Vấn đề quan trọng nhất của mình là trong khi thiền định là mình phải sống được với ông chủ, đó là khi dễ nhất để mà mình tìm ra ông chủ, bởi vì lúc đó tất cả các giác quan của mình nó không chạy đi đâu hết. Giác quan nó thâu hồi trở lại y như khi chết vậy đó. Khi chết là các giác quan của mình nó thu trở lại. Khi ngủ cũng vậy và khi thiền định cũng vậy. Thành ra nếu như mình tìm ra ông chủ khi thiền định và hậu thiền định thì mình sẽ vượt qua khỏi cái chết. Bởi vì khi chết, cũng đơn giản là giác quan thu trở lại và tiêu mất, thì thiền định cũng thế thôi, thiền định giác quan nó cũng thu trở lại và nó tiêu mất.
Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn như vậy: Bây giờ con mắt trả về cho ánh sáng mặt trời, mũi trả về cho những mùi hương, tai trả về cho những tiếng động… tất cả đều trả về hết, thì lúc đó Phật mới nói, khi mà tất cả đều được trả về hết rồi thì cái đó chính là ông chớ còn là ai nữa? Đó chính là ông chủ.
Thành ra thiền định là cứ trả về, trả về đi trả về cho tới đó là ông chủ.
Còn cái hậu thiền định là sao?
Là không trả về mà vẫn thấy là ông chủ!
Không trả về, mắt vẫn nhìn thấy, tai vẫn nghe, mũi vẫn ngửi, miệng vẫn nếm, nhưng mà đây vẫn thấy rõ ràng ông chủ, điều đó mình phải khám phá để mình sống với nó. Chớ không phải lỗ tai nghe không có ông chủ đâu. Thiền định tạm thời tách mình với sắc thanh hương vị xúc pháp, ở một chỗ, nhưng mà con người ta không thể nào ở một chỗ mãi được mà còn phải làm nhiều việc lắm, phải làm để nuôi sống mình, chưa kể là còn phải làm để mà nếu như mình có cái kinh nghiệm tâm linh nào nó nhiều hay là nó có thể chia sẽ được, thì mình phải chia sẽ cho người khác. Nghĩa là mình phải sống ở đời này, mình phải sống với cái thân này, với mắt tai mũi lưỡi thân ý này, và khi mình tìm ra được ông chủ trong khi mắt tai mũi lưỡi thân ý nó vẫn hoạt động đó, và mình vẫn thấy được ông chủ. Bởi vì đơn giản một điều, khi mình tìm ra được ông chủ rồi, thì mắt tai mũi lưỡi thân ý, ông chủ đó là ai? Nếu không có ông chủ thì mắt tai mũi lưỡi thân ý không hoạt động được.
Tóm lại thiền định là khi mình ngồi thiền mình im lặng, mình trả lại cho trần gian những thứ gì, đó, ngồi trên bồ đoàn mình trả lại hết. Cuối cùng nó lòi ra một cái là ông chủ, đó là Phật pháp hiện tiền.
Còn hậu thiền định là nó bước tới một bước nữa, là ngay khi trong động nó vẫn thấy ông chủ được. Ngay khi trong động chớ không cần định nữa, thành ra mình thấy cuốn của ngài Karmapa thứ chín, Đại Ấn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh đó, bài tập đầu tiên là thấy được tâm khi tư tưởng im lặng, và bài tập thứ hai là khi tư tưởng chuyển động mà vẫn thấy được tâm như thường.
Thật sự ra Phật pháp nó giúp mình trong tất cả mọi thứ. Thầy nghĩ không phải có chủ quan không, chớ, không có cái gì nó có thể giúp mình cái chuyện này hết. Nó giúp mình khi ngồi thiền, có ai ngồi thiền ngồi mãi đâu, cũng phải ra làm việc, cũng phải đi chia sẽ những cái gì về Phật pháp mình đã chứng nghiệm, chia sẽ cho mọi người để cho họ tỉnh ra, thì cả cuộc đời hoạt động như vậy, nhưng mà luôn luôn chứng nghiệm ông chủ, cái hoạt động đó chỉ là chơi chơi vậy thôi, bởi ông chủ luôn luôn đứng bất động, thành ra những hoạt động của mình cũng giống như những vở kịch trên cuộc đời này thôi.
Mỗi người, đàn bà thì đóng vai làm vợ, đàn ông thì đóng vai làm chồng, ông nào cư sĩ thì đóng thêm vai giáo viên nữa, giáo viên dạy đạo. Ông thầy tu thì cũng làm giáo viên dạy đạo. Mỗi người đóng vai vậy thôi.
Qua 24 tiếng này để mình thể nghiệm ông chủ là gì? Khi thiền định mình cũng thể nghiệm được ông chủ đó, và khi đi đứng nằm ngồi, gọi là hành thiền, là thiền đi vòng vòng, mình không làm cái đó mà mình đi tự do tới lui, nhưng mà mình vẫn thể nghiệm ông chủ đó.
Thành ra tất cả Phật giáo chỉ có một vấn đề thôi, là làm sao khám phá ra ông chủ của thân tâm này, là ai, là cái gì, và mình sống với nó cho tới nhuần nhuyễn cho tới khi mình hoàn toàn là ông chủ thì cái thân này nó có làm sao cũng không ăn nhằm gì.
Đã gọi là ông chủ rồi thì mình thấy luôn luôn có mặt, luôn luôn hiện tiền, ví dụ ngài Lâm Tế nói đó, cái người đang nghe đây, tất cả âm thanh tất cả tiếng động người đang nghe đó chính là ông chủ. Nhưng mà cái chuyện này mình phải thể nghiệm, thể nghiệm càng sâu sắc mình mới tin được, chớ bây giờ ai nói là người ta sẽ nói là: ai không nghe. Người nào cũng nghe hết, nhưng mà mình phải đi sâu vào để mà thấy, cái người nghe không phải là lỗ tai, không phải là cái gì hết, cái lỗ tai chỉ là cái duyên ở ngoài cái tiếng động cũng là cái duyên ở ngoài con nơi bên trong nó có một cái bất biến, còn nghe hay không nghe đó là tùy duyên thôi.
Mà người bén nhạy là ngay khi nghe tiếng đó là thấy cái bất biến liền, ngay cái tùy duyên là thấy cái bất biến liền.
Ngay tùy duyên là thấy bất biến liền, chớ không phải tùy duyên rồi năm mười phút sau mới lò mò bắt đầu, thì nó lỡ qua nhiều lắm, ngay tiếng động mình thấy ông chủ đang nghe đó liền.
Người nào mà khi khám phá ra điều đó thì họ tu suốt, chớ họ không có thiền định hay hậu thiền định gì hết. Luôn luôn an trụ trong ông chủ, bất kỳ tiếng động nào, bất kỳ cảnh nào nó xuất hiện, với mắt mình là đều luôn luôn có ông chủ đó.
Nói thẳng ra cuộc đời mình đây, theo thầy nghĩ không biết có đúng hay không, cuộc đời mình sinh ra đây là để làm gì? Để khám phá ông chủ đó thôi! Chớ ăn uống thì được bao nhiêu năm, làm thì cũng mất hai mươi năm, mà ăn uống cũng mất hai chục năm, cũng bù trừ, rồi sau đó cái thân này nó hành mình, hết đau bao tử, rồi huyết áp, đủ thứ trò hết. Thành ra cuộc đời này nói chơi, nói hưởng thụ chớ hưởng thụ bao nhiêu đâu. Ý nghĩa cuộc đời mình ở trần gian này là khám phá ra ông chủ thôi, để mình có thưởng thức nhiều kiếp đi nữa cũng không ăn nhằm gì tới ông chủ đó hết.
Ông chủ đó trong kinh điển nó gọi là “Du hý tam muội” đó, tam muội ở trong thiền định và hậu thiền định là du hý, còn mình du hý cú nào cú đó là bể mặt bể mày hết, xe tung, tai nạn tùm lum…
Thành ra 24 tiếng này mình phải thấy cái quý giá của nó, 24 tiếng không phải tới đây chơi chơi vậy đâu, làm sao mình phải thể nghiệm, mình hạ quyết tâm. Người ta một lần nhập thất tệ lắm cũng mười ngày, đó là ít nhất, còn bên Nhật là nhiều khi ba tháng, còn nhiều vị vài năm là thường, còn mình bây giờ rút còn có một ngày thôi (Thầy cười). Vì vậy làm sao trong một ngày này mình phải thể nghiệm, mình phải hạ quyết tâm, mình có một cái nguyện mạnh mẽ, bởi vì ông chủ đó nó dính liền với mình, nó luôn luôn trong từng sát na, trong từng khoảnh khắc luôn luôn có ông chủ, tại sao mình khám phá hông ra, phải hông? Trong từng sát na luôn luôn có ông chủ tại sao mình không khám phá ra? Mình cứ lấy lý do đổ thừa là tôi cũng bận lắm, bận thì hậu thiền định, không chối từ ở đâu được hết, còn rãnh thì thiền định, không thể từ chối ông chủ đó được!
Hậu thiền định hay thiền định gì cũng là ông chủ đó thôi. Chẳng qua là ông ngồi một cục rồi ông đi chơi vậy thôi, hai ông cũng là một ông đó, nhưng mà hai cái hành động nó khác nhau, hai hình thức hoạt động nó khác nhau.
Tại sao ông chủ ông liên tục trong từng sát na không hở, mà mình không lo, làm sao mỗi người trong 24 tiếng này ít ra làm sao tôi cũng tin nổi cái chuyện Phật giáo này, mình phải cảm nhận để mình tin cho nổi chớ không ai dụ ai hết.
Mình lên mình nghe tiếng chuông, mình đi mình đứng, mình thấy rõ ràng. Rõ ràng thầy hay nói trong mọi cái động thì nó có không gian bất động để có sự chuyển động chớ, chiếc xe nó chạy thì phải có cái không gian bất động đó chớ.
Thành ra bất kỳ một động niệm nào về ý, một ý tưởng khởi lên hay động niệm về tay chân, hay động niệm về cái miệng thì luôn luôn là có sự bất động ở đó. Có cái không gian bất động mình mới di chuyển được chớ không thôi cứng ngắc làm sao di chuyển? Mình đi đứng nằm ngồi đều biết là có cái không gian bất động đó đó. Ý tưởng mình xảy ra, nó khởi lên, khởi gì đi nữa mình cũng phải biết có cái không gian bất động ở đó. Còn nếu không có không gian bất động thì ý tưởng không khởi được đâu, nó đặc sệt như cục đá thì trong đó không có ý tưởng gì hết.
Tánh Hải Kính ghi
Bộ phim không đi theo một số quy tắc làm phim thông thường và gần như không có kịch bản cụ thể. Nhưng chính cái phi cấu trúc đó lại đúng với
Nếu bạn làm việc mà không có thương yêu, bạn đang làm việc như một nô lệ. Khi bạn làm việc với tình thương yêu, bạn làm việc như một hoàng đế.
Tinh Thần Bồ TátNhư chúng ta đã biết, Bồ tát là người khát khao và nỗ lực đạt đến giác ngộ để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Bồ đề
Chùa Niệm Phật Tên thường gọi: Niệm Phật. Địa chỉ: 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, huyện Thuật An, Bình Dương. ĐT: 0650 726262. Chùa toạ lạc
NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜINhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt