Trích dẫn câu chuyện của Justin Maxon:
“Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con. Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này.”
Chị Lý Thị Mùi - không phải Lê Thị Mỹ, 42 tuổi, bồng đứa con trai đang cười như nắc nẻ của mình đi lên từ một bến sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa và tắm gội thỏa thích. Thằng bé con chị, Trần Văn Pha, năm nay 5 tuổi. Hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà khó khăn đến thế nào đối với thằng bé. Chị thổ lộ rằng chị muốn chơi đùa với nó bất cứ khi nào có thể.
Từ 5 năm nay, hai mẹ con đã cùng sống cuộc sống nay đây mai đó. Cha của đứa bé đã từ bỏ họ. Anh ta nghiện heroin và đã chết 3 năm trước vì AIDS. Chị Mùi hiện cũng nhiễm HIV và thường bị mất ổn định về thần kinh. Dù hàng ngày phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như bị công an truy bắt, và có cực kì ít phương tiện/ tiền bạc để sống, hai mẹ con chị vẫn mang trong mình khát vọng sống lớn lao và lòng tin không lay chuyển vào tương lai tốt đẹp.
Justin Maxon - người chụp những bức ảnh này, kể lại câu chuyện: Vào một buổi chiều tôi gặp chị Mùi và đứa con trai của chị đi qua cầu Long Biên, Hà Nội. Tôi thấy hai mẹ con từ khá xa. Chị Mùi chỉ cầm một túi đồ, mặc độc một chiếc quần đùi, còn đứa con thì chạy chân trần bên cạnh mẹ. Cả ngày hôm đó tôi đi theo hai mẹ con ra tận chỗ họ tắm ở bãi sông Hồng, và chứng kiến tình cảm mẹ con họ với nhau.
Tối hôm đó, tôi đã trở thành một người khác. Tôi không có thêm tiền bạc hay của cải, nhưng tôi thấy mình đã cảm nhận cuộc sống sâu xa hơn khi bên cạnh hai mẹ con chị.
Tối hai mẹ con về ngủ ở dưới chân cầu Long Biên. Khi thằng bé đã ngủ, chị Mùi còn thức đến 12h để dọn dẹp đống báo mà hai mẹ con dùng làm mâm ăn tối.
Chị Mùi nói tắm rửa cho thằng Pha là cách chị giúp nó sống dễ chịu hơn. Cả ngày ngoài đường với mẹ, Pha thích và được mẹ cho tắm mỗi ngày
Khi chị gọi con lên bờ, thằng Pha khóc vì không được nghịch nước nữa. Nó biết đâu sông Hồng giờ cũng đã ô nhiễm khá nặng.
Chị Mùi nói chị rất hạnh phúc cùng đứa con. Dù cho hai mẹ con phải sống không nhà và đi xin ăn qua ngày, nhưng mẹ con có nhau
Mỗi ngày chị đi xin hoa quả các bà bán hàng ở chợ Long Biên cho, và tối chị về vứt những quả thối đi, để ăn những gì còn ăn được
Hy vọng tôi đã phản ánh trung thực những gì tôi thấy và cảm nhận được trong suốt thời gian 2 tuần tôi ở bên họ
Tôi đã đi theo hai mẹ con chị Mùi suốt 2 tuần để cảm nhận tình mẹ con, cách sống giản đơn của hai người, và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
Hy vọng tôi đã phản ánh trung thực những gì tôi thấy và cảm nhận được trong suốt thời gian 2 tuần tôi ở bên họ
Tác giả: Justin Maxon, sinh viên Mùi.
Nguồn http://a3yv0508.info
GHI-CHÚ
& Phụ lục ảnh trong phạm vi bài này, nhưng thể hiện qua những links (đến Photobucket) dưới đây:
http://i2.photobucket.com/albums/y35/bobochacha/mecon/7-1.jpg
http://i2.photobucket.com/albums/y35/bobochacha/mecon/006.jpg
http://i2.photobucket.com/albums/y35/bobochacha/mecon/smile.jpg
& Nhân vật trong bài Nhiếp ảnh gia Justin Maxon hiện nay (Trích đoạn - theo TTO):
TT - Hình như cuộc đời không lấy hết của ai, kể cả với người điên.
Gia đình nhỏ của chị Mùi (từ trái qua): anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, bé Phả, bé Đức Hạnh và chị Lê Thị Mùi - Ảnh: Nguyễn Khánh
Hẳn bạn đọc còn nhớ chị Lê Thị Mùi, người mẹ điên với đứa con nhỏ thường khỏa thân lang thang ở cầu Long Biên, từng xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ đầu năm 2007 qua phóng sự ảnh của một nhiếp ảnh gia nước ngoài.
Trong ký ức của tôi khi đó, chị Mùi và đứa con đen nhẻm, trần truồng, ăn, ngủ, đi vệ sinh ở ngay bờ tường của đường dẫn lên cầu Long Biên, Hà Nội đích thị là hai mẹ con người điên.
Khi đó ai nói gì chị Mùi cũng không nghe, cứ đưa con nhỏ đi lang thang một cách quái gở, đi tiểu rồi dùng nước tiểu uống luôn. Bất thần những ngày đầu năm 2013 này, tôi gặp lại chị Mùi, thấy chị có hẳn một... anh chồng, dù không có hôn thú, có thêm một đứa con gái, không còn lang thang nữa mà đang sống trong một căn hộ chung cư giữa Hà Nội.
....
_Bây giờ trong 24 tiếng vừa rồi có ai hỏi gì hông?_Thưa thầy, thầy dạy làm sao để cho con sống với cái nền tảng thanh tịnh?_Thì cái đó hôm qua thầy
_Thưa thầy, khi mà thấy nền tảng rồi thì dễ nhận thấy được lỗi lầm._Thầy dạy là thầy dạy trực tiếp mà Hải thấy dễ, cái câu nói khi thấy nền tảng
Bhutan : Những đền Chùa, Tu viện Uy nghi nhất Thế giới Đến Bhutan, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những đền chùa, tu viện uy nghi nhất thế giới.Bhutan, vương
_Thưa thầy, quán tâm trên tâm, tâm ngoài tâm là sao thưa thầy?_Thì cũng thấy tâm bên trong và tâm bên ngoài, vấn đề là mình có thấy được tâm mình trong
Tất cả mọi bệnh hoạn của mình là vì sao, bởi vì mình không đưa những biểu hiện bệnh hoạn này tới nền tảng. Mình nói mình tà kiến, mình làm biếng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt