Tin Tức (680)


Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT

1,327

Lễ Tắm Phật bắt nguồn từ sự hạ sanh ra đời của Đức Phật từ cung trời Đâu Suất. Khi ra đời, “ một hào quang vô lượng kỳ diệu vượt xa chư thiên hiện ra khắp thế giới, và trước tiên chư thiên đón nhận Ngài, sau mới đến loài người. Hai dòng nước từ trời rót xuống ( có kinh nói là chín dòng do chín con rồng phun), một dòng nước mát, một dòng nước ấm, để tắm cho Ngài và mẹ Ngài. Ngài sanh ra thanh tịnh không bị ô nhiễm bởi những chất của trần gian…”

Lễ Tắm Phật bắt đầu có ở Ấn Độ, sau đó lan ra các quốc gia nào có Phật giáo. Ở Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “ Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Nhân Tông ra chùa Diên Hựu (Một Cột) dự lễ tắm Phật.” Sau lễ tắm Phật, ở một số quốc gia Đông Nam Á như Thái, Lào… còn có lễ hội té (tạt) nước của dân chúng.

Tắm Phật là rót nước xuống thân hình tượng Phật lúc mới sơ sinh đi bảy bước trên hoa sen. Mỗi người tự tay rót lấy, điều này là một sự kết duyên lành với Phật khi thấy vẽ tiếp xúc với tượng ( Hóa Thân) của Ngài. Tắm Phật như vậy tạo ra phước, và người ta có thể cầu nguyện để có được những kết quả đời thường và vượt khỏi thế gian. Nước tắm Phật là nước thơm, sau đó thường dùng để uống.

Thật ra thì khi sanh ra, Đức Phật đã trong sạch, “không bị bất cứ chất dơ bẩn nào làm ô nhiễm. Như có một viên ngọc đặt trên một tấm vải mịn, viên ngọc không làm bẩn miếng vải, và miếng vải cũng không làm viên ngọc vấy bẩn. Vì sao? Vì cả hai đều trong sạch.” Cho nên việc tắm Phật chỉ là việc kết duyên với Ngài. Làm cho thân Phật sạch thật ra là để làm cho thân tâm mình sạch,
được giống như Phật. Nhân dịp Phật đản, chúng ta làm lễ tắm Phật là để tắm rửa cho thân tâm mình được thêm sạch sẽ mỗi năm.

Ở các chùa Bắc tông Đại thừa, khi làm lễ tắm Phật có đọc bài kệ, trong đó có một đoạn của Thiền sư Đại Huệ:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân.
Tỳ gia thành lý bất tằng sanh
Sa La thọ gian bất tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.
Kim triêu chính thị tứ nguyệt bát
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt
Cửu long phún thủy thiên ngoại lai
Bỗng túc liên hoa tùng địa phát

ÁN MÂU NI MÂU NI TAM MÂU NI TA BÀ HA.

Bài kệ này chỉ thẳng Pháp thân Phật, chỉ ra cái Thấy Biết của Phật. Trong Thật Tế, Phật Hóa thân lịch sử chẳng từng sanh nên cũng chẳng hề diệt, sanh mà vô sanh. Sanh trên nền tảng vô sanh nên sanh ấy cũng là vô sanh, “ bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm”. Ở cấp độ rốt ráo này, tắm Phật là để thấy Pháp thân Phật trùm khắp pháp giới “ xưa nay thanh tịnh, bất sanh bất diệt.”

Ban Biên tập Tại Đây và Bây giờ

1,327

NIỀM VUI SÁNG TẠO

Không có niềm vui nào lớn hơn cảm thấy mình là người sáng tạo. Vinh quang của đời sống được biểu lộ bằng sự sáng tạo. _ Henri Bergson🌞 Nơi nào có

967
Nhiếp ảnh gia Daniel Doen Silberberg

The Dharma Tongue  This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness.Tenzin Gyatso,

17,302
Giữ giới là lựa chọn tự do

Giữ giới là lựa chọn tự doNguyễn Thế Đăng Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”.1. Tự do của

14,819
LẮNG NGHE TIẾNG NÓI NỘI TÂM - Thích Phước Đạt

Xem ra, lắng nghe tiếng nói từ nội tâm là cái chìa khóa vàng dẫn tới cánh cửa giác ngộ và giải thoát hiện hữu ngay giữa cõi đời này, chứ không

18,791
TÂM LINH VÀ TÔN GIÁO - ECKHART TOLLE

Vậy thì vai trò của các tôn giáo chính thống trong việc hình thành ý thức mới là gì? Nhiều người đã nhận thức được sự khác biệt giữa tâm linh và

936
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,393
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,815
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,723
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,511
Chùa Việt
Sách Đọc