_Thưa thầy, chúng con biết cái nền tảng là cái sẵn có, chúng con tu học trên đó. Nhưng mà để thấy được nền tảng là một bước hết sức khó khăn, bắt buộc trên đường tu là phải thấy rồi mới tu tốt được. Và xác quyết cái thấy đó cũng là một điều trăn trở. Nhiều người vẫn còn trở ngại tuy thiết tha nhưng vẫn chưa thấy, xin thầy chỉ dạy cho chúng con.
_Thì vậy, tất cả những chuyện mà mình bày ra đây là để làm sao cho mình thấy được cái đó. Thì tùy căn duyên, tùy duyên của mỗi người thôi, phải hông? Từ những buổi thuyết pháp, từ những buổi tụng kinh, từ những buổi ngồi thiền gì gì đó hay là những buổi nói chuyện ngoài kia, uống trà nói chuyện; thì nó luôn luôn hiện bày. Thành ra người nào họ trúng cái ngày tốt số của họ thì họ trúng vé số.
Như thầy từng nói vị Thiền sư Cảm Thành, thiền sư thứ hai của phái Vô Ngôn Thông, khi có người hỏi thế nào là Phật tâm thì ngài đáp: “Chưa từng che dấu.” Cái nền tảng nó chưa từng che dấu mình hồi nào hết, chẳng qua mình vô minh mình tự che mắt, mình đeo nhiều thứ kiếng vô quá cho nên nó không thấy nữa, thành ra bây giờ hỏi làm sao? Thì thầy cũng chẳng biết làm sao nữa. Hà hà!
Nghĩa là vấn đề là thầy luôn luôn bày cái đó ra, bữa nào ông nào trúng số tốt gì đó, ông rờ trúng cái đó vậy thôi. Nó không riêng một chỗ nào hết, đã gọi là Pháp Thân thì trong vũ trụ này không chỗ nào là không có nó, không có không gian nào là không có nó, không có thời gian nào mà không có nó, thành ra mình phương tiện là mình làm tất cả những cái này để làm gì? Để mà cho anh nào anh tới cái duyên anh rờ thì nó đụng thôi.
Cũng giống như vị thiền sư nào đó nói: ban đêm mà mình ngồi thiền, cái gối mình nó rớt sau lưng, thì cứ rờ tới rờ lui một chập thì trúng cái gối thôi. Nó nằm đây chớ đâu, nhưng mà anh rờ do duyên hay gì đó, anh rờ nhanh chóng lắm, nhưng mà có nhiều anh rờ mãi mà không thấy. Nó cũng nằm đâu sau lưng, nó đâu có chạy, nó cũng nằm trên gường này thôi.
Anh nào rờ, phước thì nó nhanh nó trúng liền, rờ tay trái không được thì rờ tay phải, rờ một chập thì nó cũng nằm đó, bởi vì nó không chạy đi đâu hết. Vấn đề là tại sao mình mở những cái khóa như là hai bốn tiếng để làm đủ trò hết: nghe thuyết pháp rồi tụng kinh, ngồi thiền, đàm đạo, rồi đủ thứ chuyện ăn uống, tất cả những cái đó, nó bày hiện ra cái thấy đó hết, nhưng mà tới một lúc nào đó, chắc có lẽ lúc nào đó duyên làm sao đó nó thấy ra thôi. Chớ còn ánh sáng có bao giờ nó che dấu, nó làm khó mình đâu. Ánh sáng nó chẳng bao giờ nó che dấu mình hết, nhưng mà vấn đề là thấy hay không thấy, thấy nhanh hay thấy chậm cái đó là do của mình. Ánh sáng nó không có che dấu, ngay cả người mù nó cũng có ánh sáng nữa. Đâu phải mù là không có ánh sáng đâu. Cái duyên là mình tổ chức những buổi này làm những cái này là để mình khám phá ra cái vô lượng quang là thế nào. Đức Di Đà là ánh sáng vô lượng mà mình đây chẳng lẽ không có? Cũng có chớ nhưng mà mình không thấy. Bởi vậy người xưa họ hay nói Không Minh là vậy đó, Không là tánh Không nó rỗng rang nhưng mà cái rỗng rang đó nó là ánh sáng. Chớ không phải rỗng rang như cái vũ trụ ban đêm dòm lên nó tối hù đâu.
Mình thấy vậy đó, đó là cái nền tảng, và cái điều mình thấy chắc chắn quyết chắc là cái nền tảng đó có sẵn rồi, bởi vì đối với Phật giáo nó đơn giản lắm, cái gì mà mình tạo lập ra được, cái gì có sanh thì cái đó có diệt, cái đó vô thường. Cái này có sẵn đó gọi là Phật tánh, bởi vậy trong kinh đức Phật nói: Ta là Phật đã thành còn các ngươi là Phật sẽ thành. Cũng thành thôi, sẽ thành hay đã thành, trong đó nó có cái giác hết, nhưng mà cái giác của mình nó còn lơ mơ mình không tin mình giác nữa. Mình không tin nhiều khi mình hỏi, là cái biết với ánh sáng nó khác nhau chỗ nào? Thì trong biết nó phải có ánh sáng chớ, cái vấn đề là vậy thôi. nãy giờ mình nói nền tảng thì mình phải tin chắc một điều, cái nền tảng đó nó nằm trong, cái ánh sáng đó nó nằm trong mắt tai mũi lưỡi thân ý của mình, nó đầy dẫy hết, nó luôn luôn có, nó trong mắt tai mũi lưỡi thân ý, nhưng vấn đề là tại sao mình không thấy, chắc là nhiều khi mình ham chơi quá, mình lo thấy cái đối tượng nào đó chớ mình không thấy cái sinh ra đối tượng đó. Cái sinh ra đối tượng đó chính là Tánh Không và Tánh Sáng đó, chính hai cái đó.
Cho nên mình để ý vị Thiền sư của Việt Nam mình là ngài Trần Nhân Tông, là ngài dùng thẳng cái chữ là tánh sáng. Trong bài Cư Trần Lạc Đạo Phú đó là luôn luôn là ngài nhắc tới cái chữ tánh sáng ngài dùng thẳng cái chữ đó ngay cả các vị Thiền sư Trung Hoa cũng ít dùng chữ dó lắm, mà vua Trần Nhân Tông dùng chữ rất nhiều trong bài đó. “Được tánh sáng thì hầu mới được an”, gì đó. Thành ra vấn đề tu hành của mình, cũng có những người thấy được cái đó, và có người chưa thấy, cái đó do cái duyên này nọ nhưng mà nên nhớ một điều thấy không thấy gì là luôn luôn nó có sẵn đó.
Người lanh lợi mở mắt ra thì thấy ánh sáng liền chớ không có lôi thôi gì hết, còn người kia nhiều khi nó ham dòm đối tượng cái này cái nọ, thấy bức vách chớ đâu thấy ánh sáng đâu, còn bức vách đó mà không có ánh sáng làm sao thấy bức vách được?Thành ra hồi xưa người ta dùng cái chữ hồi quang phản chiếu là vậy, hồi quang là đừng có thấy đối tượng, hồi quang là xoay lại ánh sáng, là mình sẽ thấy nó liền. Bởi vì đơn giản thôi, không có ánh sáng lấy đâu thấy đối tượng. Có khổ là mình cứ ham thấy đối tượng mà mình không thể thấy ánh sáng được. Cho nên chỉ cần hồi quang phản chiếu là thấy ánh sáng liền, mà ánh sáng thì chỗ nào hổng có?
Thành ra mình phải tu hành, mình phải biết cái nền tảng là Tánh Không và Tánh Sáng đó nó luôn luôn có mặt dầu mình có mê muội trời gì cũng mê muội trong Tánh Không và Tánh Sáng đó, vấn đề là mình làm sao mình khám phá ra nó sớm nó khỏe cuộc đời mình, còn mình không khám phá sớm thì mình cứ chạy theo những cái đối tượng này miết thôi. Chạy theo những đối tượng miết mà mình cũng không biết thật sự mình là ai?
Mình chính là cái Tánh Không và cái Tánh Sáng đó, chạy đi đâu nữa, tìm ở đâu nữa? mình chính là Tánh Không và Tánh Sáng đó.
Đó, như bây giờ, cái mà mình nói cái nền tảng đó, Tánh Không Tánh Sáng đó bây giờ nó có ở đây nè. Tin hông? Nếu nó không có ở đây thì làm sao tìm ra được? đơn giản vậy thôi, chẳng lẽ bây giờ thuê máy bay, một chiếc gì, nghe nói sắp làm máy bay chở hành khách lên mặt trăng, lên trên đó mới tìm thấy à? Hay là bây giờ đi qua Ấn Độ mới tìm thấy còn ngoài ra chỗ khác không có? Thì đó không phải, chỗ đó có thể là cái duyên để mình thấy được nhiều hơn, phải hông? Nhưng mà đã gọi vô lượng quang thì không chỗ nào là không có.
Có người chưa thấy hoặc mới tiếp xúc sơ sơ thôi. tiếp xúc xẹt xẹt cái rồi quên đâu mất. Nhưng cái quan trọng nhất là mình phải tin là mình luôn luôn có cái đó. Luôn luôn ở trong Tánh Không và Tánh Sáng, y như con cá nó luôn luôn nó bơi ở trong đại dương, nhưng nó hỏi đại dương là cái gì. Chắc nhiều khi nó quen quá, nó ở trong biển nó hỏi đại dương là cái gì. Rồi gặp con người trên này đứng hỏi nó càng luống cuống, hỏi cá mầy có biết đại dương là cái gì nó càng hoảng lên nữa. Đại dương là cái gì? Không có đại dương sẽ không có con cá. Không có nền tảng mình không có ngồi đây, đơn giản, không có Tánh Không Tánh Sáng mình không có ngồi đây. Mình ngồi đây chứng tỏ nó phải có cái đó. Mà vấn đề làm sao thấy cái đó, tu hành lên lên nữa cho đến khi nó hiện tiền. Hiện tiền là sao? Nó có ngay trước mặt, thành ra thầy hay nói vậy đó. Chính vì nó có ngay trước mặt nên mới thuyết pháp được, tôi có thấy pháp ngay trước mặt bây giờ tôi mới nói pháp được chớ bây giờ tôi nói cái gì bây giờ? Tôi thấy ông Hải ngồi trước mặt, tôi nói dỡ nữa thì tôi cũng tả ông Hải mặc áo lam, đeo kiếng đeo này nọ, vì có trước mặt. Còn bây giờ hỏi tả ông Hải mà mình không thấy ông đâu hết, biết đâu mà tả, bữa nay ông đeo kiếng mát rồi sao, bữa nay ông mặc áo nâu rồi sao, hoặc bữa nay ông ở Cần Thơ ông không lên mà mình ngồi mình tả ông Hải thế này thế nọ nhưng mà đâu có thấy ông, bởi vì ông không có lên.
Thành ra tu hành là vậy, anh phải tu hành cho tới khi những cái đó nó trở thành có trước mặt anh. Những cái đó nó trở thành như kinh Nhật Tụng, mình phải tụng nó hằng ngày, không phải tụng kinh đó đâu, mà phải tụng cái đó đó hằng ngày. Không những hằng ngày mà từng phút từng giây mình phải tụng nó. Nó mới thuộc được chớ không thôi tụng một chút xíu bỏ đi, thì đâu có thuộc, đâu có nhớ gì đâu, mặc dầu cuốn kinh đó nó luôn luôn ở trước mặt mình đó. Nhưng mà phải tụng, không thôi cái tánh mình cũng ham chơi lắm. Không tụng nó là mình quên liền hà.
Thấy rồi, thấy cuốn kinh rồi, sờ sờ đó rồi nhưng mà phải chuyên cần, mới tinh tấn ba la mật được, chớ tinh tấn cái gì? Tinh tấn cái gì bây giờ? Như thầy hay nói ba là mật là cái Tánh Không và Tánh Sáng đó. Mình bố thí mà có Tánh Không và Tánh Sáng đó mới gọi là bố thí ba la mật. còn bố thí ở ngoài ai bố thí không được, phải hông? Mình cũng cho người ta vài chục được chớ sao không được, nhưng mà Ba la mật là bố thí trong Tánh Không và Tánh Sáng đó. Mình càng bố thí nhiều chừng nào mình càng tương ưng với Tánh Không và Tánh Sáng đó. Tinh tấn Ba la mật cũng vậy. Tinh tấn là anh tinh tấn trong cái đó, tinh tấn đúng chỗ. Chớ không phải tinh tấn vu vơ, có nhiều người tinh tấn vu vơ lắm. Rồi khổ hạnh cũng vu vơ, rồi nói sao tu hành khổ như vậy. Khổ quá là bởi vì vu vơ.
Thành ra cái điểm quan trọng nhất khi tu hành là mình phải tin cái điều đó, đức Phật khi ngài giác ngộ ngài nói: Lạ lùng thay tất cả chúng sanh đều có cái giác tánh của Như Lai, mà tại sao nó lăn lộn điên đảo như vậy? Luôn luôn là có, mình chỉ tìm lại cái có sẵn của mình thôi, chớ không phải tạo ra cái gì hết. Cái nền tảng cũng giống như hỏi mình ngồi đâu đây? Thì mình ngồi trên đất chớ không lẽ mình ngồi trên mặt nước. Luôn luôn mình ngồi trên nền tảng, chẳng qua mình đi tìm lung tung, xa vời rồi vọng tưởng ra đủ thứ chuyện, cái nền tảng này là một cái gì đó, thiệt ra cái nền tảng ngồi chỗ nào thì nền tảng chỗ đó chớ nền tảng chỗ nào nữa?
Ha ha!
Tánh Hải Kính ghi
Những buổi lễ hội làm cho tâm mình nó thiêng liêng; lúc đó thân, khẩu, tâm, của mình nó hợp nhất lại; còn bình thường tâm mình đi một đường nhưng thân
TA ĐANG LÀM GÌ ĐỜI TA?I. Cái gì quản lý con người ?“Nếu không có đấng sáng tạo chủ quản tất cả, không có nguyên lý nào siêu vượt trên con người,
Chiều này mình bắt đầu vô cái khóa hai mươi bốn tiếng, chủ đề: trực tâm là đạo tràng.Tu hành, mình phải biết đạo tràng là một cái gì đó trang nghiêm
Người con mù của vua A-dục (Ashoka)Hai trăm năm sau ngày Phật Cồ-đàm nhập diệt, một viên tướng tên là A-dục (Ashoka) nắm quyền lãnh đạo Ấn Độ. Là một vị vua
Anh Chánh anh yêu cầu là mình bàn về chủ đề nhẫn. Mà anh có nói trước là đức Thích Ca nhẫn ngồi dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày đêm.Nhẫn
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt