_Thì cũng thấy tâm bên trong và tâm bên ngoài, vấn đề là mình có thấy được tâm mình trong từng phút giây không? Mà khi mình thấy nó, là người chứng kiến nó, là mình tách lìa nó liền; như thầy chứng kiến cái ly này thì nó tách lìa cái ly này, chỉ đơn giản vậy thôi, và tách lìa nó chính là giải thoát.
Khi nào mà mình thấy thân tâm mình, nghĩa là mình đang tách lìa nó phải hông? Đó chính là sự giải thoát; bậc Ala hán là bậc tách lìa hẳn luôn, vậy thôi; còn mình tách lìa mà nó cứ lem nhem, lem nhem, phải hông? Nó còn gian díu lem nhem thì mình phải lo.
_Thưa thầy nói đúng, có khi mình thấy được, có khi nó vẫn quay trở lại bình thường (nghĩa là chưa tách lìa).
_ Là mình chưa thật thấy, mình phải làm cho nó hết mức để nó ở lại, như mình tách lìa mình mới thấy nó được, nó phải luôn luôn như vậy chớ còn cứ làm lem nhem thì vài bữa mấy ông thần chết, ông thần xui xẻo nào mà ông hô lên, mình thấy rụng rời tay chân rồi lúc đó thì làm ăn sao đây?
_Thưa thầy khi quán thân trên thân, thân mình nó làm bậy thì sao?
_Khi anh quán cái thân trên thân là anh đang điều khiển cái thân anh đó, phải hông? Sao thân này làm bậy được? Mình quán nó là mình kiểm soát nó, làm sao để nó làm tầm bậy được? Nó làm tầm bậy khi mình không thấy nó, còn quán thân trên thân nghĩa là có tôi chứng kiến, tôi thấy anh, thì anh không thể làm bậy, nhiều khi mình không thấy cho nên mình làm bậy mình không biết.
_Thưa thầy, thầy nói lại chỗ mình chứng kiến cái thân tâm mình, thưa thầy nói rõ hơn.
_Thì anh có làm tự nhiên nó biết chớ, như thầy chứng kiến cái quạt này đang quay qua quay về, thì thầy thấy tách lìa nó chớ gì nữa, phải hông? Cứ làm đi rồi biết chớ mình không hỏi mấy chuyện này, như trong kinh nói: “Uống nước, nóng lạnh tự biết” đó; bây giờ không chịu uống cái ly này mà thầy nói: trong này nóng, lạnh thì Long cũng không biết nóng hay lạnh nữa.
Phải thử nghiệm, kinh nghiệm; Phật giáo không phải ngồi đó mà tưởng tượng, chưa hiểu thì 24 tiếng này từ nay tới mai cứ quán thân, quán tâm thử coi sao? Ngay cả khi mình ngồi thiền định tâm mình cũng biết tâm mình định, ngay cả định thì chứng kiến cũng tách lìa với định nữa, loạn thì biết loạn, định thì biết định; nghĩa là trong những tầng bực cao cấp mình vẫn biết đúng là tâm mình đang định, và biết như vậy là nó tách lìa với cái định cao cấp đó; chớ nhiều khi lọt vào các tầng định cao cấp thấy sướng quá rồi ở trỏng miết thôi.
_Con thấy trong bài kinh liệt kê ra các mức độ thô như tham sân si, rồi từ từ vô trong các tầng định, rồi đến giải thoát; các dạng tâm thức biểu hiện vẫn bị nhận biết có phải không thầy?
_Thành ra cứ tu hành một pháp môn thôi, đừng có ham gì cho nó nhiều, mình phải quan niệm, mình đang ở trong cái nhà tù sanh tử vậy đó. Nhất định mình soi chỗ này rồi, người ta cho mình khoan chỗ này thì mình cứ khoan chỗ này đi, chớ đừng khoan ở đây lại nghe ai nói bên kia tường mỏng, lại chạy qua bên kia khoan, rồi khoan một chút xíu lại nghe ai nói phía này ngon hơn… lại qua khoan; mình thấy chưa tới đâu là hết đời mình rồi, cuộc đời mình nó mau lắm.
Nên nhớ cuộc đời mình nó không đủ để tu hành một pháp môn đâu. Đừng có nghĩ Phật giáo là dễ ăn dễ nuốt; mình thấy các bậc vĩ đại như trong lịch sử Thiền tông hay Đại Toàn Thiện; họ làm mấy chục năm, mà họ tái sanh đó chớ đâu giởn chơi đâu.
Mình đừng có nghĩ là cuộc đời này nó rộng, thật ra thời gian này rất nghèo rất ít, mà mình thì không lo, bởi vì mình tu một chữ Phi của Phật giáo mình tu một đời không hết đâu, chắc chắn nếu mình tu hết là mình thành Phật rồi! Chẳng qua mình bước vào con đường giải thoát, mình thấy mình càng ngày càng sáng sũa, càng giải thoát; nên mình tiếp tục, chớ làm sao một đời có thể biết hết được chữ Phi.
Những chữ thế gian như tự do, dân chủ đến nay mấy ngàn năm rồi mà mỗi ông tiến sĩ định nghĩa vẫn chưa êm, mình đọc sách mình biết chỉ có một chữ văn hóa thôi cho đến bây giờ chưa có một định nghĩa nào mà mọi người đều chịu hết.
Cuộc đời mình nó quá ngắn để cho một chữ của Phật giáo, mình phải thấy như vậy; không phải như mình tưởng mình gặp bộ kinh nào mình cũng nuốt, không phải đâu, nuốt mà như con mối ăn quyển kinh vậy thôi chớ nuốt mà không hiểu gì hết.
_Thưa thầy, thầy nói sanh tử, ai cũng biết nhưng còn xa quá người ta thấy chưa sợ; như thi đại học nếu mình thi rớt thì cuộc đời mình kể như đi đứt, lúc đó mình nỗ lực ghê lắm, mình làm bí mình cũng nổ lực cho nó ra; con nghĩ nếu mình không có áp lực gì đó, thì mình không chịu thực hành.
_Thì đó, cũng vậy cho nên, thầy nói là phải đọc, tham thiền thiền định, bên Tây Tạng tu Ngon ro là tu sơ bộ đó tu ba năm lận, mình phải thiền định về bốn cái chuyển tâm, ví dụ như một trong những chuyển tâm của mình là không biết chết lúc nào, chắc gì người nào bảo đảm là tôi sẽ sống tới ngày mai? Ngay cả Obama cũng chưa chắc bảo đảm sống tới ngày mai; không có ông nào chắc được hết; thành ra, mình phải lo.
Thứ hai là sanh tử này nguy hiểm lắm, thầy thấy nguy hiểm thiệt; bởi vì thầy thấy là ở đời này chẳng ai học được cái bài học nào hết. Chuyện ông Phước, mình cũng dòm vô đó mình cũng chẳng học được, chuyện ông Dũng đang còn nằm đó mình cũng không học được; một đời này mình không học được cái kinh nghiệm gì hết.
Rồi thứ hai nữa những kinh nghiệm đau thương của đời trước, mình cũng không biết, hồi đó tôi chết vì cái gì, tôi đâu có nhớ đâu; do đi đánh trận mà chết hay vợ ngoại tình tôi đi cắt cổ này nọ; ông đâu có nhớ gì đâu, thành ra bây giờ tôi thấy đàn bà tôi vẫn ham như thường! Không ai nhớ cái gì hết; thành ra sanh tử luân hồi là cái vòng tròn cứ lặp lại vậy thôi; xoay hết một vòng rồi lặp lại, xoay hết một vòng rồi lặp lại… cứ làm lại tiếp, làm lại tiếp, cứ vậy thôi, mình không có học được bài học gì hết.
Cái nguy hiểm của sanh tử là ở đời này mình không có học được cái gì hết; chớ phải mình nhớ hồi xưa mình giàu ghê lắm, mà bị một cú cái nó sập tiệm hết, thành ra bây giờ mình giàu để làm gì? Mình cứ cày cuốc rồi cuối đời nó sập tiệm cuối cùng mình không mang theo được cái gì hết; cho nên mình học mình phải có cái trí huệ Ba la mật mình mới học được bài học này, còn không mình không học được cái gì hết; rồi mình thấy cha kia lỗi lầm mình cũng không học được, rồi mình lại tiếp tục, kỳ sau mình lại tiếp tục lập lại. Mình thấy con người mình kinh khủng lắm chớ không phải giởn chơi đâu.
Có những người thầy nói rõ ràng là anh lỗi lầm như thế này này; đây, như vậy này! Nhưng mà hai ba tháng sau, nó vẫn tiếp tục lỗi lầm đó; và mỗi lần lỗi lầm mình làm dữ dằng lắm, để cho anh nhớ mà anh không nhớ, bởi vì ngựa quen đường cũ thôi.
Hồi đó thầy coi trong kinh thánh nói, một cô gái mà đã lỡ đứng đường gì đó hoàn lương là rất khó; cái anh xì ke trở lại lương thiện khó lắm, nó cứ quen đường cũ thôi; và mình không thấy cái tâm mình thì mình làm trăm chuyện sai cả trăm hết; sai hết, bởi vì mình không để ý nó; cho tới khi nó ra nơi khẩu, nơi thân mà tới thân là hết thuốc chữa rồi; mình không học được cái gì hết, bởi vì cái trí óc mình nó non kém lắm.
Thầy đã nói rồi, ông nào mà cao ở đây là ông đó học nhiều bài học; ông đó có lời nhất trong những năm tháng sống ở trần gian này; ông học nhiều, ông gặt được nhiều vụ mùa.
Ví dụ như ở người nào thầy cũng học được bài học hết, người ngon lành thì thầy cũng học bài học, còn người không ngon lành thì thầy cũng học bài học; thầy đi tìm xem người như vậy thì nguyên nhân gì khiến cho nó xảy ra như vậy; và những nguyên nhân đó mình thấy thì bây giờ mình tránh những nguyên nhân đó đi. Đừng có làm những nguyên nhân đó nữa, đơn giản vậy thôi.
Bây giờ thầy không hỏi, chớ thầy hỏi ông học ở người đó cái gì thì mình nói loạn cào cào lên liền, mình học không được! Bởi vì sao, bởi vì cái tâm thức của mình nó cứ chăm lo cho cái tôi của mình quá nhiều; cho nên nó không chịu mở ra để nó học bài học của đời sống này.
Như gặp ông Phước ông về đây rồi sau đó ông chết đâu phải là chuyện…, đời mình đâu có một người tới ở với mình rồi người đó chết trong cái hoàn cảnh như vậy; nhưng mình cứ coi nó là chuyện bình thường, cứ như chuyện xảy ra trong tờ báo vậy thôi. Nó chẳng ăn nhằm gì, chớ mình học nó biết bao nhiêu bài học; đời người mình có biết bao nhiêu bài học nhưng mình không để ý.
Cả cuộc đời mình cũng như một cô gái, ngày nào mình cũng lo soi gương để sâm soi mình vậy, mình không biết gì đời này, cho nên mình không học được; mình cứ chăm lo cho cái ta của mình thôi cả ngày là 24 trên 24 cứ tỉnh dậy mình soi gương thôi thành ra mình chẳng học được bài học nào của người khác; chớ mình chỉ học một vài bài học nó xảy ra ở tại đây thôi mình thấy được cuộc sống này rất nhiều; tại sao như thế này, tại sao như thế kia?
Ở đây mình là một xã hội nho nhỏ thành ra mình học rất nhiều cái, thầy hay nói trong những buổi đầu tháng là vậy, người nào nói nhiều nhất không phải là người cao nhất; mà người cao nhất là người học được nhiều nhất. Cứ khổ là mình không chịu học, mình cứ xăm soi cho mình, cứ mọi ý tưởng của mình đều rút về một cái trung tâm là cái tôi thôi; không bao giờ nó mở ra để nó coi là tôi học ở ông này là thế này ông kia là thế nọ… Đó, như thầy cũng học Bon chớ tự nhiên đi tắm biển không biết ăn nhằm con gì mà khi về đổi tính đổi nết thì thầy phải học coi thử, mình đi sưu tầm cái con này ở đâu ra, bữa nào thầy đi một mình đi tìm nơi nào đó ở Long Hải, thầy xuống bắt cái con gì đó, mình ăn để mình đổi tính đổi tình vậy chớ. (Cả chúng cùng cười)
Hết phần hỏi đáp
Tánh Hải Kinh ghi
Tu Bát NhãMắt xích đầu tiên trong sợi xích mười hai khoen trói buộc chúng ta là Vô Minh. Từ Vô Minh, chúng ta bị lôi kéo trong sinh tử luân hồi,
Như vậy hôm qua mình nói về vô tự tánh đó, mình đã hiểu nó chưa? Phật giáo là vậy, mình nghe rồi, đó là văn, đọc là văn, rồi tư duy,
Chúng ta thường tất bật lăng xăng tìm kiếm hạnh phúc mà không thấy nó ở ngay trước mắt mình. Hạnh phúc như những giọt sương trên cỏ, đọng ở đó một
MỘT GIÁO LÝ TỪ TRÁI TIMMặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng
Tạm giới thiệuTrong Phật giáo, NGHIỆP là một giáo chỉ thâu tóm những yếu pháp của Phật, chẳng những thế, bản thân nó còn được chư luận sư Phật giáo vạch ra
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt