói theo chân lý tuyệt đối là như vậy, nhưng bây giờ mình đang sống trong cái tâm tương đối. Thành ra mình phải tu hạnh Bồ Tát để làm sao trí huệ thấu suốt tánh Không, và từ bi để mở rộng tâm mình ra, cho tới khi nó là chân tâm thật sự thôi. Còn bây giờ mình phải dùng từ bi, bởi vì chân tâm đó nó là từ bi, nó thấy tất cả chúng sanh là một hết. Thì mình phải mở rộng nó mình mới an toàn được, chớ mình thấy có bất kỳ cái gì không cần biết mà nó ngoài cái tâm đó thì mình vẫn còn khổ, kể cả địa ngục mà ngoài cái tâm đó mình vẫn còn khổ, còn cái tâm đó nó phải trùm hết. Mà hiện tại cái tâm đó nó không trùm như vậy, bây giờ cái hiện trạng của mình là cái tâm của mình nó cũng còn leo loét lắm, nó còn nhỏ lắm thành ra mình phải dùng từ bi để mở ra. Dùng cái trí huệ thấy các pháp là không để không còn bị ngăn chướng nữa, để nó soi suốt qua.
Đó, tu hành một vị Bồ Tát là tu vậy đó. Trí huệ là để soi suốt qua tất cả mọi tướng, không bị tướng nào ngăn ngại hết. Bởi vì tất cả đều là tánh Không và đại bi để có thể trùm lên mọi tướng, tất cả mọi sanh tử này. Thành ra chỉ có Phật mới gọi là đại bi được bởi vì ngài trùm hết tất cả sanh tử này, còn mình trùm không nổi nhiều khi trong gia đình trùm không nổi bắt đầu mình sanh sự. Thành ra tu hành là vậy đó thôi. Bồ Tát là trí huệ và đại bi, bởi vì cái tâm mình tới tận cùng là trí huệ và đại bi thôi.
Một vị Phật bao giờ cũng được xác định là trí huệ và đại bi, cái trí huệ đó, y như ngọn đèn nó suốt vào tất cả mọi hình tướng, và đại bi để nó trùm tất cả, cái gương đã gương thật thì nó phải trùm tất cả các bóng hết. Dầu đó là bóng què cụt, hay là bóng xì ke gì đó hông biết, nó trùm hết. Cái từ bi là vậy, nó trùm cho tới khi nó trùm một cách tự nhiên thì đó chính là chân tâm, đó chính là “trực tâm là đạo tràng”, cho nên mình phải dùng cái từ bi để mình mở rộng ra. Mở rộng ra thì nhiều khi nó đau, phải hông? Từ bi nó làm cho mình đau, bởi vì mình mở rộng ra tới những người mà mình không thích, khi từ bi mở rộng ra thì cái tôi của mình nó mở rộng ra, mở rộng ra cho tới khi mà nó bể ra nó chịu không nổi. Như thầy hay nói: thổi cái bong bóng, thổi miết tới lúc nào đó nó bể, thì khi nó bể đó mới gọi là đại từ đại bi, nó trùm hết. Không gian ở trong này và không gian ở ngoài là một, cho nên từ bi là cái quan trọng lắm và khi mình chứng được cái từ bi đó đó, thì như hồi nãy anh Hải anh nói, tất cả những cái biểu hiện đó là biểu hiện của Tâm.
Nên nhớ một vị mà chứng được cái đại từ đại bi thì tất cả những biểu hiện này là biểu hiện của từ bi. Không có xấu tốt gì trong này, biểu hiện của từ bi thôi. Từ cái cây cái cỏ, cho tới cái lá tới ngọn đèn tới người nào đó, có người thì mặt xấu có người thì mặt đẹp, nhưng mà tất cả đều là biểu hiện của từ bi hết. Thì lúc đó mình mới dám nói: “Tất cả là mình, mình là tất cả” được. Thành ra cái từ bi mình chú trọng cái tánh Không đó, thấy tất cả các pháp là tánh Không này, vì biết tất cả các pháp là tánh Không này, nhưng mình cũng đừng có được quên là: bi là đạo tràng vì chịu khổ nhọc vậy. Nên nhớ tại sao nó chịu khổ nhọc? Trong kinh hay nói chịu khổ nhọc, tại sao chịu khổ nhọc được? Mà mình chịu không nổi, vì đơn giản một điều là cái tâm bi của mình nó nhỏ quá, khổ nhọc của chúng sanh nó bự hơn cái tâm bi của mình, thành ra mình gặp là mình thối lui, mình co cụm lại liền.
Anh phải công phá, làm sao anh mở rộng cái tâm từ bi cho tới khi mà nó mạnh hơn cái khổ nhọc của chúng sanh. Như ngày hôm qua nói cái ông móc hai con mắt ra để cho đó, nói thẳng ra đối với người thật sự đại từ đại bi thì chuyện đó là chuyện nhỏ thôi. Bởi vì cái tâm bi họ lớn hơn cái khổ nhọc của chúng sanh, phải hông? Còn mình thấy khổ nhọc của chúng sanh thì mình dội ngược liền.
Mới vô bệnh viện thăm một hai người là mình hết hồn hết vía rồi, cái khổ nhọc của chúng sanh sao mà kinh khủng đến vậy. Thành ra chính vì cái hoàn cảnh khó khăn đó mà mình mới mở rộng lòng từ bi mình ra được. Mở rộng cho tới khi thấy tất cả chúng sanh đều là sự biểu hiện của tâm từ bi hết. Không phải chỉ là biểu hiện của trí huệ, không phải tất cả hình tướng chỉ là biểu hiện của tánh, mà đại từ đại bi là mình sẽ thấy tất cả những hình tướng đều là biểu hiện của tâm từ bi, đó mới gọi là đại từ đại bi, đó mới là một vị Bồ Tát được. Còn bây giờ mình nghe nói chịu khổ cho chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác, trong kinh hay nói cái đó lắm, là mình hết hồn hết vía rồi! Một kiếp thôi mà mình thấy chết lên chết xuống rồi nhưng mà mình coi lại tương quan lực lượng của mình, cái từ bi của mình nó lớn hơn cái khổ nhọc của chúng sanh thì nó là chuyện nhỏ, cho tới khi cái tâm bi của mình nó trở thành đại từ đại bi, nghĩa là nó trùm hết tất cả những cái đó, và nó biến những thứ đó thành vàng, nó biến những thứ địa ngục, ngạ quỷ, chúng sanh; nó biến ra là biểu lộ của tâm từ bi. Lúc đó mới gọi là đại từ đại bi, bởi vì đức Phật bao giờ đại trí cũng kèm đại từ đại bi. Thì lúc đó mình mới an toàn được, không có cái gì là ngoài mình hết, xấu tốt gì tâm đại từ đại bi nó cũng ôm được. Còn bây giờ mình thấy khổ nhọc, chưa gì mình thấy dội liền, bởi vì cái tâm từ bi mình chỉ có một chút.
Lửa thì cháy lung tung mà từ bi của mình chỉ bằng có xô nước hà. Nên nhớ khi tâm từ mình như đại dương thì không có lửa nào cháy lên được hết.
Thật tướng của tất cả các pháp dùng trí huệ để mà nhìn thấy thật tướng của tất cả các pháp là tánh Không chớ gì, phải hông? Nhưng mà đại từ đại bi thật tướng của tất cả các pháp chính là sự biểu hiện của từ bi. Thành ra trong kinh Pháp Hoa nói là: “Ba cõi đều là của ta” là vậy, “Tất cả chúng sanh đều là con một của ta” là vậy. Qua cái đó mình mới thấy những cái khó khăn, những cái của mình đó chính là sự vướng mắc của mình, chớ không có gì hết, thì mình cứ lo mà gỡ đi. Thành ra bên Tây Tạng mấy vị đó nói vậy đó, cái độ sáng của ngọn đèn đó là trí huệ, nhưng mà cái sự phóng xa của nó, trải xa của nó là đại từ đại bi. Mặt trởi không những nó sáng mình có thể đo được mấy triệu độ đó là trí huệ, nhưng mà cái độ sáng của nó trùm khắp, thành ra từ bi là rất quan trọng, cho nên là hồi trước học là: Bồ Tát từ Sơ Địa và trước đó nữa luôn luôn lấy đại bi làm đầu, cái bí mật của đại bi là nó có thể trùm được, mà nó trùm được thì tất cả thế gian này thành của nó được, cây kẹo này mình có trùm nó được mình mới lấy nó đút vô trong túi được.
Thành ra từ bi là rất quan trọng, kinh điển nói chớ không phải thầy nói, và nó làm cho cái tâm mình nó mở rộng ra, thường thường cái tâm mình nó mở rộng nhưng mà nó y như tia laser thôi, cái trí huệ mình nó xuyên thấu qua các tướng nó phá vở các tướng hết. Nhưng mở rộng cái đại từ đại bi nó dễ dàng mở rộng hơn. Mở rộng cho tới khi thấy tất cả mọi hình tướng đều là biểu hiện của tâm từ bi, thành ra mình thấy, những kinh mà nói về trí huệ là kinh Lăng Già chẳng hạn:
Thế gian lìa sanh diệt
Giống như hoa trên hư không
Trí chẳng đắc hữu vô (Trí chẳng thấy có hay thấy không gì hết)
Nhi hưng đại bi tâm.
(Mà khởi tâm đại bi)
Nên nhớ bao giờ trí là nó cũng gắn liền với bi, mình sở dĩ nhiều khi mình thiếu sót cái bi là cái hạnh Bồ Tát của mình nó cũng còn hơi thiếu thiếu.
Rồi, luôn luôn là cả một dãy câu như vậy, như:
Thế gian hằng như mộng
Xa lìa khỏi đoạn thường
Trí chẳng đắc có không
Mà khởi tâm đai bi.
Thế gian như giấc mộng vậy, nó xa lìa cái thấy có đoạn và có thường, Trí bất đắc hữu vô. Trí không thấy có thấy không, Đó là trí nhưng mà luôn luôn có câu cuối cùng: hưng khởi tâm đại bi. Hai cái trí huệ và đại bi không bao giờ nó tách lìa ra, và cái từ bi là cái mà mình hay nghiêng nặng Thiền tông quá mình cứ nghĩ là trí huệ là quan trọng nhất, nhưng mà cái từ bi nó quan trọng không kém, nó cho tới một lúc nào đó, thầy nói vậy đó: tất cả những biểu hiện về tướng, tất cả những biểu hiện về chúng sanh, tất cả những biểu hiện về thế giới này khi mà mình đi tới tận nguồn của tâm từ bi rồi mình sẽ thấy nó là sự biểu hiện của tâm từ bi.
Thì lúc đó mình mới giống như đức Quán Thế Âm trong phẩm Phổ Môn đó là: “Từ nhãn thị chúng sanh”, con mắt từ mà nhìn chúng sanh. Mà mắt từ nhìn chúng sanh thì thấy chúng sanh chỉ là biểu lộ của từ bi thôi. Thì một vị Phật phải như vậy, không phải chỉ có trí huệ thôi đâu, cho nên mình phải chú ý tới cái từ bi, bắt đầu mình tập lần lần, lần lần cho tới khi tâm từ bi mình nó mở rộng nó trùm hết. Nói theo như kinh nó chịu khổ nhọc, sở dĩ mình thấy khổ nhọc quá, chúng sanh thôi, một ông mà chịu không nổi, tất cả mấy ông này mình chịu sao nổi, nhưng mà chịu không nổi vì tâm từ bi mình yếu hơn cái khổ nhọc của chúng sanh. Cái đau khổ của chúng sanh nó lớn hơn tâm từ bi của mình, mình không kham nổi.
Nhưng mà: không vào hang cọp làm sao mà bắt được cọp? Anh phải đi tới tận cùng thì anh mới thấy tất cả mọi cái đều là sự biểu lộ của từ bi. Thì như vậy mới chịu nổi, khi mà anh thấy tất cả là biểu hiện của từ bi lúc đó nó có cái bên Tây Tạng nói tánh Không và lạc đó. Không nó đi liền với lạc là vì sao? Khi mà anh thấy tất cả đều biểu hiện của từ bi thì lúc đó chính là cái lạc. Khi mà anh thấy tất cả cây lá, người này người nọ, què cụt xì ke mà túy gì đó không biết, lúc đó là biểu lộ của từ bi thì anh mới có lạc. Thành ra Mật thừa nó quan trọng không phải chỉ tánh Không thôi đâu, mà có cả lạc nữa, thành ra mình để ý mấy vị Phật luôn luôn có vẻ tươi cười, đó chính từ tâm bi mà nó có cái lạc đó.
Trong cái đời sống bình thường mình cũng thấy vậy, sanh ra đứa con, ôm trong mình mình thấy nó vui, xúc động, vì sao xúc động? Bởi vì từ bi, cái niềm vui khi bồng đứa con là gì? Là do từ bi. Chớ nó không do tánh Không, phải hông? Bồng đứa con mà nói đây là tánh Không, thì nó khó vui lắm!
Thành ra nên nhớ cái cao cấp của Ấn Độ và Tây Tạng là không nó luôn luôn đi với lạc. Trí huệ nó luôn đi với từ bi, cái lạc đó là do từ bi mà ra. Mà khi được như đức Quán Thế Âm: mắt từ nhìn chúng sanh. Khi mà anh nhìn bất kỳ người nào bằng cặp mắt từ, thì lúc đó anh có lạc liền, phải hông?
Tánh Hải Kính ghi

1,010

SỐNG TRONG BỒN NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ

SỐNG TRONG BỒN NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ   TƯỢNG PHẬT DI ĐÀ  (Amitabha)Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô

30,340
Thể và dụng của Tâm

Thể và dụng của TâmTất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu

22,773
HIỂU BIẾT - Quotes

Đời sống tốt đẹp thì được cảm hứng bởi tình thương và được hướng dẫn bởi hiểu biết._ Bertrand Russell⚜️ Tri thức là quyền lực._ Francis Bacon⚜️ Kiến thức thì không có

879
Losar – Lễ hội năm mới của người dân Tây Tạng

Giác Ngộ - Nhận lời mời của Giám đốc Hệ thống phát hành Văn hóa phẩm Phật giáo Hoàng Thần Tài, chúng tôi đến tham dự tiệc buffet chào mừng Lễ hội Losar – Lễ

20,548
Cách đơn giản nhận diện ra các triệu chứng tai biến mạch máu não

Cách đơn giản nhận diện ra các triệu chứng tai biến mạch máu não Cần chữa trị tức thời khi lên cơn đột quỵ nhẹĐột quỵ (stroke) xẩy ra khi máu  ngưng chảy lên

20,771
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc