Bây giờ là mình tự nhiên một chút, thầy muốn nói về một câu kinh thôi, là câu kinh mà mình thường tụng đó, câu kinh ở trong kinh Kim Cương: “Như Lai tức là nghĩa như của tất cả các pháp”; tại sao tất cả nó đều biểu lộ cái nghĩa như của nó, mà mình không thấy? Như Lai là nghĩa như của tất cả các pháp, các pháp nó luôn luôn biểu lộ cái nghĩa như của nó, cái tánh như của nó, cái chân như của nó; mà tại sao mình không thấy? Thật sự ra nó luôn luôn biểu lộ, nhưng mình không thấy, bởi vì mình tự che mình lại, che trước hết là mình hay đặt tên nó. Mới gặp một anh nào, một cái gì đó thì mình đặt tên rồi mình bỏ qua, chớ mình không thật sự thấy nó, phải hông?
Như cái bình bông này nó khác với cái bình bông hôm qua hôm kia, bông cũng loại đó thôi, nhưng mà mình vội vàng mình đặt cho nó là cái bình bông, cái bình hoa. Là mình không để ý tới nó nữa, thành ra cả cuộc đời của mình nhiều khi mình sống chỉ trên ngôn ngữ, văn tự thôi chớ không sống trên thực chất của cái đó; mình vội vàng mình đặt tên, bất kỳ cái gì mình cũng vội vàng mình đặt tên.
Trong khi đó mình thấy, ví dụ như ông Sơn chẳng hạn, tháng trước tới giờ đâu còn ông Sơn đó nữa, mọi tế bào nó đều thay đổi hết, tóc tai đồ gì nó đều thay đổi hết, tế bào xương, tế bào gì nó đều thay đổi hết; mình cứ dòm thấy ông Sơn mình nói đây là ông Sơn, với tánh tình như thế này với tánh tình như thế nọ, với những tánh tốt như thế này, với những tánh xấu như thế nọ; thì mình vội vàng dán nhãn lên là mình không thấy được ông Sơn là gì.
Thầy lặp lại là: “Như Lai là nghĩa như của tất cả các pháp”, mình không thấy được cái nghĩa như của tất cả các pháp, vì mình vội vàng mình dán tên nó, phải hông? Mình vội vàng mình dán tên cho từng cái một, và mình chỉ đọc nó, mình hiểu nó bằng cái tên đó thôi; chớ mình không thấy cái sự thật của nó, mình không thấy cái thật tướng của nó, mình chỉ thấy cái tướng do cái nhãn hiệu mình dán cho người ta thôi. Thành ra cuộc đời mình thấy vậy chớ mình sống chỉ bằng những danh tự thôi, y như đọc tờ báo vậy, mình chẳng biết ở trong là cái gì, nó chỉ là những ngôn ngữ, ngôn ngữ…
Thành ra một trong những cái mà làm cho mình lầm nhất là mình đặt tên cho sự vật; trong khi đó mỗi sự vật nó đều hiển bày cái nghĩa như của nó hết, mà mình không thấy được bởi vì mình vội vàng dán tên vô, cái tên nó chết cứng đó, thành ra mình không thấy cái thật của nó là gì.
Đó là một lý do, mà lý do đó là ngôn ngữ, nó là một dụng cụ rất là tốt nhưng mà nó là cái che mờ đi thực tại, che mờ đi nghĩa như của tất cả các pháp, thí dụ mình mới thấy ông Minh thì mình nghĩ tới đồng chì kẽm gì đó (vì anh Minh chuyên làm nhôm), chớ ông cũng là ông cha của mấy đứa con, ông có cái chùa để lo riêng cho những người nào mà họ tới họ lễ lạy họ cầu phước đức, rồi ông là một ông giám đốc của một số đông công nhân… nhưng mà mình dán nhãn cho ông, coi như ông chết rồi dán hòm dán nhãn vậy là xong, thành ra trong đời sống này mình chưa bao giờ bắt gặp cái thật tướng của pháp là gì hết, do dán tên dán nhãn của mình, cho nên bây giờ cái vấn đề tại sao mà mỗi sự vật nó đều hiển lộ cái nghĩa như của nó mà mình không thấy được, là vì mình vội vàng mình dán nhãn cho nó.
Bây giờ mình cứ nhìn một cái cây gì đó đi, ví dụ mình thấy đức Phật Thích Ca, trong 49 ngày sau khi giác ngộ, thì tuần lễ thứ hai ngài nhìn cây bồ đề suốt bảy ngày liền không chớp mắt, ngài nhìn suốt chi vậy? Bởi vì ngài không vội vàng đặt tên đây là cây bồ đề, trong cái nhìn không chớp mắt đó ngài thấy thật tướng cây bồ đề là gì, nó hiển lộ nghĩa như của pháp là gì, đơn giản như vậy đó. Thành ra suốt đời, mình cứ sống phớt phớt bằng chữ nghĩa vậy thôi, chớ mình không có chạm được cái thực tại, mình không chạm mặt được với thực tế; cho nên là muốn chạm mặt với nó thì mình phải không còn thói quen đặt tên.
“Ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt”, là cái nơi mà đường ngôn ngữ nó chấm dứt, và cái chỗ chuyển động của tâm nó an. Và đó chính là cái mà ngài Trần Nhân Tông nói là: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” bởi vì mình đối cảnh mình không có tâm, mình không có đặt tên mình không có lộn xộn, không có khởi gì hết thì đâu cần phải hỏi thiền? Đó là nghĩa Như của tất cả các pháp, mình không có Vô tâm nổi, nên tu hành là làm sao nó trở lại tâm Vô tâm, đó cũng là chỗ mà kinh Kim Cương nói là tâm không trụ, cái tên không trụ và cái tướng của nó là cái thật tướng, cái nghĩa như của cái pháp đó nó hiển lộ ra, thì thiền sư cũng thấy cái hiển lộ đó thôi; ngay cả đức Thích Ca ngài cũng khám phá ra sự hiển lộ của nghĩa như đó thôi; và ngài giác ngộ và mình đi sau mình khám phá ra một phần nào nghĩa đó, nhưng mà một phần đó đủ xài cho mấy đời rồi; chớ mình làm sao mình khám phá hoàn toàn nghĩa như của tất cả các pháp được.
Chỉ có Phật mới là hoàn toàn thôi, mình chỉ một phần nào đó thôi là cũng mấy đời rồi, không phải mấy đời mà đủ muôn kiếp nữa, bởi vì khi mình thấy được nó rồi thì lần lần nó sẽ tự động khai mở ra cho mình, bởi vì nó vốn mở như vậy mà, cho nên tu hành là để gạt đi những cái động tâm của mình, cái phiền não của mình; mình mới thấy cái gì là mình.
Đặt tên nó thì phiền não, cái này tôi thích cái này tôi không thích; cái này của nhà sản xuất gì đó... Đó chính là bổn lai diện mục của mình, nhưng trong một niệm thôi, mình làm là mình thành anh cùng tử trong kinh Pháp hoa, như vậy là bắt đầu mình xa cách, rồi vô chữ nghĩa, đặt tên đủ thứ; nó ngay sờ sờ trước mặt mà mình làm cho nó thành ra càng ngày càng xa. Vì mình không chịu đi con đường làm Phật mà mình chỉ đi con đường chúng sanh thôi, thành ra càng ngày nó càng xa, chớ không có cái gì ghê gớm hết.
Mình thấy vậy đó, mình phải làm sao trực tiếp với sự vật, trực tiếp với từng người, thì cái trực tiếp đó là mình sẽ thấy thật tướng của nó là cái gì? Chớ mình không chịu trực tiếp, mình cứ đặt tên mình cứ lộn xộn, mình không trực tiếp, thành ra cái tánh thấy đó nó trực tiếp nó sẵn sàng vậy đó, chẳng qua là mình bị che, mình thấy ông này, cái trong đầu đặt tên ổng là cái gì, ông tới với mình đã bao lâu rồi, ông cúng dường mình bao nhiêu hay là ông có nói gì sau lưng mình không?...
Khi mà thấy trực tiếp, đó chính là Vô tâm, “Vô tâm chớ hỏi thiền”, và khi trực tiếp như vậy, thời gian không có nữa, bởi vì thời gian chỉ là sự kéo dài của tâm thức mình nó vậy vậy, nó chảy miết thôi, chớ khi anh trực tiếp với một sự vật, anh nhìn tượng Phật coi khi anh trực tiếp với tượng Phật thì lúc đó không có thời gian không gian gì hết, lúc đó anh có nghĩ con là Thế Đăng, sinh ra một ngàn bao nhiêu, rồi năm nay con bao nhiêu tuổi, con làm gì… lúc đó hết trực tiếp, thành ra thấy chỉ là thấy trực tiếp không có một cái gì xen vô hết, đơn giản vậy thôi; còn cái gì xen vô thì phải tháo nó ra, với cái thấy trực tiếp rồi mình sẽ thấy những cái xen vô là chướng ngại, rồi mình tự động mình lấy ra thôi, cũng giống như mình thấy cái chén nó bụi quá thì mình tự động mình lau chớ không có gì hết, nó đơn giản vậy đó; à, thì mình thấy là nó rất đơn giản, nhưng mà mình loay quay, loay quay làm cho nó vọng tưởng là mình đặt tên, tánh thấy là thấy trực tiếp, thấy là thấy thôi, thì ra trong kinh gì của hệ Pali nói là: “Khi thấy chỉ là cái thấy, khi nghe chỉ là cái nghe” thì đó chính là Tánh thấy.
Đó ví dụ như bây giờ:
BỐP! (Thầy đột nhiên vỗ lên bàn)
Đó! nghe chỉ là cái nghe thôi! Trong đó không có một niệm nào hết, đó chính là giải thoát, phải hông? Không có sanh sự gì hết, mình:
BỐP! (Thầy vỗ tay thật lớn)
Đó, không có một cái niệm nào trong đó hết, không có một cái gì, đừng có ngồi phân tích ra là: ông thầy, ông vỗ tay này là có ý đồ gì đó, chớ khi nghe nó trực tiếp như vậy đó, từ trước đến giờ mình trực tiếp với Niết bàn, chỉ có sanh sự mới là không trực tiếp thôi.
Trước khi sinh ra cũng trực tiếp với Niết bàn, khi sinh ra cũng trực tiếp với Niết bàn, sống bao nhiêu năm lang thang gì cũng vẫn trực tiếp với Niết bàn hết; chẳng qua mình không chịu nhận cái đó thôi, mà mình đi lăn xăn. Rất là trực tiếp, đơn giản, thành ra tại sao ngài Lâm Tế ai hỏi ngài là ngài dùng gậy đánh, bởi vì khi đánh cái đau nó trực tiếp lắm, hoặc khi chịu cú đánh đó nó trực tiếp lắm không phải là thầy đánh mình hay là cái gì gì đó, nó phải là cái trực tiếp, phải hông? Một cái cảm thọ trực tiếp là nó; đó, cảm thọ trực tiếp đó chính là Niết bàn.
Nên nhớ trong Mật thừa là năm cái giác quan của mình: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; bản tánh của sắc thọ tưởng hành thức đó chính là Phật nguyên thủy; như sự lăn xăn của mình thật sự ra cái gốc rễ của nó, cái nền tảng của nó, cái quê hương của nó chính là Phật A Di Đà, cảm thọ cũng là Phật gì đó; rồi tất cả sắc thọ tưởng hành thức, cái nguồn gốc của nó chính là một vị Phật bổn nguyên, chứng tỏ năm cái giác quan đó đều là xuất phác từ cái bản tánh bổn nguyên của mình, mà tại sao mình không thấy cái đó?
Từ cái bản tánh, từ cái nền tảng mà ra để mình thấy đây, nó đi ra một quá trình sanh tử, là căn trần thức, phải hông? Bây giờ dẹp ba cái căn trần thức thành một vị thôi, thì cái này là Phật bổn nguyên:
BỐP (Thầy vỗ lên bàn một tiếng), phải hông?
Đó, thì tu hành là vậy đó, đừng có cái tánh thấy của tôi ở đâu, rồi con mắt tôi thấy, rồi tới trần là cái tướng riêng, rồi thức… Tất cả một vị!
Phật bổn nguyên là từ cái thấy của mình cho tới cái thấy phiền não của mình đều là một vị hết, đó chính là Niết bàn!
Rồi thôi thầy nói sơ sơ như vậy, vị nào hỏi đi cho nó xôm tụ thêm, để thầy nói riết rồi nó hết chuyện nói rồi sao?
Sắp tới thầy cầm hèo đứng đây đánh thôi chớ nói gì nữa. (Mọi người nghe thầy nói rồi cười)
Hồi đó thầy có viết trong bài gì về sư ông, thầy viết: lưỡi của sư ông ra ngoài các sự vật, nó ra ngoài hết rồi, còn nói gì nữa bây giờ, nói tới hết cỡ “nghĩa như của tất cả các pháp” rồi thì còn gì mà nói nữa?
Thành ra muốn biết kỷ niệm thầy thì cứ ôm cây cột mà hỏi nó. (mọi người đều cười)
Tánh Hải Kính ghi
Nhiếp ảnh Việt và “đường ra biển lớn”Ghi danh trong các giải thưởng World Press Photo 2013 đến Sony World Photography 2013 và Smithsonian Photo Contest, nhiếp ảnh Việt Nam đang dần
A Glance Meditation on All the Important Points of the Lam-RimTác giả chánh văn: Vajradhara Losang Jinpa Chuyển Anh ngữ: Ven. Thubten Dekyong Chuyển Việt ngữ: Hồng Như Pháp Quán Tóm Lược
Pháp thân là vậy đó, Pháp thân là tánh Không, tánh Không là vô tự tánh của tất cả các pháp chớ không phải Pháp thân nó nằm đâu riêng mà các
TINH THẦN ĐỘC LẬP CỦA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Các chính sách chuyên chế thường đố kỵ tinh thần độc lập nơi mỗi cá nhân, ví dụ một tôn giáo võ đoán khi nó cưỡng
Nam Kinh, Trung Quốc – Ngày 12-6, qua truyền hình và Internet, hàng triệu người ở Trung Quốc đã theo dõi các nhà lãnh đạo Phật giáo và nhà khảo cổ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt