Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Điểm then chốt nào giải thích những đối tượng được kinh nghiệm không cần phải bác bỏ như thế nào?
Đạo sư trả lời: Ở đây ta dạy nhờ sáu tương tự từ kinh điển về tâm tự giải thoát, diễn tả không có gì cần phải bác bỏ bởi vì nó được thấy rõ ràng như thế nào:
🍀 Những giác quan không cần phải bác bỏ khi thưởng thức những đối tượng, bởi vì chúng được thấy rõ ràng là pháp tánh, như một đảo bằng vàng ròng.
🍀 Những tư tưởng không cần phải bác bỏ, bởi vì chúng được thấy rõ ràng là tánh giác bổn nguyên, giống như thêm củi vào một ngọn lửa.
🍀 Trong pháp tánh, những sự vật không cần phải bác bỏ, bởi vì chúng được giải thoát mà không bác bỏ, giống như chim xí điểu vĩ đại có đôi cánh đã phát triển đầy đủ khi ra khỏi vỏ.
🍀 Không có gì được an định trong trạng thái thiền định vì thiền định và hậu thiền định là không thể phân chia, giống như một con chim bay lượn giữa trời.
🍀 Không có cảm xúc tiêu cực để bác bỏ và không có che ám để tịnh hoá, bởi vì mọi sự không trừ cái gì đều là tâm, cũng như không có bóng tối để làm cho sáng nơi mặt trời.
🍀 Không cần thiết tách biệt tâm và những đối tượng thành hai, bởi vì chúng được thấy rõ ràng là một, như không gian không thể chia thành từng phần.
Nói cách khác, đó là những kinh nghiệm của sáu phương diện mà không cần phải đè nén, bởi vì pháp tánh thì được thấy rõ ràng không phải đè nén và không thể bị đè nén dù có cố gắng làm như vậy.
Trích “Những Kho Tàng Từ Đỉnh Cây Tùng Xù”
PADMASAMBHAVA
NXB: Thiện Tri Thức, 2017
_Thưa thầy, con hỏi chỗ mà niệm sanh tức chẳng sanh._Bởi vì mình chưa thấy rõ cái đang sanh tức chẳng sanh là gì, cái đang sanh tức chẳng sanh đó là
Một trong những điều khác thường trong cuộc sống hiện đại là mọi người thường bất đồng một cách sâu sắc đối với các đức tin tôn giáo nhưng rồi lại sống
_Thưa thầy, ở cái vị ngã, cái tôi; nếu mà mình không có cái đó thì mình được nhiều thứ như thầy nói. Mình được cái thầy gọi là nền tảng, nhưng
_Con hỏi, mình ngồi thiền mình biết vọng không theo rồi mình còn cái gì?_Mình còn cái mình!Mình phải đi sâu hơn nữa, chớ biết vọng không theo thì còn cái thằng
Để đáp lại tấm lòng của anh em trước hết thầy chúc anh em mình tu hành làm sao mỗi năm càng đi sâu vào cái chân thật đó, mỗi năm mình
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt